7. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hấp dẫn
Nguyên tắc đảm bảo tính hấp dẫn yêu cầu phải thu hút, lôi cuốn HS vào vấn đề. Trong dạy học nói chung và dạy học Tiếng Việt nói riêng, GV nên đưa ra bài tập tình huống thu hút, nhằm lôi cuốn HS vào trọng tâm bài học. Nguyên tắc này đòi hỏi việc dạy học phải gây được hứng thú học tập của HS bằng cách khai thác triệt để tính hấp dẫn của tiếng Việt, nội dung dạy học, sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, đa dạng, vui và thú vị thiết lập được những quan hệ tốt đẹp, tích cực giữa thầy - trò, trò - trò.
Trong dạy học, GV cần đảm bảo tính hấp dẫn trong suốt tiết học vì tính hấp dẫn giúp HS tập trung cao độ của sự chú ý theo dõi bài học. Nó làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức.Vì kết quả học tập, có quan hệ với chú ý và
tình cảm nên khi bài học hấp dẫn sẽ nảy sinh những hành động và suy nghĩ sáng tạo, nhạy bén và sâu sắc hơn, giúp các em học tập một cách say mê và đạt được những kết quả cao trong quá trình học tập.
2.1.4. Nguyên tắc đề cao tính tích cực, sáng tạo của HS
Nguyên tắc này yêu cầu GV chuyển từ hình thức truyền thụ một chiều sang tích cực hóa hoạt động học tập của HS nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS. Nhằm đào tạo những con người sáng tạo, chủ động, tích cực, năng động và sáng tạo, làm cho các em trở thành những người thông minh hơn, năng động, tích cực hơn.
Mặt khác, xuất phát từ đặc điểm của từng lớp học, môn học, GV bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng, tự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài ra, phải có những tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức dạy học phải được xây dựng thành hệ thống việc làm cho các em để các em tự chiếm lĩnh tri thức và hình thành và phát triển kỹ năng cần thiết, tạo điều kiện cho HS tham gia, nghiên cứu, thực hành, ứng dụng.
Vì vậy, GV phải xây dựng các nhiệm vụ dạy học dưới dạng các bài tập. Bài tập là phương tiện để tổ chức các hành động tiếng Việt, tích cực hóa các họat động của HS để hình thành, phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học. Xây dựng một hệ thống bài tập Tiếng Việt tốt và tổ chức thực hiện đúng một cách hiệu quả có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học tiếng Việt. Trong đó, GV đóng vai trò người tổ chức hoạt động của HS, mỗi HS đều được hoạt động, mỗi HS đều được bộc lộ mình và được phát triển.
Từ đó, đem lại niềm say mê, hứng thú trong học tập và tự tìm ra kiến thức, tự hình thành kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho bản thân.
2.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT
Mục đích của nhóm các biện pháp sử dụng trong giờ Tập đọc là nhằm thu hút HS, lôi cuốn HS tham gia vào giải quyết vấn đề một cách tích cực, tự do bộc lộ suy nghĩ của mình để giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn. Qua đó, rèn cho HS các kỹ năng đọc, nghe và nói, tăng cường tốc độ đọc, phát triển kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Đồng thời, bồi dưỡng tình yêu văn học, năng lực cảm thụ văn học cho HS.
Tập đọc là phân môn có vai trò quan trọng. Tập đọc cung cấp một khối lượng ngữ liệu văn chương nhiều nhất thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi khác nhau. Tập đọc giúp các em hiểu được nội dung, nghệ thuật, biết khai thác vẻ đẹp của các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong văn bản.
Để tạo hứng thú học tập cho HS lớp 4, trong giờ Tập đọc, có thể xây dựng và sử dụng 4 biện pháp sau đây: xây dựng cách vào bài hấp dẫn; khai thác thác vẻ đẹp của các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong văn bản; cung cấp các thông tin liên quan đến bài học (tác giả, hoàn cảnh ra đời, giai thoại); thiết kế, tổ chức giờ học sinh động, hấp dẫn.
