Đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 45)

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH LỚP

2.1.1Đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư

Thành phố Đà Nẵng nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1255,53 km2; trong đó các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1042,48 km2.

Thành phố Đà Nẵng – đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương – bao gồm 6 quận nội thành: quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Liên Chiểu, quận Cẩm Lệ; 1 huyện ngoại thành: huyện Hòa Vang và 1 huyện đảo: huyện đảo Hoàng Sa; với tổng dân số cả thành phố là 752493 người (số liệu năm 2003).

Riêng về quận Thanh Khê có mật độ dân số 19354/km2 là quận có diện tích nhỏ nhất của thành phố. Hiện tại là đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế của thành phố Đà Nẵng.

Thanh Khê là một trong những quận, huyện của thành phố Đà Nẵng được thành lập ngày 23 tháng 1 năm 1997, khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Là quận nội thành nằm về phía Tây thành phố Đà Nẵng; phía Bắc giáp vịnh Đà Nẵng; phía Đông giáp phường Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình và phía Đông giáp phường Hòa

Thuận, phường Nam Dương quận Hải Châu; phía Tây giáp phường Hòa Minh quận Liên Chiểu; phía Nam giáp phường Hòa Phát, Hòa An quận Cẩm Lệ.

Quận Thanh Khê có diện tích tự nhiên gần 9,363 km2, có chiều dài bờ biển khoảng 4,287 km trải dài trên 4 phường giáp vịnh Đà Nẵng ở phía Bắc là Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông, Xuân Hà, Tam Thuận, có điều kiện thuận lợi trong việc nuôi trồng, khai thác và chế biển hải sản.

Quận Thanh Khê bao gồm 10 phường: An Khê, Hòa Khê, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, Tân Chính, Chính Gián, Thạc Gián, Vĩnh Trung. Quận Thanh Khê nằm ở vị trí tiếp nối các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng, nối liền 2 đầu Bắc – Nam, đi các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và quốc tế bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Nhà ga Đà Nẵng được thành lập năm 1905 khi đường sắt Đà Nẵng – Đông Hà thông suốt, tiếp sau đó là Đà Nẵng – Sài Gòn làm xong ngày 02/9/1936. Sân bay Đà Nẵng làm xong năm 1928 và trải qua nhiều lần nâng cấp, mở rộng để trở thành sân bay quốc tế, một trong 2 sân bay lớn nhất miền Nam và lớn thứ 3 trong cả nước. [31; 32]

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa-giáo dục

Về kinh tế

Về công nghiệp: 5 năm qua, Thanh Khê đã ưu tiên đầu tư một số ngành công nghiệp tạo giá trị gia tăng lớn hướng vào xuất khẩu như chế biến hải sản nội địa, cơ khí, dệt may, da, thêu ren, giày..., tạo đà cho tăng trưởng ổn định nền kinh tế và thu hút nhiều lao động. Bên cạnh đó, quận cũng đã chú trọng phát triển kinh tế đồng thời giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Thanh Khê đã hạn chế phát triển các ngành công nghiệp gây ô nhiễm; chuyển dời một số cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra các cụm công nghiệp thành phố; tăng cường và bổ sung thêm lực lượng quản lý và phương tiện thu hồi rác thải; giải toả một số cơ sở sản xuất gây độc hại (kể cả bụi khói, tiếng ồn và

chất độc khác) vượt quá tiêu chuẩn cho phép ra khỏi khu vực đông dân cư. Đồng thời, toàn quận triển khai trồng cây xanh chắn gió, chắn cát và tạo bóng mát ven biển, ven các bờ hồ điều hòa, xây dựng các công viên vừa và nhỏ ở vị trí này.

Nông - ngư nghiệp của Thanh Khê trong 5 năm qua đã có nhiều khởi sắc. Nền nông nghiệp đã phát triển ngày càng gần với hướng là nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái thích ứng đa dạng, sản xuất sản phẩm hàng hoá phục vụ đời sống hàng ngày. Trên địa bàn quận đã hình thành vùng trồng rau xanh ở phường An Khê, Thanh Khê Tây (chủ yếu trồng nấm, trồng hoa kinh tế hộ gia đình). Mặt khác, cơn bão Chan chu, Xangsen và tình hình thời tiết thất thường đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất - kinh doanh ngư nghiệp của quận, làm giảm số lượng tàu thuyền, nhân công khan hiếm, giá công lao động cao… Dưới sự chỉ đạo của Quận ủy và Ủy ban nhân dân, sự hỗ trợ đắc lực của các Ban ngành đoàn thể, của các lực lượng vũ trang, nhân dân Thanh Khê đã chủ động khắc phục những thiệt hại nói trên đồng thời tăng cường phát triển kinh tế biển, chủ yếu khai thác hải sản, đặc biệt coi trọng phát triển nghề cá và khai thác các loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, kinh tế biển ở Thanh Khê phát triển ngày càng ổn định, cuộc sống của ngư dân có bước cải thiện.

Về thương mại - dịch vụ: phát huy những lợi thế về thương mại, dịch vụ, trong giai đoạn 2006 - 2010, Thanh Khê đang dần trở thành một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ phát triển của thành phố Đà Nẵng. Trên địa bàn quận đã hình thành hệ thống siêu thị, cửa hàng tự chọn, mạng lưới các chợ, các phố buôn bán chuyên doanh theo tuyến đường với quy mô khá lớn. Các hoạt động dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ khách sạn nhà nghỉ, phục vụ hành khách quá cảnh, dịch vụ gia công sản xuất giày dép, may mặc... dịch vụ tài chính, ngân hàng, tín dụng, khoa học công nghệ, bảo hiểm,

pháp lý cũng ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong quận, nâng cao chất lượng cuộc sống nơi đây.

Nhìn chung quận Thanh Khê phát triển kinh tế khá toàn diện, phát huy được nhiều lợi thế về thương mại - dịch vụ và kinh tế biển, ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá. [31; 32]

Về giáo dục

Tình hình giáo dục quận Thanh Khê trong những năm gần không ngừng phát triển. Nhiều năm liền Phòng GD – ĐT quận Thanh Khê luôn được công nhận đơn vị tiên tiến xuất sắc của khối thi đua các Phòng GD-ĐT thành phố Đà Nẵng, vinh dự nhận nhiều giấy khen bằng khen của Bộ GD-ĐT, của Ủy ban Nhân dân Thành phố, năm 2006 được thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen, năm 2009 được Chủ tịch nước Tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba.

Trên địa bàn của thành phố hiện có 100 trường Tiểu học (2011) và riêng quận Thanh Khê có 15 trường Tiểu học với 13375 học sinh, trong đó nhiều trường nằm trong khu trung tâm thành phố nên diện tích rất chật hẹp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 45)