Sử dụng các thông tin liên quan đến bài học (tác giả, hoàn cảnh ra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 các trường tiểu học huyện trảng bàng tỉnh tây ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1.3.Sử dụng các thông tin liên quan đến bài học (tác giả, hoàn cảnh ra

cảnh ra đời, giai thoại)

Trong quá trình tìm hiểu một văn bản văn học, người thầy không thể không cung cấp cho người học những thông tin liên quan đến bài học. Tác giả, hoàn cảnh ra đời, giai thoại. Những thông tin này định hướng cho quá trình đọc cảm thụ của học sinh, giúp HS đặt văn bản vào đúng bối cảnh xã hội, bối cảnh lịch sử, những quan niệm xã hội chi phối tư tưởng của tác giả và nội dung hình thức của tác phẩm. Điều này giúp cho người học không áp đặt cái tôi của chính mình vào tác phẩm, làm cho người học hiểu sai lệch về nội dung của tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, trong quá trình

cung cấp thông tin liên quan đến tác phẩm cho HS, người dạy không thể quên tính vừa sức, nếu không sẽ làm bài học trở nên nặng nề, khó hiểu với HS.

Những thông tin GV cung cấp giúp HS khắc sâu hơn. Khi đọc một bài thơ, bài văn nào HS luôn nhớ tên tác giả đã sáng tác ra tác phẩm đó, tác phẩm đó ra đời trong thời gian nào? Hoàn cảnh sáng tác ra tác phẩm đó.

Ví dụ 1: Khi dạy bài Nghe thầy đọc thơ, có thể sử dụng lời giới thiệu như sau để gây hứng thú cho HS: Tác giả bài “Nghe thầy đọc thơ” là Trần Đăng Khoa, một người biết làm thơ từ lúc còn rất ít tuổi. Trong những năm học cấp I, anh đã sáng tác gần 300 bài. Bài thơ này được sáng tác lúc anh Trần Đăng Khoa mới lên 10 tuổi, tức là ở lứa tuổi các em.

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở Hải Hưng. Anh có tiếng hay thơ từ lúc 8 tuổi. Thơ Khoa là cả một “vũ trụ tí hon đượm sắc thần tiên của tâm hồn con trẻ và đượm tình mến yêu của trái tim thơ ấu” (Xuân Diệu ).“ Nghe thầy đọc thơ” là một trong nhiều bài thơ hay của Trần Đăng Khoa. Với cách dùng từ sáng tạo, những liên tưởng độc đáo và cảm xúc mới mẻ, bài thơ là tiếng nói hồn nhiên của tuổi thơ, đồng thời, bộc lộ được tình yêu thiên nhiên, yêu con người rất thiết tha của tác giả. Qua bài thơ này, tình cảm của HS kính yêu thầy, yêu thơ, yêu cuộc sống, làm tăng thêm tình yêu đời …

Qua phần giới thiệu, HS nắm được thông tin liên quan đến bài học: tác giả, hoàn cảnh ra đời, thời gian tác giả sáng tác, nội dung bài thơ và hứng thú khi nghe giới thiệu chung về bài thơ. Khi HS đã thích tác phẩm, các em sẽ tìm tư liệu nói về tác giả và những sáng tác thơ văn có liên quan…để đọc. Lúc đó, các em sẽ ghi nhớ lâu hơn, vốn kiến thức của các em được mở rộng hơn nhiều, GV có cơ hội để tìm hiểu, nhận biết sở thích HS của mình.Ví dụ, HS thích thơ hay văn xuôi; vở kịch hay câu chuyện trong sách giáo khoa…

Khi dạy bài “Bè xuôi sông La” (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 26), GV có thể giới thiệu tựa bài và tác giả, tác phẩm như sau: Bài thơ Bè xuôi sông La sẽ cho các em biết vẻ đẹp của dòng sông La (một con sông thuộc tỉnh Hà Tĩnh) và cảm nghĩ của tác giả về đất nước, nhân dân.

