7. Cấu trúc luận văn
1.4. Tiểu kết chương 1
1.4.1. Trong chưong 1 đã nêu lên các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cùng với việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm tạo và duy trì hứng thú học tập cho HS một cách hiệu quả nhất.
1.4.2. Về cơ sở lý luận chúng tôi đã phân tích rõ hứng thú và vai trò của hứng thú học tập. Nêu ra được những quy luật hình thành và duy trì hứng thú học tập cho HS. Tìm hiểu những đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình môn Tiếng Việt, mục tiêu của môn học, các yếu tố góp phần vào việc tạo và duy trì hứng thú học tập cho HS.
1.4.3. Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã điều tra, tìm hiểu thực trạng hứng thú trong học tập môn Tiếng Việt của HS lớp 4 ở các trường Tiểu học huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh; đồng thời tôi đã nêu được những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo và duy trì hứng thú học tập cho HS ở các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu và Tập làm văn.
1.4.4. Những vấn đề về lý luận và thực tiễn mà chúng tôi đã nêu trong chương 1 chính là cơ sở khoa học cho việc đề ra những nguyên tắc, nhóm biện pháp sử dụng trong giờ học môn Tiếng Việt ở các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu và Tập làm văn theo hướng tạo và duy trì hứng thú học tập cho HS.
CHƯƠNG 2:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH