Thực trạng nhận thức và sử dụng các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 các trường tiểu học huyện trảng bàng tỉnh tây ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Thực trạng nhận thức và sử dụng các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học

Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh

1.3.3.1 Nhận thức của GV về hứng thú học tập và vai trò của hứng thú học tập trong học tập môn Tiếng Việt

Để biết được mức độ nhận thức GV về hứng thú học tập và vai trò của hứng thú học tập đối với hiệu quả dạy học môn Tiếng Viê ̣t 4, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và phỏng vấn giáo viên của một số trường Tiểu học ở huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh bằng phiếu điều tra biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập tiếng Việt cho HS lớp 4 (xem nội dung phiếu điều tra trong phần phụ lục 1, trang 93 )

Kết quả thu được chúng tôi đã tổng hợp trong bảng số liệu sau:

Bảng 1.3: Nhận thức của GV về hứng thú, hứng thú học tập

STT

Nhận thức của GV về

Hứng thú học tập

Kết quả tham khảo Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL SL TL SL TL 1 Tự đánh giá về mức độ hiểu biết về hứng thú của bản thân. 10 6,67 26 17,33 58 38,67 56 37,33 2 Nắm được những

đặc điểm cơ bản của hứng thú học tập

8 5,33 21 14 60 40 61 40,67 3 Nắm được những

họat động tâm lý ảnh hưởng đến đến hứng thú học tập 13 8,67 18 12 38 25,33 81 54 4 Nắm được những cách đánh giá cơ bản của hứng thú học tập của HS tiểu học . 27 18 40 26,67 47 31,33 36 24 5 Nắm được những nội dung, phương pháp cơ bản để bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS Tiểu học

26 17,33 42 28 51 34 31 20,67

Trong bảng 1.3 chúng tôi nhận thấy mức độ hiểu biết về hứng thú của GV như sau: GV tự đánh giá ở mức độ Tốt 10/150 Tỉ lệ : 6,67 %. GV tự đánh giá ở mức độ Khá 26/ 150, Tỉ lệ ; 17,33%. GV tự đánh giá ở mức độ Trung bình: 58/150; tỉ lệ cao chiếm 38,67%, GV tự đánh giá ở mức độ Yếu là 56/150 Tỉ lệ 37,33%.

+ Tham khảo về Nắm được những đặc điểm cơ bản của hứng thú học tập trong thực tế chúng tôi ghi lại số liệu như sau: Số GV nắm được những đặc điểm cơ bản của hứng thú học tập chưa cao. GV nắm được ở mức độ Tốt 8/150, Tỉ lệ: 5,33 %. GV nắm được ở mức độ Khá 21/150; Tỉ lệ: 14%. GV nắm được ở mức độ Trung bình 60/150; Tỉ lệ: 40 %. GV chưa nắm được ở mức độ này là 61/150; Tỉ lệ: 40,67 %.

+ Số lượng GV nắm được những hoạt động tâm lý ảnh hưởng đến hứng thú học tập ở lứa tuổi tiểu học như sau: ở mức độ Tốt 13/150 chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ có 8,67%. GV ở mức độ Khá là 18/150; Tỉ lệ: 12% chiếm tỉ lệ thấp. GV ở mức độ Trung bình là 38/150: Tỉ lệ : 25,33% chiếm tỉ lệ thấp. GV ở mức độ Yếu 81/150 chiếm tỉ lệ 54% rất cao.

+ Nắm được những cách đánh giá cơ bản của hứng thú học tập của học sinh tiểu học ở mức độ Tốt là 27/150, Tỉ lệ: 18%. Ở mức độ Khá là 40/150 ; Tỉ lệ: 26,67%. Ở mức độ Trung bình là 47/150; Tỉ lệ: 31,33%. Ở mức độ Yếu là 36/96 chiếm tỉ lệ là 24%.