2.2.1.1. Xây dựng cách vào bài hấp dẫn
Có hai cách vào bài hấp dẫn trực tiếp và gián tiếp để gây hứng thú ho ̣c tâ ̣p cho ho ̣c sinh.Tuy nhiên, dù giới thiệu theo cách nào, phần giới thiệu bài cũng cần phải ngắn gọn, không làm mất thời gian luyện đọc và tìm hiểu bài.
Trong mọi hoạt động của con người cách vào đề hấp dẫn luôn mang lại hiệu quả tốt cho công việc. Có nhiều cách vào đề thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe: vào đề trực tiếp, với cách vào đề này người dạy đưa HS vào thẳng vấn đề cần tiếp cận và giải quyết. Vào bài bằng thao tác dẫn dắt; bằng cách này, người dạy mang đến cho người học một không khí mới, sự hào hứng mới, kích thích trí tò mò, nâng cao khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS. Cách này thích hợp với những bài học có chủ đề vốn khô khan hoặc các nội dung nặng về lý thuyết. Vào bài bằng cách liên hệ thực tế: một sự kiện, một nhân vật nào đó có tính điển hình và mang tính thực tế cao. Cách này làm cho vấn đề đang tìm hiểu trở nên gần gũi, hấp dẫn và đáng tin cậy.
Vào bài bằng cách miêu tả sinh động sự vật, sự việc đang cần được giải quyết, đây là cách đơn giản hóa lối vào bài nhưng vẫn tạo được tính hấp dẫn vì tự nó đã nói lên tất cả thay cho sự giới thiệu theo lối truyền thống của người dạy. Cách vào bài gây sốc cho người học, có thể là gợi mở bằng câu hỏi hoặc bằng tranh ảnh, băng hình, vật thật (nếu cần thiết) hay diễn giảng bằng lời …vượt ra khỏi suy nghĩ và trí tưởng tượng của HS. Người dạy cũng có thể tạo sự hấp dẫn bằng cách đưa ra câu hỏi hoặc trích dẫn một lời nói của nhân vật nào đó có nội dung bao trùm hoặc liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu…
Trong giảng dạy, GV là người nghệ sĩ trình bày, chuyển tải nội dung dạy học. Do đó, GV phải hiểu nội dung bài học giới thiệu bài phải linh hoạt. Tùy theo nội dung bài giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp cho bài học nhằm thu hút sự chú ý của HS từng giây từng phút. Chú ý giọng nói của GV phải thay đổi tùy theo hoàn cảnh, ngữ cảnh của bài văn mà giới thiệu.
Vào bài hấp dẫn là giáo viên ta ̣o cho ho ̣c sinh mê thơ, mê văn thích nghe câu chuyê ̣n mình kể hứng thú từng đề bài, ham thích môn Tiếng Viê ̣t. Do đó, giáo viên tạo cho HS thích thú và phát hiê ̣n những từ ngữ hay; gợi cho ho ̣c sinh có suy nghĩ đô ̣c đáo để giải quyết những vấn đề không quen thuô ̣c mà mình chuẩn bi ̣ ho ̣c; các em không muốn dừng la ̣i với những cái đã biết, đã ho ̣c mà luôn có những thắc mắc, hoài nghi. Ngoài ra, còn giúp ho ̣c sinh phát huy được tính tích cực, đô ̣c lâ ̣p nhâ ̣n thức, ho ̣c tâ ̣p rèn luyê ̣n tiếng Viê ̣t, say mê văn ho ̣c.
Gio ̣ng điê ̣u của giáo viên là yếu tố quan trọng giúp ho ̣c sinh đa ̣t đến kỹ năng hứng thú ho ̣c tâ ̣p, là phương tiê ̣n có tác du ̣ng đi ̣nh hướng khơi gợi hứng thú cảm xúc của các em; tính tích cực, sáng tạo của các em được bô ̣c lô ̣ trong từng nội dung bài ho ̣c.
