Xây dựng lời gợi ý, hướng dẫn tìm ý hấp dẫn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 các trường tiểu học huyện trảng bàng tỉnh tây ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 70 - 72)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3.2. Xây dựng lời gợi ý, hướng dẫn tìm ý hấp dẫn

Dựa vào đề bài GV đặt câu hỏi nhằm xây dựng gợi ý, giúp HS tìm ý có liên quan một cách có hệ thống để khái quát thành bài văn hoàn chỉnh. Những gợi ý GV nêu nhằm tạo hứng thú cho HS tham gia trả lời câu hỏi một cách mạnh dạn, tự tin (sản sinh văn bản nói). Qua đó, GV chọn lọc ý ngắn gọn, súc tích của HS làm mẫu. HS có cơ hội học tập ý hay, mượt mà, có chọn lọc một cách thích thú. Từ đó các em có thể lập dàn ý cho đề bài mình một cách hoàn chỉnh. Dựa vào dàn ý đã lập HS viết thành một bài văn (sản sinh ngôn ngữ viết).

Để tạo sự thú vị cho HS khi xây dựng lời gợi ý, tìm ý hấp dẫn GV yêu cầu HS sử dụng các giác quan để quan sát thật kỹ, nắm bắt cho được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái… mà ta tả, rồi bằng ngôn ngữ vẽ nó hiện lên trước mắt người đọc, gợi cho người ta cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình. Chú ý sử dụng từ láy, từ gợi tả, gợi cảm để câu văn thêm nhẹ nhàng dạt dào cảm xúc, phải biết vận dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa,…và có sự liên tưởng thú vị nhằm tạo ra ý nổi bật, hấp dẫn, thể hiện cái riêng cho mình.

Ví dụ: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.

HS xác định thể loại, kiểu bài, bố cục bài văn, phân tích đề bài, chọn cách mở bài, kết bài...GV nêu câu hỏi giúp HS tìm ý. Ví dụ:

Đồ chơi em yêu thích gồm những đồ vật nào?

Để bài văn miêu tả phong phú chúng ta cần làm gì? (quan sát, sử dụng các giác quan....)

Quan sát theo trình tự nào? (theo trình tự hợp lí, xa, gần; trên, dưới; trong, ngoài...)

Lưu ý: tìm những điểm riêng biệt của đồ vật. Đây chính là cái riêng của mỗi HS, phát hiện ra điểm nhấn của bài bài văn, điểm độc đáo được tích lũy từ vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân.

Để có những câu văn, đoạn văn hay trong quá trình miêu tả chúng ta cần phải làm gì? (dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa, từ gợi tả, gợi cảm....) qua đó thể hiện rõ cảm xúc, tình cảm của mình với đồ vật.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 các trường tiểu học huyện trảng bàng tỉnh tây ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w