Phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học phần pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng y tế hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 29)

Hoạt động dạy – học là hoạt động cực kỳ phức tạp, nĩ địi hỏi sự phối hợp, tương tác nhuần nhuyễn, nhịp nhàng giữa hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học, do đĩ phương pháp dạy học cũng rất phức tạp, phong phú và đa dạng. Khơng cĩ một phương pháp dạy học chung nào cho mọi người, mọi đối tượng, mọi điều kiện mà chỉ cĩ

những nguyên tắc dạy học định hướng chung dựa trên sự nghiên cứu khoa học, cịn phương pháp dạy học chỉ được biểu hiện cụ thể trong những điều kiện, những đối tượng nhất định.

Theo Phan Trọng Ngọ, định nghĩa chung nhất “phương pháp dạy học là những con đường, cách thức để tiến hành hoạt động dạy học” [20; 152]

Cĩ thể nĩi, phương pháp dạy học khơng phải là một thực thể độc lập vì mục đích tự thân, mà chỉ là hình thức vận động của một hoạt động đặc thù là hoạt động dạy học.

Cũng giống như các phương pháp của các ngành, lĩnh vực khoa học khác, bên cạnh những điểm chung, những nét tương đồng thì phương pháp dạy học cĩ những đặc điểm riêng, đặc thù riêng là người học vừa là đối tượng tác động của người dạy, đồng thời lại là chủ thể mà hoạt động của họ tương ứng với sự tác động của người dạy, phụ thuộc vào hứng thú, tình cảm, nhu cầu và ý chí của người học. Để hoạt động dạy học cĩ kết quả cao, đạt được mục đích, nhiệm vụ đã đề ra, giáo viên (người dạy) phải hiểu rõ đối tượng (người học): Về điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ nhận thức, sự phát triển tâm sinh lý của người học, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường; mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách của Bộ giáo dục đào tạo và của nhà trường; mục tiêu, nhiệm vụ và đặc thù tri thức mơn học. Từ đĩ lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.

Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động cĩ chủ đích, theo một trình tự nhất định của người dạy và người học nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của người học, đảm bảo cho người học lĩnh hội nội dung tri thức dạy học một cách cĩ hệ thống, theo lơgíc khoa học. Chính vì vậy, địi hỏi phương pháp dạy học ra đời. Phương pháp dạy học bao gồm cả phương pháp dạy của người dạy và phương pháp học của người học.

Phương pháp dạy là cách thức người dạy trình bày tri thức, tổ chức, kiểm tra hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn học tập của người học nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ dạy học.

Phương pháp học là cách thức tiếp thu, lĩnh hội, tự tổ chức, kiểm tra hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của người học nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.

Từ những nhận thức chung về phương pháp cĩ thể nêu khái quát về phương pháp dạy học như sau: Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động cĩ trình tự, phối hợp thống nhất, tương tác, biện chứng giữa người dạy và người học nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ dạy học.

- Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương pháp dạy học:

+ Dựa trên cơ sở lý luận dạy học

Việc lựa chọn phương pháp dạy học phải tuân theo các quy luật khách quan của quá trình giáo dục cũng như quá trình dạy học nĩi chung và tuân theo các quy luật khách quan của quá trình giáo dục cũng như quá trình dạy học bộ mơn nĩi riêng.

+ Tuân thủ theo những quy luật đặc thù mơn học

Người dạy căn cứ vào đối tượng dạy học, mục tiêu, nội dung mơn học với đặc thù tri thức và các điều kiện dạy học khác để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

- Phương pháp dạy học mang những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất: Phương pháp dạy học gắn liền với đối tượng dạy học; mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương tiện dạy học và các hình thức tổ chức dạy học.

Thứ hai: Phương pháp dạy học phản ánh cách thức tác động, tương tác biện chứng giữa người dạy và người học nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ dạy học.

Thứ ba: Phương pháp dạy học phản ánh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức của người dạy.

Thứ tư: Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của quá trình chuyển tải tri thức của người dạy, đồng thời cũng phản ánh sự vận động của quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh tri thức của người học.

Thứ năm: Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của người học một cách tích cực, chủ động và sáng tạo nhằm đạt được mục đích đề ra.

Như vậy, khi nĩi tới phương pháp dạy học là nĩi tới cách thức, con đường, thủ thuật, biện pháp; nĩi tới sự sáng tạo, sự cải biến; nĩi tới hành động, hoạt động cải tạo nhằm thực hiện mục đích cải tạo.

Hêghen (1770 – 1831) viết: phương pháp là linh hồn và khái niệm của nội dung. Phạm trù phương pháp rất đặc biệt ở chỗ: khi chủ thể hoạt động tác động vào đối tượng, dùng phương pháp, cách thức để cải biến đối tượng, thì chính bản thân chủ thể cũng tự hình thành và cải biến. Trong hoạt động tác động, tương tác biện chứng với đối tượng, chủ thể tự cải biến và hồn thiện nhân cách của bản thân, vì thế mà phương pháp cịn là sự biểu hiện trong hoạt động của nhân cách của chính chủ thể.

Cĩ thể nĩi, “phương pháp chính là con người, là con đường, cách thức tổ chức của con người dựa trên những điều kiện chủ quan và khách quan nhằm cải biến đối tượng để thực hiện mục đích của mình” [25; 72].

Trong dạy học, phương pháp dạy học khơng chỉ đơn thuần là sự tinh thơng về nghiệp vụ, thủ pháp sư phạm mà cịn là sự phát triển tồn diện nhân cách nhà giáo: cĩ đạo đức, cĩ trình độ chuyên mơn sâu rộng, lịng yêu

nghề, sống chuẩn mực, tận tâm tận lực vì sự nghiệp giáo dục – đào tạo, vì thế hệ trẻ và vì sự phát triển của xã hội, của con người nĩi chung.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học phần pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng y tế hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w