+ GV nắm được những nội dung, phương pháp cơ bản để bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS Tiểu học. Ở mức độ Tốt là 26/150 Tỉ lệ : 17,33%. Ở mức độ Khá là 42/150, Tỉ lệ: 28 %. Ở mức độ Trung bình là 51/150. Tỉ lệ: 34%. Ở mức độ Yếu: 31/150,Tỉ lệ : 20,67%.

+ Nhìn vào bảng tham khảo mức độ nhận thức của GV về hứng thú. Chúng tôi nhận thấy ở lĩnh vực này thì trình độ nhận thức của GV không đồng đều, mức độ nhận thức Trung bình và Yếu chiếm tỉ lệ rất cao khoảng 70% trên tổng số thu được. Mức độ nhận thức của GV tốt và khá chiếm tỉ lệ khoảng 30% , như vậy là rất ít. Khi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do: Trình độ đào tạo của GV không đồng đều và được đào tạo ở mọi lĩnh vực khác nhau như: Trung học sư phạm 7 + 4. Trung học sư phạm 9 + 1. Trung học sư phạm 9 + 2 Trung học sư phạm 9 + 3. Trung học sư phạm 12 + 1. Trung học sư phạm 12 + 2. Cao đẳng Tiểu học. Đại học Tiểu học ….và được đào tạo với nhiều hình thức khác nhau: Chính quy, tại chức, chuyên tu, từ xa….Còn có những yếu tố ảnh hưởng đó là do: Hiện nay, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp tạo hứng thú và duy trì hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS tiểu học, GV tiểu học còn thiếu các tài liệu tham khảo, hướng dẫn về vấn đề này. Chưa có, không có thời gian để tham khảo tài liệu, năng lực nhận thức của GV có hạn. Nguyên nhân cơ bản là GV chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc bồi dưỡng cho HS có năng lực về hứng thú trong học tập.

1.3.3.2 Thực trạng sử dụng các biện pháp GV đã sử dụng để bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS

Qua điều tra chung về công tác bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Viê ̣t 4, chúng tôi tập hợp bảng số liệu sau:

Bảng 1. 4 Thực trạng sử dụng các biện pháp bồi dưỡng thú học tập môn Tiếng Việt của GV ở các trường Tiểu học huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh

STT Khả năng của GV trong việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS

Kết quả Số làm đúng

Tỉ lệ 1 Tập đọc: Xây dựng cách vào bài hấp dẫn, khai

thác vẻ đẹp của các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong văn bản, sử dụng các thông tin liên quan đến bài học (tác giả, hoàn cảnh ra đời, giai thoại), thiết kế, tổ chức giờ học sinh động, hấp dẫn

62/150 41,33%

2 Môn Luyện từ và câu: chỉ ra tính lợi ích của các nội dung học tập, tạo ngữ liệu thú vị, lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học thú vị.

67/150 44,67% 3 Môn Tập làm văn: xây dựng đề bài hấp dẫn, xây

dựng lời gợi ý, hướng dẫn tìm ý hấp dẫn, lựa chọn chiến lược lạc quan khi đánh giá bài làm của HS

88/150 58,67% 4 Thiết kế các dạng bài tập nhằm tạo ra năng lực

hứng thú cho HS trong môn Tiếng Việt. 66/150 44% Kết quả tham khảo đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt của GV ở các trường Tiểu học huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh cho ta thấy:

Phần lớn khả năng của GV trong việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS còn nhiều hạn chế.

GV chưa xây dựng cách vào bài hấp dẫn, chưa khai thác vẻ đẹp của các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong văn bản, chưa sử dụng các thông tin liên quan đến bài học (tác giả, hoàn cảnh ra đời, giai thoại). Chưa thiết kế, tổ chức giờ học sinh động, hấp dẫn. Chỉ có 62/150 GV chiếm 41,338 % làm đúng yêu cầu, so với tổng số còn quá thấp.

