7. Cấu trúc luận văn
2.2.3.1. Xây dựng đề bài hấp dẫn
Đề bài là công cụ thực hành của HS, là phương tiện để GV đánh giá kết quả học tập, năng lực học tập của HS một cách toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đối với phân môn Tập làm văn, đề bài còn là phương tiện góp phần tạo cảm xúc, hứng thú, duy trì hứng thú học tập của HS. Đề bài tập làm văn là phương tiện mà qua đó HS có thể thể hiện một cách trung thực nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, của bản thân.
Muốn kích thích được hứng thú làm văn cho HS trước hết phải có một đề bài tốt. Phương tiện kích thích hứng thú nói, viết này phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đề bài không đánh đố HS, không yêu cầu các em nói viết về những điều xa lạ, chưa từng được nghe, được biết. Cảm xúc, hứng thú chỉ xuất hiện khi HS nói, viết về những gì gần gũi, thân thuộc, gắn bó, về những gì đã thực sự là ”máu thịt” của mình.Tuy nhiên, đề bài cũng không thể là cái gì lặp đi, lặp lại nhàm chán, khô khan, gò bó mà phải tạo điều kiện cho HS suy nghĩ và nói, viết theo cách riêng của mình.
- Vì vậy, đề bài Tập làm văn, muốn đảm bảo được hứng thú viết cho HS phải là những đề bài mở. Chẳng hạn, thay vì yêu cầu HS tả một cây cụ thể là cây bàng thì cho phép các em tả một loài cây mà em thích; thay vì yêu cầu tả con lợn, đề bài có thể yêu cầu HS tả một con vật mà em thích nhất...
Ngoài ra, đề bài phải gây hứng thú cho các em bằng cách mở ra chân trời sáng tạo và gợi mở tình huống để các em tự tưởng tượng và viết về những điều mà các em đã hình dung.
Ví dụ:
- Một buổi sáng đến trường, em bỗng nghe tiếng ve râm ran nhìn lên thấy những chùm hoa phượng nở đỏ rực trước sân trường. Em hãy tả lại cây phượng trước sân trường em và nêu lên cảm xúc của mình khi mùa hè đến.
- Mỗi khi chú gà trống cất tiếng hót, trời đất như bừng sáng, vạn vật như có sự đổi thay kỳ diệu”.
Em hãy viết một đoạn văn miêu tả tiếng hót của chú gà trống và cảm xúc của em khi nghe tiếng gà gáy trong sự liên tưởng, tưởng tượng đến những biến đổi mà tiếng gà gáy đem lại cho mọi vật xung quanh.
Xây dựng đề bài hấp dẫn: Đề bài phải đảm bảo nội dung kiến thức, yêu cầu rõ ràng để cho tất cả HS có thể tham gia vào việc giải quyết yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: Đề bài: Tả một con vật mà em yêu thích nhất. Điểm hấp dẫn của đề bài:
- HS đọc đề bài, xác định dược loại văn, dạng văn, phân tích tìm hiểu đề.
- HS có thể tự do lựa chọn một con vật mà em yêu thích (không nhất thiết bắt buộc tả một con vật cụ thể nào).
- HS có thể vận dụng, huy động ngôn ngữ văn chương của mình vào bài viết một cách phong phú, đưa vào bài văn những cảm xúc, những tình cảm của mình vào một đối tượng.
Do sở thích yêu thích con vật của mỗi HS khác nhau, HS có thể tự lựa chọn con vật để tả, qua đó GV có thêm thông tin từ HS, biết được những suy nghĩ, những tình cảm của mỗi em và từ đó có thể giáo dục cho các em một cách tốt nhất về kiến thức và đạo đức.