7. Cấu trúc luận văn
3.2. Nội dung thử nghiệm
GV sử dụng một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS lớp 4 bằng cách thiết kế các bài Tâ ̣p đo ̣c, Luyện từ và câu và Tập làm văn.
Nội dung thiết kế bao gồm các bài:
Môn Tập đọc bài: Hoa ho ̣c trò.(Tiếng Viê ̣t 4, tâ ̣p II trang 34) (Xem phụ lục 3 trang 100)
Môn Luyện từ và câu bài: Thêm trạng ngữ cho câu.(Tiếng Viê ̣t 4, tâ ̣p II trang 126) (Xem phụ lục 3 trang 100)
Môn Tập làm văn bài: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. (Tiếng Viê ̣t 4, tâ ̣p I trang 95) (Xem phụ lục 3 trang 100 )
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỬ NGHIỆM
- Để thực hiện mục đích của việc thực nghiệm và để thu được số liệu đáng tin cậy. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các lớp 4 ở các trường Tiểu học trong huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh như sau: Trường Tiểu học Thị Trấn, Trường Tiểu học Huỳnh Lâm Tân, Trường Tiểu học An Phú, Trường Tiểu học Thanh Hòa, Trường Tiểu học An Hội bằng phiếu điều tra hứng thú học tập tiếng Việt cho HS lớp 4 (xem nội dung các phiếu điều tra trong bảng 3.1).
Ở mỗi khối 4 chúng tôi chọn ra hai lớp 4 theo diện đại trà ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Trảng Bàng Tỉnh Tây Ninh. Mỗi trường chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Lớp thực nghiệm là lớp dạy theo các nhóm biện pháp mà chúng tôi đã đề ra. Lớp đối chứng thì vẫn tiến hành theo cách dạy lâu nay đang thực hiện. Bên cạnh đó thì lớp thực nghiệm và đối chứng có sự cân bằng về số lượng HS trong mỗi lớp, giới tính, học lực.
Ngoài ra, GV dạy các lớp nêu trên là do sự phân công ngẫu nhiên của nhà trường. Vì thế, trình độ đào tạo không đồng nhất, nhưng tất cả đều có trình độ đạt chuẩn từ Trung học sư phạm trở lên.
Điều kiện học tập, cơ sở vật chất ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng như nhau. Bảng 3.1: Các lớp thử nghiệm và đối chứng Lớp dạy thực nghiệm Số lượng Lớp đối chứng Số lượng Lớp 4A Tiểu học Thị Trấn 35 Lớp 4B Tiểu học Thị Trấn 35 Lớp 4A Tiểu học An Hội 30 Lớp 4B Tiểu học An Hội 30 Lớp 4A Tiểu học An Phú 25 Lớp 4B Tiểu học An Phú 25 Lớp 4A Tiểu học Huỳnh Lâm Tân 20 Lớp 4B Tiểu học Huỳnh Lâm Tân
20 Lớp 4A Tiểu học Thanh Hoà 35 Lớp 4B Tiểu học Thanh Hoà 35 3.4. PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM
Thử nghiệm được tiến hành ở khối lớp 4 thuộc 5 trường tiểu học. Mỗi trường chọn 2 lớp: lớp thử nghiệm, các bài dạy được tiến hành theo cách thức, phương pháp và quy trình chúng tôi đề xuất; còn lớp đối chứng, GV dạy bình thường theo phương pháp mà học dự định.
3.5. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
Chỉ tiêu đánh giá: Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi xây dựng các chỉ tiêu đánh giá như sau:
Kết quả học tập của HS: Bằng điểm 10
Đánh giá theo thang điểm mười qua các bài kiểm tra của HS. Kết quả điểm số chia làm 4 loại:
Loại Giỏi: điểm 9 – 10 Loại Trung bình: 5- 6
Loại Khá: điểm 7 – 8 Loại Yếu : điểm 4 trở xuống
3.5.1: Phân môn Tập đọc
Mức độ 1: Rèn HS kỹ năng đọc đúng, lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng. Mức độ 2: Rèn HS kỹ năng đọc thông hiểu nội dung.
Mức độ 3: Rèn HS kỹ năng đọc diễn cảm (biết nhấn giọng, thể hiện giọng nhân vật, biết kết hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ ...)