Ví du ̣ 1: Da ̣y bài: “Đường đi Sa Pa” (Tiếng Viê ̣t 4, tập 2, trang 102). Giáo viên giới thiê ̣u chủ điểm “khám phá thế giới” và tranh minh ho ̣a chủ điểm. GV có thể sử dụng lời giới thiê ̣u bài “Đất nước ta có nhiều cảnh đe ̣p, mỗi cảnh đe ̣p có vẻ đă ̣c sắc riêng. Sa Pa là mô ̣t cảnh đẹp nổi tiếng của
vùng Tây Bắc nước ta. Qua bài “Đường đi Sa Pa”, tác giả Nguyễn Phan Hách sẽ giới thiê ̣u với chúng ta những nét đă ̣c sắc của cảnh vâ ̣t trên đường tới Sa Pa cũng như vẻ đe ̣p riêng của Sa Pa.”
Ví du ̣ 2: Da ̣y bài Ăng - co Vát (Tiếng Viê ̣t 4, tập 2, trang 123). GV giới thiê ̣u chủ điểm Khám phá thế giới và tranh minh ho ̣a chủ điểm. Chủ điểm này đã đưa các em đi du li ̣ch nhiều cảnh đe ̣p của đất nước như: Vi ̣nh Ha ̣ Long, sông La, Sa Pa …Bài đo ̣c hôm nay sẽ đưa các em đến đất nước Cam - pu - chia, thăm mô ̣t công trình kiến trúc và điêu khắc tuyê ̣t diê ̣u đền Ăng - co Vát. GV vừa giới thiê ̣u bài, vừa gợi cho các em nhớ la ̣i tên những bài đã ho ̣c trong chủ điểm và bài mới cũng có vẻ đe ̣p đă ̣c sắc không ở trong nước mà ở nước ngoài.
Ví du ̣ 3: Dạy bài: “Hoa học trò” (Tiếng Viê ̣t 4, tập 2, trang 43). GV có thể sử dụng lời giới thiê ̣u “Bài Hoa ho ̣c trò tả vẻ đe ̣p của hoa phượng vĩ. Loài cây thường được trồng trên sân các trường ho ̣c, gắn với kỉ niê ̣m của rất nhiều ho ̣c sinh về mái trường. Vì vâ ̣y, nhà thơ Xuân Diê ̣u go ̣i đó là hoa ho ̣c trò. Các em hãy đo ̣c và tìm hiểu để thấy vẻ đe ̣p đă ̣c biê ̣t của loài hoa đó.
Ví du ̣ 4: Dạy bài: Chợ Tết (Tiếng Viê ̣t 4, tập 2 trang 38). GV có thể sử dụng lời giới thiê ̣u: “Trong các phiên chợ, đông vui nhất là phiên chợ Tết. Bài thơ Chơ ̣ Tết nổi tiếng của nhà thơ Đoàn Văn Cừ sẽ cho các em thưởng thức mô ̣t bức tranh bằng thơ miêu tả phiên chợ Tết ở mô ̣t vùng trung du.
2.2.1.2. Khai thác vẻ đẹp của các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong vănbản bản
Mỗi văn bản có vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của văn bản văn học không nằm ở đâu xa mà nó tồn tại trong chính bản thân văn bản: trong hình thức và nội dung văn bản. Thật vậy, vẻ đẹp của văn bản tồn tại phần lớn trong bản thân từ ngữ, chi tiết, hình ảnh nghệ thuật. Chính những yếu tố này trực tiếp làm nên tác phẩm nghệ thuật.
Trong dạy học Tập đọc, GV phải khơi dậy hứng thú của HS từ việc khai thác vẻ đẹp của các từ ngữ hay của một tình tiết truyện và chi tiết, hình
ảnh đe ̣p trong văn bản, những câu thơ những đoa ̣n văn thích thú qua các dạng bài như: Văn bản nghệ thuật, thể loại văn xuôi, tục ngữ, thơ. Trong từng bài, có những câu hỏi và bài tập sử dụng trong mỗi bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, theo từng chủ điểm. Bằng cách dạy này có thể làm cho thế giới tưởng tượng của các em thêm phong phú, đa dạng, từ đó, trình độ tư duy và năng khiếu của các em có điều kiện phát huy.
