Lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học thú vị

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 các trường tiểu học huyện trảng bàng tỉnh tây ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 68)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.3.Lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học thú vị

Để bồi dưỡng hứng thú học tập trong giờ Luyện từ và câu đạt hiệu quả, GV phải biết lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học thú vị.

Trong quá trình dạy học, GV phải lựa chọn nội dung dạy học thú vị. Bởi vì, những nội dung dạy học thú vị sẽ tạo cho HS hứng thú, phát huy tính sáng tạo của HS, giúp HS có niềm vui thực sự khi đến trường. Chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu HS, vấn đề gì làm cho các em thích nhất và không thích để tìm nội dung dạy học thú vị cho các em.

Nội dung dạy học thú vị bao gồm trong môn Luyện từ và câu ở các dạng như:

* MônLuyện từ và câu” cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kỹ năng đọc cho HS. Khác với các lớp dưới, ở lớp 4, bắt đầu có những tiết dành riêng để trang bị kiến thức cho HS.

Ví dụ: Một nội dung dạy học thú vị trong Tiếng Việt 4 là hiện tượng từ láy. Khi dạy về từ láy cho HS, GV nên chỉ ra sự thú vị của từ láy Tiếng Việt là sự lặp lại có qui luật âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần. Sự lặp lại này tạo nên nhạc điệu cho từ láy và tạo nên sự sắc thái về nghĩa, khiến cho nghĩa của từ láy rất tinh tế. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 chỉ đề cập đến nội dung này ở một bài tập của bài Luyện tập về từ ghép, từ láy. GV cần nhấn mạnh thêm để HS thấy rõ đặc điểm thú vị của Tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác không có.

Ví dụ: GV cho mẫu câu Hoa hồng đang tỏa hương.

GV tạo hứng thú cho HS: yêu cầu HS dựa theo câu mẫu có thể thêm vào từ, cụm từ… để câu văn thêm giàu hình ảnh, mượt mà cảm xúc, phong phú về nội dung.

HS có thể thêm: Hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương; Hoa hồng đang

lặng lẽ tỏa hương ngào ngạt.

Chỉ thêm vào từ láy lặng lẽ, ngào ngạt mà câu văn trở nên sinh động hấp dẫn.

Để phong phú nội dung HS có thể bổ sung trạng ngữ trong câu: Hoa Hồng đang lặng lẽ tỏa hương ngào ngạt dưới ánh nắng ban mai rực rỡ.

Để câu văn thêm phần thú vị HS có thể dùng từ thay thế giúp cho sự vật trong câu được nhân hóa: Nàng Hồng đang lặng lẽ tỏa hương ngào ngạt dưới ánh nắng ban mai rực rỡ.

Bằng cách thêm từ láy, thêm trạng ngữ, đến từ thay thế tạo cho HS sự thú vị đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

* Cung cấp cho HS những kiến thức căn bản như: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm; cung cấp thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm: Thương người như thể thương thân, Măng non mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống.

Trên cơ sở những vốn từ HS đã có, GV tạo hứng thú cho HS bằng cách bổ sung thêm những từ ngữ mới làm cho vốn từ của HS phong phú thêm.

o Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ:

Nhìn vào tranh vẽ, hình ảnh kèm theo lời giảng của thầy tạo sự thú vị cho HS khi tham gia tìm từ chứa trong hình ảnh đó một cách dễ dàng, thuận lợi.

Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ là biện pháp được xây dựng trên nguyên tắc trực quan có tác dụng làm chỗ dựa cho việc mở rộng hóa vốn từ của HS.

Ví dụ: Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau (kèm tranh minh họa), Tiếng Việt 4 tập I, trang 147.

HS thú vị khi nhìn tranh vẽ gắn với đồ vật, hoạt động hằng ngày, từ đó, các em có thể nêu đúng tên đồ chơi, trò chơi. HS rất hứng thú khi tham gia hoạt động này. Qua hoạt động vui chơi HS hiểu nội dung bài tập từ cần tìm trong tranh là danh từ và động từ.

o Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo:

HS dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn để tìm những từ có cùng yếu tố cấu tạo và cùng kiểu cấu tạo. Ngữ liệu thú vị ở đây là các yếu tố cấu tạo từ

được chọn để xây dựng bài tập là những yếu tố có sức sản sinh lớn, có năng lực tạo từ rất cao. Biện pháp này được thực hiện bằng những cách thức sau:

+ Cung cấp cho HS một tiếng có nghĩa, yêu cầu HS tìm các từ có chứa tiếng đó.

Ví dụ: Tìm các từ:

a) Chứa tiếng hiền. M: dịu hiền, hiền lành b) Chứa tiếng ác. M: hung ác, ác nghiệt Tiếng Việt 4, tập I, trang 33.

HS thú vị khi tìm từ để ghép với từ có chứa tiếng hiền và tiếng ác để tạo thành từ ghép và từ láy; ngữ liệu thú vị ở đây chính là sự đa dạng của các từ và mỗi một từ thể hiện mức độ biểu thị khác nhau.

+ Cung cấp cho HS một tiếng có nghĩa, yêu cầu HS ghép một tiếng đó với một số tiếng khác để tạo thành từ mới và giải thích nghĩa của những từ ấy.

Ví dụ: Em hãy chọn những từ ngữ có tiếng “vui” chỉ tính tình. A. Vui thích

B. Vui mừng C. Vui nhộn

D. Tất cả A, B, C đều đúng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4, tập II, trang 87) Ngữ liệu thú vị là HS phải hiểu nghĩa các từ đó để có sự lựa chọn đúng đắn.

+ Cung cấp cho HS những từ có chứa tiếng đồng âm, yêu cầu HS dựa vào nghĩa của từ để xác định nghĩa của những tiếng đồng âm đó.

Ví dụ:

Xếp những từ có tiếng trung dưới đây thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm).

Trung có nghĩa là “ở giữa” M: trung thu

(Tiếng Việt 4, tập I, trang 63)

GV tạo hứng thú cho cho HS chính là khả năng kết hợp của các từ.

o Mở rộng hóa vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa

Mở rộng hóa vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa được xác lập dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ: đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa và nhiều nghĩa.

Mở rộng hóa vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa chiếm một tỉ lệ khá cao trong chương trình Tiếng Việt 4 và được thể hiện bằng những cách thức sau:

Ngữ liệu thú vị trong dạng này là HS tìm những từ ngữ xoay quanh chủ điểm đó, nhằm tăng cường khả năng tìm kiếm từ của HS, các từ HS vừa tìm nằm trong hệ thống có mối quan hệ với nhau, kích thích HS hứng thú làm việc.

Ví dụ:

Tìm các từ:

a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người. M: quyết chí

b. Nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. M: khó khăn

(Tiếng Việt 4, tập I, trang 127)

Cung cấp từ chỉ ý nghĩa khái quát của từ loại, yêu cầu HS tìm từ chỉ sự vật, hoạt động hay tính chất có trong một đoạn văn, đoạn thơ. HS thú vị khi có cơ hội được mở rộng vốn từ theo ý nghĩa khái quát của các từ loại. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi cho học sinh thi đua tìm từ nhằm tạo không khí vui vẻ khi tham gia hoạt động học.

Ví dụ:

Trong các thành ngữ sau những thành ngữ nào nói lên lòng dũng cảm? Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; chân lấm tay bùn.

HS thích thú khi tìm hiểu hàm ý của các thành ngữ cho ta biết gì và xác định được những thành ngữ nào nói lên lòng dũng cảm để có sự lựa chọn đúng đắn.

* Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng và từ

- Cấu tạo của tiếng.

Trong phần cấu tạo của tiếng GV nêu ngữ liệu thú vị trong sách giáo khoa (dạng tục ngữ) giúp HS nắm được nội dung vần đề:

+ Mỗi tiếng thường có ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh.

+ Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu. + HS biết phân tích các bộ phận cấu tạo củ từng tiếng.

Ví dụ 3:

Giải câu đố sau:

Để nguyên, lấp lánh trên trời

Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày. (Là cái gì?)

(Tiếng Việt 4, tập I, trang 7) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập ở dạng này gây được hứng thú cho HS khi thấy tiếng đã cho sau khi bớt đi âm đầu tạo thành tiếng mới có nghĩa khác với từ lúc đầu. HS thú vị thi đua tìm tiếng trong câu đố, đồng thời xác định được bộ phận âm đầu, vần và thanh trong tiếng đó.

- Cấu tạo của từ: từ đơn và từ phức, các loại từ phức.

Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.

GV tạo hứng thú cho HS cách để tạo từ phức là: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. Từ ghép có hai loại: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.

Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.

Sự thú vị của từ láy tiếng Việt là sự lặp lại có qui luật âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần. Sự lặp lại này tạo nên nhạc điệu cho từ láy và tạo nên sự sắc thái về nghĩa, khiến cho nghĩa của từ láy rất tinh tế.

Ví dụ : GV có thể gợi hứng thú cho HS bằng cách thi đua tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây

a) Ngay b) Thẳng c) Thật

(Tiếng Việt 4, tập I, trang 40)

Sự thú vị trong các từ HS tìm chính là khả năng kết hợp với các từ đã cho và sự thể hiện nghĩa của các từ vừa tìm được.