* Môn Luyện từ và câu

GV chưa chỉ ra tính lợi ích của các nội dung học tập, chưa tạo ra ngữ liệu thú vị còn mang tính qua loa chiếu lệ cho có hình thức, chưa lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học thú vị 67/150 GV chiếm 44,67% chưa thỏa mãn yêu cầu trong môn này.

* Môn Tập làm văn

GV chưa xây dựng đề bài hấp dẫn, chưa xây dựng lời gợi ý, hướng dẫn tìm ý hấp dẫn, không lựa chọn chiến lược lạc quan khi đánh giá bài làm của HS có 88/150 GV thực hiện được chiếm 58,67 %.

GV có khả năng thiết kế các dạng bài tập nhằm tạo ra năng lực hứng thú cho HS trong môn Tiếng Việt có 66/150, chiếm tỉ lệ 44% còn rất thấp. Bên cạnh đó, một số GV chưa có có khả năng thiết kế các dạng bài tập còn thấp 84/150, tỉ lệ 56% .

Trong bảng tham khảo 1.4, chúng ta nhận thấy trong bốn vấn đề nêu trên thì khả năng của GV trong việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS đều chưa đạt, lĩnh vực nào cũng dưới 50% còn rất thấp. Qua trò chuyện thì thấy đa số GV đều cho rằng: Cảm thụ môn học đã khó, hứng thú học tập là vấn đề khó hơn bởi vì hiểu được môn học có ý nghĩa như thế nào, mới hứng thú, mới ham thích học. Người ta không thể hứng thú với những gì mình không thích, có thích mới chú tâm đến. Bên cạnh đó, ở Tiểu học chưa có tài liệu nào để dạy hứng thú học tập cho HS, chưa có môn học riêng, tiết học riêng mà phải lồng ghép vào các môn học tùy hứng hay mức độ cảm thụ của GV trong tiết dạy. Trong giai đọan này, vấn đề này đối với GV chỉ là trừu tượng, GV có cố gắng lắm chỉ dạy trong những tiết dự giờ khơi dậy hứng thú

cho HS để dự giờ đạt tiết tốt, do đó, vấn đề này chưa cụ thể. Ở những chương trình bồi dưỡng thường xuyên cũng chưa được quan tâm chú ý nhiều, nếu có cũng chỉ điểm tin mà thôi, đi sâu nghiên cứu cũng chưa có. Đôi khi GV chưa nhận thức được hoặc chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS, góp phần giúp HS cảm thụ văn học thông qua các môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn thì GV dạy chưa hiệu quả. Nguyên nhân chính là họ chưa biết vận dụng kết hợp linh hoạt các kỹ năng, kỹ xảo trong giảng dạy môn Tiếng Việt, chưa định hướng cho HS ý thức được lợi ích của việc học, chưa tạo cho HS những hứng thú học tập ngay từ lúc bắt đầu sự nghiệp học tập, chưa tạo điều kiện cho HS được hưởng lợi ích của việc học tập tiếng Việt trong từng bài cụ thể. Chưa vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học mới để tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả. Chính việc dạy học như thế đã không mang lại sự hứng thú cho HS, thậm chí gây cho HS sự nhàm chán trong học tập tiếng Việt.

1.3.4. Nguyên nhân của thực trạng

1.3.4.1. Nguyên nhân khách quan:

Qua nghiên cứu chúng ta nhận thấy chưa xây dựng được nhà trường kiểu mới đầy đủ về cơ sở vật chất, trong khi dạy học lại là một hoạt động thực sự dựa trên nhu cầu và hứng thú cá nhân.