3.5.1.2. Sự hứng thú của HS khi đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
Mức độ rất thích: HS có hứng thú khi nghe GV giới thiệu bài hấp dẫn, chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu, tích cực, khai thác vẻ đẹp của các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong văn bản. Biết thể hiện giọng đọc khi trình bày tác phẩm văn chương.
Mức độ thích: HS hứng thú khi nghe GV giới thiệu bài hấp dẫn, nghe giảng, phát biểu, khai thác vẻ đẹp của các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong văn bản. Thể hiện giọng đọc khi trình bày tác phẩm văn chương.
Mức độ không thích: Không chú ý nghe giảng, không hứng thú tham gia vào bài học, không hợp tác với bạn, đùa nghịch làm việc riêng trong giờ học.
3.5.2 : Phân môn Luyện từ và câu
3.5.2.1. Rèn kỹ năng dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa giao tiếp.
Mức độ 1: Giúp HS hệ thống, mở rộng vốn từ theo chủ điểm; biết được cấu tạo của tiếng và từ, nắm được từ loại và các kiểu câu trong tiếng Việt.
Mức độ 2: Rèn kỹ năng sử dụng từ và câu.
Mức độ 3: Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa giao tiếp và có hứng thú học tiếng Việt trong môn luyện từ và câu.
3.5.2.2. Sự hứng thú của HS khi học môn Luyện từ và câu
Mức độ rất thích: HS có hứng thú khi nghe GV giảng bài, nắm được nội dung bài học qua những ngữ liệu thú vị, chăm chú phát biểu ý kiến, biết dùng từ và câu trong nói và viết một cách hoa mĩ.
Mức độ thích: HS hứng thú khi nghe GV giảng bài, nắm được nội dung bài học qua những ngữ liệu thú vị, phát biểu ý kiến, biết dùng từ và câu trong nói và viết.
Mức độ không thích: HS không hứng thú khi nghe GV giảng bài, không nắm được nội dung bài học qua những ngữ liệu thú vị, không tham gia phát biểu ý kiến, dùng từ chưa đúng, diễn đạt câu chưa rõ ràng, viết chưa thành câu.
3.5.3: Môn Tập làm văn
3.5.3.1. Rèn kỹ năng sản sinh ngôn bản nói và viết, thực hành vận dụng trong việc tạo lập các loại văn bản.
Mức độ 1: HS có những hiểu biết về văn kể chuyện, văn miêu tả, những tri thức sơ giản về văn bản. Cung cấp một số hiểu biết về mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.
Mức độ 2: Rèn HS kỹ năng sản sinh ngôn bản nói và viết phù hợp với mục đích giao tiếp qua các thể loại văn.
Mức độ 3: HS có hứng thú khi đọc bài văn, bài thơ, cảm thấy thú vị, thấy say mê, hấp dẫn, thấy vẻ đẹp của nhân vật, cảnh vật được kể, tả trong đó, thấy cái mới, cái lạ về nhạc điệu, về hình ảnh mà các em hứng thú trong tác phẩm rồi.
3.5.3.2. Sự hứng thú của HS khi học Tập làm văn
Mức độ rất thích: HS tích cực tham gia vào việc giải quyết vấn đề, suy nghĩ, tìm tòi để khám phá tri thức.
Mức độ thích: Có tham gia vào việc giải quyết vấn đề và đưa ra được kết quả đúng nhưng chậm hơn những HS ở mức độ rất thích. Cần có sự gợi ý của GV mới làm được.
Mức độ không thích: HS không tham gia vào bài học, không chú ý hoặc làm việc riêng.
Sau khi tiến hành dạy thử nghiệm (lớp thử nghiệm), dự giờ (lớp đối chứng) và tiến hành khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau:
• Đối với phân môn Tập đọc:
Bảng 3.2: Kết quả học tập của HS đối với môn Tập đọc
Lớp Số HS
Xếp loại
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TN 145 35 24.14 75 51.72 33 22.76 2 1.38 ĐC 145 25 17.24 50 34.48 64 44.14 6 4.14
Bảng 3.3: Mức độ hứng thú học tập của HS đối với môn Tập đọc
Lớp Số HS Các mức độ Rất thích Thích Không thích SL TL% SL TL% SL TL% TN 145 92 63.45 48 33.10 5 3.45 ĐC 145 66 45.52 58 40 21 14.48
* Đối với phân môn Luyện từ và câu:
Bảng 3.4: Kết quả học tập của HS đối với môn Luyện từ và câu.