* Từ loại: cung cấp một số kiến thức sơ giản về các từ loại cơ bản của tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ.

HS có hứng thú nhận biết được:

- Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).

+ Có hai loại danh từ: danh từ chung và danh từ riêng.

+ Danh từ chung là tên của một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

Ví dụ 1: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau: Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhẫn /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành / một / đường / quanh co / trắng xóa /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mặt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà /Bác Hồ /.

Theo Hoài Thanh và Thanh Tịnh (Tiếng Việt 4, tập I, trang 58) - Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Ví dụ 1: GV tạo hứng thú cho HS bằng cách yêu cầu HS viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy:

Các hoạt động ở nhà. M: quét nhà Các hoạt động ở trường. M: làm bài (Tiếng Việt 4, tập I, trang 94)

Ngữ liệu sinh động, gắn liền với thực tế hoạt động hằng ngày ở nhà và ở trường vừa giúp HS dễ tiếp thu bài học vừa hấp dẫn, lôi cuốn các em tham gia vào hoạt động học tập.

- Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,…

- Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau: + Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.

+ Thêm các từ rất, quá, lắm,…vào trước hoặc sau tính từ. + Tạo ra phép so sánh.

Khi dạy bài “Tính từ” (Tiếng Việt 4, tập1, trang 112), ở bài tập 1, GV tạo hứng thú cho HS bằng cách yêu cầu viết một câu có dùng tính từ.

a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,….).

Sự xuất hiện tính từ trong câu thể hiện đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái,… của sự vật.

Ví dụ 2: Hãy tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau: đỏ, cao, vui.

HS hứng thú tự tìm ra tính từ miêu tả màu sắc ở những mức độ đậm nhạt khác nhau.

* Bài tập phát triển thêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp quê hương trong có có sử dụng danh từ, động từ. Tính từ đã học.

HS thú vị khi huy động tất kiến thức để viết thành đoạn văn (sản sinh ngôn ngữ viết).

* Cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các kiểu câu: câu hỏi, câu kể (bao gồm các kiểu câu: Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?), câu khiến, câu cảm; Thêm trạng ngữ cho câu.

HS thú vị khi được tìm hiểu các kiểu câu, biết cách sử dụng các kiểu câu đã học trong đời sống hằng ngày phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.

* Ôn luyện kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng một số dấu câu: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang.

Ngữ liệu thú vị giúp HS thấy được tác dụng của việc sử dụng các dấu câu trong văn nói và viết. Khi nói, nếu ngắt hơi không đúng thì người nghe không hiểu được; khi viết, đặt dấu câu không thích hợp thì nghĩa trong câu có sự thay đổi.

Ví dụ: Tôi đang ăn, con mèo nhảy qua vồ con chuột.

Nếu HS đặt sai dấu câu, nghĩa trong câu có sự thay đổi chẳng hạn: Tôi đang ăn con mèo, nhảy qua vồ con chuột.

Để bồi dưỡng hứng thú học tập môn Luyện từ và câu cho HS trong quá trình giảng dạy GV cần nắm vững các kiểu bài học trong chương trình để có cách tổ chức sao cho sinh động, háp dẫn, vừa đảm bảo nội dung kiến thức, vừa tạo sự thoải mái cho các em, thu hút các em tham gia nhiệt tình vào nội dung dạy học thú vị.

Ví dụ: Trích đoạn minh họa hoạt động bài soạn theo cách dạy sinh động, hấp dẫn: Bài “Thêm trạng ngữ cho câu” (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 126)

Bài tập 3:

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

GV tạo hứng thú cho các em bằng cách thay đổi hình thức học tập. - HS trao đổi với bạn bên cạnh.

- Tổ chức HS nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng. - Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng:

+ Vì sao I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng? + Nhờ đâu I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng? + Khi nào I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng? - Tác dụng của phần in nghiêng:

Nêu nguyên nhân (Nhờ tinh thần ham học hỏi) và thời gian (sau này) xảy ra sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ (I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng).

Ngữ liệu ở phần này có tính thú vị: HS thấy vị trí của trạng ngữ có thể đứng trước hay giữa chủ ngữ và vị ngữ hoặc đứng sau nồng cốt câu. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, …… của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? Sự xuất hiện của trạng ngữ trong câu giúp câu văn diễn đạt rõ ràng và phong phú về nội dung.

Từ đó, HS tự rút ra ghi nhớ, GV không phải đưa ra khái niệm về trạng ngữ một cách máy móc. GV cũng có thể tạo hứng thú cho HS bằng cách yêu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 các trường tiểu học huyện trảng bàng tỉnh tây ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 68)