Muốn giúp HS khai thác vẻ đe ̣p của những từ ngữ, GV phải hình thành cho các em những kiến thức về tiếng Việt: về ngữ âm và chữ viết tiếng Viê ̣t; cấu tạo từ; các lớp từ có quan hệ về nghĩa; các biện pháp tu từ; từ loại … Từ đó, HS mới có thể phát hiện, phân tích, cảm nhâ ̣n được vẻ đe ̣p của từng từ ngữ, của biện pháp tu từ, của những cách dùng từ ngữ độc đáo, những hình ảnh lạ, bất ngờ…; thông hiểu tư tưởng tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc.
Có 8 dạng bài tập bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS phát hiện những điểm hay về nghệ thuật văn bản trong phân môn Tập đọc.
Dạng 1: Bài tập về tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động
Đối với dạng bài tập này, GV tạo hứng thú cho HS bằng cách hướng dẫn HS xác định được các từ ngữ gợi tả và tác dụng của các từ gợi tả trong đoạn văn, đoạn thơ đã cho; xác định được cách dùng từ, đặt câu đặc sắc nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của từ, câu trong văn bản.
Ví dụ 1: Trong bài “Dòng sông mặc áo”, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có viết:
Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
GV tạo hứng thú cho HS bằng cách nêu câu hỏi: Vì sao tác giả nói dòng sông“điệu”? Thực ra, “điệu” là tỏ ra duyên dáng, kiểu cách. Phát hiện ra
điều này HS sẽ rất hứng thú: tác giả nói dòng sông “điệu” vì dòng sông thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.
Ví dụ 2: Tả mấy con ngựa đang ăn cỏ trên đường đi Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách viết: “Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.”
Em có nhận xét gì về cách đặt câu của tác giả? (câu rất ngắn gọn nhưng giàu màu sắc, hình ảnh nổi rõ, tác giả có tâm hồn nhạy cảm, có cách quan sát tinh tế. Với những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc, câu văn đã để lại trong lòng người đọc một cách ấn tượng khó quên.
Dạng 2: Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có tác dụng gợi tả.
Đối với dạng bài tập này, GV tạo hứng thú cho HS bằng cách giúp HS phát hiện ra những hình ảnh làm nổi bật một vấn đề, những hình ảnh, chi tiết đó nói lên ý gì, có tác dụng gì trong đoạn văn, đoạn thơ, cách dùng hình ảnh, chi tiết đó có gì hay,…
Ví dụ: Trong bài Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy có viết: Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cọc tre nhường cho con.
(Nguyễn Duy)
Hứng thú thúc đẩy HS xác định được một số hình ảnh và sự biểu hiện nội dung các hình ảnh đó trong câu thơ:
+ Hình ảnh (măng tre) “nhọn như chông” gợi cho ta thấy sự kiêu hảnh hiên ngang bất khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam).
+ Hình ảnh (cây tre) “Lưng trần phơi nắng phơi sương” có ý nói đến sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống … của loài tre hay cũng chính là của người dân Việt Nam.
+ Hình ảnh “Có manh áo cộc tre nhường cho con” gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hy sinh tất cả (ở người mẹ dành cho con); lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động.
Dạng 3: Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi với HS tiểu học
- Trước hết, cần phải cung cấp đầy đủ kiến thức về biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ; đảo ngữ,….
- GV tạo hứng thú cho HS bằng cách hướng dẫn HS phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng trong câu, đoạn và bài văn, thơ, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì, muốn làm nổi bật ý gì.
* Biện pháp tu từ so sánh
So sánh là đối chiếu hai sự vâ ̣t, hiê ̣n tượng cùng có mô ̣t dấu hiê ̣u chung nào đó với nhau, nhằm làm cho viê ̣c diễn tả được sinh đô ̣ng gợi cảm.
Ví dụ 1: Đọc đoạn văn sau: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cái cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
(Nguyễn Thế Hội). GV tạo hứng thú cho HS bằng cách yêu cầu HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
- Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn văn. - Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
Hứng thú thúc đẩy HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ của mình:
+ Em thích hình ảnh chuồn chuồn với bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; hai con mắt long lanh như thủy tinh vì đó là hình ảnh so sánh đẹp giúp