Lớp Số HS
Xếp loại
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TN 145 30 20.69 72 49.65 40 27.59 3 2.07 ĐC 145 19 13.10 47 32.41 62 42.76 17 11.73
Lớp Số HS Các mức độ Rất thích Thích Không thích SL TL% SL TL% SL TL% TN 145 84 57.93 54 37.24 7 4.83 ĐC 145 18 12.41 58 40 69 47.59
* Đối với phân môn Tập làm văn
Bảng 3.6: Kết quả học tập của HS đối với môn Tập làm văn
Lớp Số HS
Xếp loại
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TN 145 28 19.31 69 47.59 41 28.27 7 4.83 ĐC 145 19 13.10 45 31.04 60 41.38 21 14.48
Bảng 3.7: Mức độ hứng thú học tập của HS đối với môn Tập làm văn.
Lớp Số HS Các mức độ Rất thích Thích Không thích SL TL% SL TL% SL TL% TN 145 78 53.79 58 40 9 6.21 ĐC 145 20 13.79 58 40 67 46.21
Bảng 3.8: Kết quả học tập của HS đối với môn Tiếng Việt
Lớp Số HS
Xếp loại
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TN 145 31 21.38 72 49.65 38 26.21 4 2.76 ĐC 145 21 14.48 47 32.41 62 42.76 15 10.35
Kết quả học tập môn Tiếng Việt ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng được nêu trong bảng 7 có sự khác nhau: Ở các lớp thử nghiệm, số HS đạt điểm yếu chiếm tỉ lệ thấp 2.76%; trung bình 26.21%, tỉ lệ đạt loại khá và giỏi tương đối cao 71.03%. Ở các lớp đối chứng, số HS đạt điểm yếu, trung bình cao hơn lớp thử nghiệm (yếu 10.35%, trung bình 42.76 %) trong khi đó điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ thấp 46.89%. Kết quả này cho phép ta khẳng định về tính hiệu quả của bài thử nghiệm. Chất lượng học tập của HS lớp thử nghiệm cao hơn nhóm lớp đối chứng.
Lớp Số HS Các mức độ Rất thích Thích Không thích SL TL% SL TL% SL TL% TN 145 85 58.62 53 36.55 7 4.83 ĐC 145 35 24.14 58 40 52 35.86
Mức độ hứng thú học tập của HS đối với cả môn học Tiếng Việt ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng được nêu trong bảng 8 có sự khác nhau rõ rệt: Ở lớp thử nghiệm, tỉ lệ HS rất thích và thích rất cao (rất thích 58.62%; thích 36.55%). Số HS không thích chiếm tỉ lệ rất ít (4.83%) trong khi đó ở lớp đối chứng tỉ lệ HS rất thích và thích lại thấp (rất thích 24.14%; thích 40%). Số HS không thích chiếm tỉ lệ rất cao (35.86%).
Kết quả trên cho thấy, trong tiết học ở phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, GV phải biết sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm khơi gợi hứng thú học tập cho HS, GV phải biết gợi mở, dẫn dắt HS từ khâu giới thiệu bài, cung cấp kiến thức mới đến khâu thực hành luyện tập, để HS có được cảm hứng, chủ động tham gia vào công việc nhằm nắm vững tri thức. Bằng cách này GV đã giúp HS chiếm lĩnh kiến thức từ nguồn cảm hứng của bản thân, giúp các em cảm thấy thoải mái, tự tin khi học môn Tiếng Việt và đạt được kết quả cao như mong muốn.