- Mặt khác, đối với các bậc cha mẹ HS, họ thường không có khái niệm tạo thứng thú trong học tập cho con em của họ, thậm chí họ còn trực tiếp gây ảnh hưởng đến quá trình tự học của con em như phụ việc nhà trong khi con họ đang học bài hoặc đang làm bài tập…

- Một trong những nguyên nhân làm giảm hứng thú của HS là trong nhiều bài học Tiếng Việt chúng ta nặng về truyền thụ những qui tắc “khô khăn”, bỏ qua nhiều điều bổ ích và thú vị. Thực ra, ngôn ngữ bản thân nó phong phú và sinh động vậy, mà bài học thì làm mất đi sự hứng thú của các em trong việc lựa chọn những gì mà các em thích để bản thân tự tiếp thu bài.

- Do đội ngũ GV qua việc đào tạo và do năng lực của GV khi đứng trước những môn học mà mình dạy. Ví dụ như môn Tập đọc chẳng hạn, nhiều GV khi đứng trước một văn bản nghệ thuật đã không hiểu đúng những điều được đọc từ cấp độ từ câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ, trong những trường hợp đơn giản, còn những văn bản có liên quan đến ngữ cảnh thì rất phức tạp và hạn chế vì không cảm thụ được văn chương thì làm sao dạy được hứng thú học tập môn Tiếng Việt.

- GV đứng lớp chưa khơi dậy được niềm say mê thứng thú học tập trong các em. GV chưa thường xuyên vận dụng phương pháp trực quan sinh động để gây hứng thú cho HS, chưa mang lại cho các em sự thích nghi với trường học, với tâm lý xem trường là nhà, HS làm chủ. Chương trình học chưa cải tiến nội dung bài tập thực hành để các em vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập. Bên cạnh đó, GV chưa chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp giúp HS có hứng thú học tập môn Tiếng Việt.

Từ đó, việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS chưa đạt là lẽ dĩ nhiên.

1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

1.4.1. Trong chưong 1 đã nêu lên các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cùng với việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm tạo và duy trì hứng thú học tập cho HS một cách hiệu quả nhất.

1.4.2. Về cơ sở lý luận chúng tôi đã phân tích rõ hứng thú và vai trò của hứng thú học tập. Nêu ra được những quy luật hình thành và duy trì hứng thú học tập cho HS. Tìm hiểu những đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình môn Tiếng Việt, mục tiêu của môn học, các yếu tố góp phần vào việc tạo và duy trì hứng thú học tập cho HS.

1.4.3. Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã điều tra, tìm hiểu thực trạng hứng thú trong học tập môn Tiếng Việt của HS lớp 4 ở các trường Tiểu học huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh; đồng thời tôi đã nêu được những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo và duy trì hứng thú học tập cho HS ở các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu và Tập làm văn.

1.4.4. Những vấn đề về lý luận và thực tiễn mà chúng tôi đã nêu trong chương 1 chính là cơ sở khoa học cho việc đề ra những nguyên tắc, nhóm biện pháp sử dụng trong giờ học môn Tiếng Việt ở các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu và Tập làm văn theo hướng tạo và duy trì hứng thú học tập cho HS.

CHƯƠNG 2:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4

CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH

2.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỨNGTHÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4 THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4

2.1.1. Nguyên tắc bám sát mục tiêu môn học Tiếng Việt

Nguyên tắc là những quy định, phép tắc làm cơ sở, chỗ dựa để xem xét, làm việc. Nguyên tắc bám sát mục tiêu của môn học Tiếng Việt đảm bảo cho việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS không làm cho giờ học Tiếng Việt đi chệch mục tiêu cơ bản là hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS.

Chương trình Tiểu học mới ban hành theo Quyết định 9/11/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định mục tiêu môn Tiếng Việt như sau:

Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:

1. Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để HS có thể học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.

2. Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trang bị cho HS một công cụ giao tiếp bằng tiếng Việt là nhấn mạnh tính lợi ích của chương trình đào tạo, đòi hỏi việc bồi duỡng hứng thú cho HS phải thiết thực nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS. Giúp cho HS hiểu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 các trường tiểu học huyện trảng bàng tỉnh tây ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w