GV cung cấp thông tin tác giả: nhà thơ Vũ Duy Thông sinh ngày 26 tháng 02 năm 1944; nguyên quán: Tự Lập, Mê Linh, Vĩnh Phúc; từng là phóng viên mặt trận, làm báo nhiều năm. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Tiến sĩ Mĩ học, hiện công tác tại Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.

Một số sáng tác của ông: Nắng trung du (1979); Những đám lá đổi màu (1982); Tình yêu người thợ (1987); Gió đàn (1989); Trái đất không chỉ có một người (1991); Ai là bạn tốt (1978); Cây bưởi ngây thơ và con bướm sặc sờ (1980); Chú tôm gõ mỏ (1981);.... Thành quả đạt được: Nhà thơ đã được nhận hai giải thưởng sáng tác cho thiếu nhi do Nhà xuất bản Kim Đồng và Trung ương Đoàn tổ chức (1978 và 1988); Giải ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1969).

Như vậy, trong quá trình dạy học Tiếng Việt, GV có thể sử dụng thông tin liên quan đến bài học (tác giả, hoàn cảnh ra đời, giai thoại), giúp HS nắm được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, một số nét về đời tư của tác giả là tăng vốn hiểu biết đồng thời kích thích hứng thú tìm hiểu, khám phá của HS. Hứng thú trong học tập môn Tiếng Việt của HS có thể được hình thành qua hai con đường: tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp với các tác phẩm văn chương.

2.2.1.4. Thiết kế, tổ chức giờ HS động, hấp dẫn

Một giờ dạy học thành công không thể không nói đến vai trò của việc thiết kế, tổ chức giờ học.Việc thiết kế tổ chức giờ học càng sinh động bao nhiêu thì hiệu quả của giờ học càng cao bấy nhiêu. Thực tế cho thấy, nội dung bài học như nhau nhưng người dạy có sự đầu tư thiết kế tổ chức giờ học khác nhau thì kết quả giờ học cũng khác nhau. Quá trình tiếp thu kiến thức của HS là kết quả hoạt động phối hợp của nhiều giác quan: mắt nhìn, tai nghe, tay viết, não bộ tư duy… Một giáo án lên lớp tốt là giáo án tác động được hầu khắp các giác quan người học.

Trong môn Tập đọc, khi thiết kế, tổ chức giờ học muốn đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn tạo hứng thú học tập cho HS phải chú ý các vấn đề sau:

- Phân phối thời gian phải hợp lý: việc phân bố thời gian cho giờ dạy phải tạo ra các “trọng điểm”, phần nào cần dành nhiều thời gian phải được xác định rõ có như vậy mới có thể duy trì và kéo dài hứng thú học tập của HS. - Nội dung bài học: phải kích thích hứng thú học tập cho HS để HS hiểu nội dung bài học tại lớp về nhà không cần học bài.

- Kiến thức: Qua một bài học, giúp HS hiểu về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản.

- Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng trình bày nội dung và nghệ thuật qua ngôn ngữ nói một cách say sưa, hào hứng.

- Thái độ: Giúp HS cảm nhận và trình bày được những giá trị nổi bật, những điều tâm đắc về văn bản.

Từ đó, HS có tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước và con người Việt Nam, cố gắng học tập, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

- Kỹ năng sống: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy sáng tạo.

Ví dụ minh họa bài soạn theo cách dạy sinh động, hấp dẫn. Bài “Hoa học trò” (Tiếng Việt 4, tập II, trang 34).

