- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Thuật ngữ là gì ? Có những đặc điểm nào ? Cho ví dụ ? 3. Bài mới : Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
Giáo viên gọi một học sinh đọc đoạn thơ cuối của đoạn trích. “ Cảnh ngày xuân” ở nội dung miêu tả chị em Kiều du xuân đã về:
“Tà tà bóng ngã về tây, ………
- Các từ: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ được gọi là loại từ gì?
- Giải thích ý nghĩa của các từ đó?
- Tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong đoạn thơ? Học sinh bộc lộ, giáo viên nhận xét cho điểm rồi dẫn dắt:
Tác dụng của những từ ngữ đó không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người: đó là tâm trạng băn khoăn, xao xuyến của chị em Kiều trong một ngày du xuân tươi đẹp… có thể nói Nguyễn Du đã sử dụng các từ ngữ một cách chính xác, tinh tế và thành công trong việc thể hiện nội dung văn bản, làm được điều đó chính là nhờ tác giả biết được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ để vận dụng nó một cách phù hợp nhất. Ông chính là tấm gương sáng về trau dồi vốn từ. Vậy để hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ, cách rèn luyện như thế nào chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách
rèn luyện để hiểu nghĩa của từ.
- GV gọi HS đọc ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Gv đoạn văn được trích từ: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
? Qua đoạn trích, tác giả muốn nói điều gì?
- Hs: Tiếng Việt rất phong phú, cần rèn luyện? Theo em, muốn phát triển tốt tiếng Việt, chúng ta phải làm gì?
- Không ngừng trau dồi vốn từ của mình.
Đó là cách giữ gìn sự trong sáng của
I. Bài học