3.6. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ DẠY HỌC THỬ NGHIỆMKết quả học trong quá trình theo dõi cho thấy: Kết quả học tập của lớp Kết quả học trong quá trình theo dõi cho thấy: Kết quả học tập của lớp học thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ những nhóm biện pháp dạy học chúng tôi đưa ra có hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Về số lượng HS hiểu nội dung, kiến thức cũng như kỹ năng thực hành phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn của HS được nâng cao rõ rệt:
- Phân môn Tập đọc phát huy được năng lực đọc cho HS. HS thực hiện thành thạo hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Ngoài ra HS đọc diễn cảm từng văn bản dựa vào nội dung, phong cách văn bản mà HS tự tìm ra cách đọc, thể hiện giọng đọc diễn cảm nhằm diễn tả nội dung một cách tốt
nhất. Từ đó, HS tiếp nhận nắm bắt thông tin, thông hiểu nội dung văn bản một cách hiệu quả: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
- Phân môn Luyện từ và câu thì HS nắm vững được nội dung kiến thức về từ và câu. HS vận dụng trong quá trình luyện tập sử dụng từ và câu. Từ đó, các em nhận diện, phát hiện các hiện tượng ngôn ngữ trên các ngữ liệu và tự tìm ra kiến thức. Đồng thời, phát huy tính tích cực của các em về từ và câu, kỹ năng sử dụng từ và câu. Bồi dưỡng cho các em có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa giao tiếp.
- Phân môn Tập làm văn HS có hứng thú với từng thể loại văn. HS trình bày miệng và viết được từng loại bài văn cụ thể. Đặc biệt là văn viết, viết đúng yêu cầu đề bài, bố cục rõ ràng đã có sự kết hợp hài hòa giữa các ý tưởng với nhau, nhiều đoạn viết khá hay thể hiện được tình cảm của bản thân, sử dụng ngôn từ hoa mĩ, lời văn diễn đạt rõ ràng, tự nhiên, trong sáng. Nhận thức đúng về lỗi trong bài viết của bạn hay của mình khi được thầy cô giáo chỉ rõ.
Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, GV cần định hướng về nội dung và phương pháp khi thiết kế tiết dạy nhằm duy trì và nâng cao hứng thú học tập của HS đối với môn Tiếng Việt. GV cần khai thác những kiến thức liên quan đến bài học để làm phong phú nội dung bài học đồng thời khơi dậy cho các em sự hứng thú, lòng ham thích, say mê học tập môn Tiếng Việt để đạt kết quả khả quan.
Tóm lại, kết quả thử nghiệm đã chứng minh giả thuyết khoa học của luận văn là đúng và phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay.
3.7. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày về quá trình thử nghiệm các nhóm biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS lớp 4 ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Kết quả thử nghiệm cho thấy các nhóm biện pháp mà đề tài đề xuất có tính khả thi cao.
KẾT LUẬN CHUNG
1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng ta có thể đưa ra những kết luận sau đây:
1.1.Hứng thú học tập có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả học tập của người HS. Đối với môn Tiếng Việt, môn học có mục tiêu dạy tiếng mẹ đẻ cho HS tiểu học, hình thành, duy trì và phát triển hứng thú học tập ảnh hưởng đến việc làm mới mẻ đối tượng học tập, kích thích sự tham gia học tập của HS, nâng cao hiệu quả phát triển kỹ năng giao tiếp và hình thành tri thức về ngôn ngữ cho HS.
1.2. Những thành tựu nghiên cứu của tâm lý học về đặc điểm tâm lý của HS lớp 4; về cấu trúc của hứng thú, các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của HS, các biểu hiện của hứng thú học tập, hiệu quả của sự hứng thú đối với việc học tập; cũng như các thành tựu nghiên cứu về môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, các cách thức bồi dưỡng hứng thú học tập Tiếng Việt cho HS tiểu học là cơ sở lý thuyết vững vàng cho việc triển khai đề tài.
1.3. Thực trạng hứng thú học tập môn Tiếng Việt của HS lớp 4 ở các trường Tiểu học huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh chưa cao; GV tiểu học
chưa có những nhận thức đúng đắn về vai trò của hứng thú trong quá trình học tập của HS, chưa có những biện pháp tạo hứng thú cho HS. Chính vì vậy, kết quả dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 4 chưa đạt yêu cầu.
1.4. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng vừa nêu, đề tài đã đề xuất ba nhóm biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS lớp 4: - Nhóm biện pháp sử dụng trong giờ Tập đọc, bao gồm: xây dựng cách vào bài hấp dẫn; khai thác vẻ đẹp của các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong văn