Trọng tâm trong tiết học học này chính là rèn kỹ năng đọc cho HS: đọc đúng, đọc lưu loát, đọc diễn cảm; giúp HS nắm vững nội dung bài học; biết khai thác vẻ đẹp của các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong bài văn; giáo dục một số kỹ năng sống cho HS: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy sáng tạo. Một số bước sáng tạo trong tiết học góp phần tạo hứng thú cho HS.

a. Phần giới thiệu bài: có thể sử dụng lời giới thiê ̣u sau nhằm gây hứng thú cho HS.“ Bài Hoa ho ̣c trò tả vẻ đe ̣p của hoa phượng vĩ – loài cây thường đươ ̣c trồng trên sân các trường ho ̣c, gắn với kỉ niê ̣m của rất nhiều ho ̣c sinh về mái trường. Vì vâ ̣y, nhà thơ Xuân Diê ̣u go ̣i đó là hoa ho ̣c trò. Các em hãy đo ̣c và tìm hiểu để thấy vẻ đe ̣p đă ̣c biê ̣t của loài hoa đó.”

b. Phần luyện đọc: GV tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau nhằm thay đổi không khí lớp học, giúp HS vui vẻ, thoải mái, tiết học nhẹ nhàng. Đối với đọc đúng, tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo hàng ngang hoặc hàng dọc; thi luyện đọc theo nhóm đôi.

Đối với đọc diễn cảm, (sau khi tìm hiểu bài) GV có thể hấp dẫn cho HS bằng bài đọc mẫu của mình đọc diễn cảm, có hồn, có cảm xúc.. để lôi cuốn HS tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.

c. Phần tìm hiểu nội dung bài học: HS đọc hiểu và trả lời câu hỏi SGK: Đối với câu 1, “Mùa xuân, lá phương tươi đẹp như thế nào?”, là câu hỏi dễ, cá nhân HS tự trả lời.

Đối với câu 2, “Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò”?, GV tạo hứng thú cho HS bằng cách yêu cầu HS tham gia phát biểu ý kiến nhằm tăng cường cách diễn đạt của HS, những ý kiến HS nêu phải mới mẻ, không lặp lại ý của bạn, sau đó, chốt lại câu trả lời và tuyên dương HS có câu trả lời hay, có sáng tạo. Chẳng hạn, có thể sử dụng lời “chốt” sau: Phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.”

Câu 3 “Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?” nhằm hướng đến câu trả lời:

+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cà cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp xa thầy cô, bạn bè, mái trường thân yêu biết bao kỉ niệm của tuổi học trò; vui vì báo hiệu được nghỉ hè.

+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV gợi cho HS hứng thú về vẻ đẹp đặc biệt của hoa bằng cách khai thác vẻ đẹp của các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong việc biểu đạt nội dung (cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, xã hội thắm tươi, những tán hoa lớn xòe ra), và biện pháp so sánh (mỗi hoa - một phần tử của cả xã hội thắm tươi, tán hoa như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau).

Câu 4 “ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?”, HS có thể trao đổi theo nhóm đôi và trình bày kết quả.

GV tạo hứng thú cho HS bằng cách dẫn dắt sau: Cuối xuân sang hè. Hoa phượng đầu mùa, tác giả gọi là “Bình minh của hoa phượng”; sắc phượng lúc ấy là “màu đỏ còn non”. Sắc phượng trong mưa “lại càng tươi dịu”. Cuối xuân, số hoa phượng tăng “màu cũng đậm dần”. Khi hè đến rồi, “màu phượng mạnh mẽ kêu vang” hòa nhịp với mặt trời chói lọi. Thành phố vào hè, khắp phố phường “bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ”.

Câu 5 “Nêu cảm nhận của em khi học bài Tập đọc”, HS có thể rút ra: “Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả./ Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò./ Bài văn giúp em hiểu vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng”. GV có thể chốt lại: “Xuân Diệu với tâm hồn thi sĩ tài hoa và đa tình đã miêu tả màu sắc hoa phượng biến đổi theo thời gian một cách tinh tế, gợi cảm.”

Sau khi kết thúc bài học, HS hoàn thành một số kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng tự nhận thức (HS hiểu nội dung bài, trả lời đúng câu hỏi SGK), kỹ năng trả lời câu hỏi (HS diễn đạt rõ ràng, rành mạc, kỹ năng hợp tác (HS trao đổi với bạn giải quyết vấn đề GV yêu cầu) kỹ năng tư duy sáng tạo (HS tự suy nghĩ, trả lời câu hỏi theo vốn hiểu biết của mình một cách phong phú, có chọn lọc từ ngữ...).

