7. Cấu trúc luận văn
2.2.3.3. Lựa chọn chiến lược lạc quan khi đánh giá bài làm của HS
Trong dạy học để hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc mà GV giao cho HS thực hiện hàng ngày. Để nắm lại những thông tin thu được của HS qua kết quả học tập thì GV cần phải nêu ra những tiêu chí để đánh giá HS. Nhằm đề xuất những quyết định để cải tạo thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Ngoài ra, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận thức thực trạng và điều chỉnh hoạt động học tập của HS mà còn nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy học của GV.
Tự nhận xét là hình thức đánh giá mà HS tự liên hệ phần nhiệm vụ thực hiện với các mục tiêu của quá trình học tập. Từ đó, HS có thể tự điều chỉnh cách học, xác định động cơ học tập và lập kế hoạch để tự nâng cao kết quả học tập của mình.
Kết hợp đánh giá của GV và tự nhận xét của HS, không những giúp HS nhìn nhận mình mà GV có điều kiện nhìn nhận chính mình để điều chỉnh cách dạy.
Đánh giá HS. Ví dụ đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của một HS hay một tập thể HS trong một bài học, một môn học hay một khoá học. Nhằm làm cho HS ghi nhớ, tái hiện, chính xác hoá, khái quát quá, hệ thống hoá kiến thức. Nhằm phát huy trí thông minh và năng lực tư duy sáng tạo cho HS. Từ đó, HS vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống thực tế.
Trong dạy học GV nên đánh giá nghiêm túc thì HS có cơ hội nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập. Từ đó, ý chí học tập được vươn lên để đạt kết quả học tập cao hơn, củng cố lòng tin cá nhân và tự giác nâng cao ý chí học tập của bản thân hàng ngày.
Khi đánh giá năng lực học tập của HS chúng ta cần chú trọng vào mặt thành công của các em, em nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, giỏi cố gắng nhiều hơn, em kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi. Đó chính là động lực giúp HS thích thú học học tập và sửa chữa những lỗi trong bài làm của HS. GV tiểu học phải có một phẩm chất đặc biệt, biết cách cư xử đặc biệt với HS. Như là yêu thương nâng đỡ, động viên, thông cảm, chú trọng vào những mặt đạt được của HS. GV phải biết tự kiềm chế bản thân khi nhận xét và đánh giá HS. Cần phải tôn trọng những sáng tạo của HS, dù rất nhỏ.
Chúng ta cần chú ý là cách kiểm tra đánh giá phải nghiêm khắc và đặt ra yêu cầu cao đối với HS không có nghĩa là cho phép chúng ta khắt khe trong đánh giá và chặt chẽ trong lúc cho điểm, làm như vậy HS không thích học môn Tiếng Việt bằng học môn Toán do cách cho điểm của chúng ta.
Từ những lời nhật xét, đánh giá công bằng, chính xác, nhã nhặn của GV, HS có thể tự sửa sai, rút kinh nghiệm cho bài làm của mình, các em cố gắng khắc phục hạn chế cho mình để vươn lên trong học tập một cách có tiến bộ.
Ví dụ minh họa một phần bài học theo cách dạy sinh động, hấp dẫn. Bài: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
(Tiếng Việt 4, tập I trang 95) Trọng tâm trong tiết học học này chính là:
Kiến thức: Giúp HS xác định rõ mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. Lập được dàn ý (nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích.
Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
Kỹ năng: Rèn HS kỹ năng sắm vai, trình bày nội dung vai diễn.
Thái độ: Giáo dục HS biết giữ phép lịch sự, biết xưng hô đúng thứ bậc khi trao đổi ý kiến với người thân. Biết lễ phép và kính trọng mọi người xung quanh.
Kỹ năng sống: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thương lượng, tư duy sáng tạo.
Một số bước sáng tạo trong tiết học góp phần tạo hứng thú cho HS
Bước 1: Hướng dẫn HS phân tích đề
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng, xác định nội dung, yêu cầu của đề. GV gạch chân những từ ngữ đó trong đề bài (đã viết trên bảng phụ): Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (nhạc, họa, võ thuật...). trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
Bước 2: Xác định mục đích trao đổi, hình dung câu hỏi sẽ có. - Ba HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2, 3.
- GV hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài:
+ Nội dung trao đổi là gì? (Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.)
+ Đối tượng trao đổi là ai? (Anh hoặc chị của em.)
+ Mục đích trao đổi để làm gì? (Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em; giải đáp những khó khăn, thắc mắc anh, chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.)
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì: (Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.)
- HS phát biểu: em chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi.
- HS đọc thầm lại gợi ý 2, hứng thú khi hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh, chị có thể đặt ra.
Bước 3: HS thực hành trao đổi theo cặp HS rất vui khi hợp tác làm việc với bạn.
- HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp).
- Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi.
Bước 4: Thi trình bày trước lớp.
HS thích thú khi được hóa thân vào vai diễn, đưa ra lí lẽ của mình để thuyết phục người thân.
- Một số cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không? + Cuộc trao đổi có đạt mục đích đặt ra không?
+ Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn HS có phù hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không?
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn HS ăn nói giỏi gian, giàu sức thuyết phục người đối thoại nhất.
Ví dụ: về một cuộc trao đổi
Em gái: - Anh ơi, sắp tới trường em có mở lớp dạy trường quyền. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé!
Anh trai (kêu lên) – Trời ơi, con gái sao lại đi học võ? Em phải đi học nấu ăn hoặc học đàn. Học võ là việc của con trai, anh không ủng hộ em đâu.
Em gái: (tha thiết) – Anh lúc nào cũng lo em bị bắt nạt. Em học võ sẽ tự bảo vệ được mình, anh sẽ không phải lo nữa. Mới lại anh em mình đều muốn lớn lên sẽ thi vào trường cảnh sát để theo nghề của bố. Muốn học trường cảnh sát thì nên biết võ từ bây giờ đấy anh ạ.
Anh trai (gãi đầu,vẻ lúng túng) – Nhưng anh cảm thấy con gái mà học võ thì thế nào ấy. Chả còn ra con gái nữa. Thế sao em không học đàn? Bố mẹ có thể mua đàn cho em cơ mà.
Em gái: - Thầy dạy nhạc bảo tay em cứng, em không có khiếu học đàn. Mà sao anh lại nghĩ là học võ thì không ra con gái? Anh đã thấy chị Thúy Hiền biểu diễn đẹp thế nào chưa – như là múa ấy, thật mê li.
Anh trai: - Em khéo nói lắm. Thôi được. Nhưng em học võ thì lấy thời gian đâu để học bài ở nhà và nấu cơm đỡ mẹ.
Em gái: - Anh yên tâm đi. Thời khóa biểu học võ ở trường em rất hợp lí nên em đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến việc học và việc giúp mẹ đâu.
Anh trai: - Thế thì được, nữ võ sĩ. Anh sẽ ủng hộ em, sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho em đi học võ.
Em gái: (vui mừng) - Có thế chứ. Em rất cảm ơn anh.