Tóm lại, để tạo hứng thú cho HS, người GV tiểu học cần biết tổ chức quá trình dạy học theo một chiến lược lạc quan: chú trọng vào thành công của trẻ và tâm tư nguyện vọng của trẻ mà thiết kế bài dạy sao cho sinh động, hấp

dẫn. Bên cạnh đó, quá trình dạy học cần diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng cho HS. Chúng ta cần có sự hiểu biết về HS và giúp đỡ những em gặp khó khăn trong học tập. Bên cạnh đó, GV còn xây dựng các nhiệm vụ dạy học sao cho đảm bảo để các em có những thành công chắc chắn từ những ngày đầu tiên.

2.2.2. Nhóm các biện pháp sử dụng trong giờ Luyện từ và câu

Mục tiêu của nhóm các biện pháp sử dụng trong giờ Luyện từ và câu tăng cường hứng thú học tập cho HS, giúp các em đạt được mục đích học tập: mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, rèn kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu, bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ đúng: nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp và hứng thú học tiếng Việt.

Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú trong giờ Luyện từ và câu là: chỉ ra tính lợi ích của các nội dung học tập; tạo ngữ liệu thú vị cho HS, lựa chọn xây dựng nội dung dạy học thú vị.

2.2.2.1. Chỉ ra tính lợi ích của các nội dung học tập

Để kích thích sự nỗ lực học tập của HS, trong quá trình dạy học, GV phải cho HS thấy được lợi ích của các nội dung học tập theo cách riêng của mình. Tác dụng của việc HS thấy được lợi ích của các nội dung học tập là sự cố gắng, bền bỉ và sự hứng thú của HS trong quá trình triển khai nội dung học tập.

GV cần giúp cho HS nhận ra lợi ích của việc học phân môn Luyện từ và câu, cũng như lợi ích của các nội dung cụ thể trong các bài học, mỗi tiết học.

Chẳng hạn, bài “Cấu tạo của tiếng” (Tiếng Việt 4, tập I. trang 6) nội dung quan trọng cần nắm là sơ đồ cấu tạo của tiếng và giải thích: mỗi tiếng gồm có ba bộ phận: âm đầu – vần – thanh. Có tiếng không có âm đầu, bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.

Lợi ích của bài này là nắm bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng và hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ. Ngoài ra, bài học này giúp các em mở rông vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn.

Có thể khơi gợi hứng thú cho HS qua việc tổ chức cho HS giải câu đố: Để nguyên lấp lánh trên trời

Bớt đầu, thành chỗ cá bới hằng ngày

(Là chữ gì?)

Đối với bài “Từ ghép và từ láy”, nội dung quan trọng cần nắm là: Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy). Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.

Biết được lợi ích của từ ghép từ láy để tìm từ tượng thanh, tượng hình khi làm văn.

Bài “Câu hỏi và dấu chấm hỏi” thì nội dung quan trọng cần nắm là: HS hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi và dấu chấm hỏi. Xác định được câu hỏi trong văn bản, đặt được câu hỏi thông thường.

Chú ý những câu hỏi có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi hoặc dùng để hỏi chính mình.

2.2.2.2.Tạo ngữ liệu thú vị

Trong dạy học Tiếng Việt, việc lựa chọn và đưa ngữ liệu thích hợp vào bài học để qua đó truyền thụ kiến thức và củng cố bài học là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của HS. Do đó, trong quá trình thiết kế bài giảng, GV phải sưu tầm, lựa chọn những ngữ liệu thích hợp với đối tượng HS để đưa vào bài học.

Ngữ liệu thú vị rất quan trọng đối với HS tiểu học vì nó có sức lôi cuốn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 các trường tiểu học huyện trảng bàng tỉnh tây ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50)