việc ký kết hoà ớc 1862.
Hoà ớc 1862 chính thức đợc ký kết giữa triều đình Huế với thực dân Pháp vào ngày 06/6/1862. Hoà ớc 1862 bao gồm mời hai khoản với nội dung cơ bản
đình Huế nhợng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Gia Định, Định Tờng và Biên Hoà, đổi lại Pháp sẽ trả thành Vĩnh Long cho triều đình Huế, triều đình Huế phải bồi thờng chiếu phí cho Pháp 280 vạn lạng bạc (tơng đơng 400 vạn đồng quan pháp). Pháp đợc phép truyền đạo và thông thơng, các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên đợc mở cho Pháp thông thơng. Triều đình Huế phải dẹp yên các phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ..vv
Sau khi ký hoà ớc 1862, triều đình Huế đứng đầu là vua Tự Đức vẫn nuôi ảo tởng hoà bình, để xin chuộc lại đất đã mất, bằng việc cử Phan Thanh Giản dẫn đầu đoàn sứ sang Pháp xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Kế hoạch chuộc đất thất bại hoàn toàn. 5 năm sau triều đình Huế lại để mất tiếp ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ vào tay giặc Pháp.
Hoà ớc 1862, đã gây nên một sự phẫn nộ, bất bình trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các quan lại sỹ phu có t tởng và tinh thần chủ chiến, sự uất ức, căm hờn đã bật lên: “Bớ các quan ơi! chớ thấy chín trùng hoà nghị và
tấm lòng địch khái nỡ phôi pha-Đừng rằng ba tỉnh giao hoà mà cái việc cừu thù đành bỏ dở”. Hoà ớc 1862, đã tạo nên sự phân hoá trong nội bộ triều đình
Huế. Nguyễn Tri Phơng đã tỏ rõ sự bất bình “Sau khi đã hoà, của sức ngày một
hao dần, còn lấy gì mà phú cờng nữa”, nhiều quan lại trong triều đã cực lực
phản đối, điển hình là ông Tam Nguyên vị xuyên Trần Hy Tăng đã chống lại việc đi nhận chức ở Vĩnh Long. Phan Huân một sỹ phu ở Hà Tĩnh, nguyên ngự sử trong triều đã dũng cảm dâng tờ sớ cho vua Tự Đức và tuyên bố: “Thiện hạ
là của thiên hạ, không phải là của bệ hạ mà chuyên giữ lấy một mình. Trớc hết xin giết Phan Thanh Giản tại trận để nghiêm quân lệnh, sau xin đuổi Tr- ơng Đăng Quế về nhà riêng để ngăn chặn mu gian . ” [71, Tr34].
Tháng 10 năm 1864, các học trò của trờng thi Hà Nội, Nam Định, Thừa Thiên đã nổi dậy phản ứng việc triều đình đầu hàng, họ cho rằng triều đình hoà nghị là không đúng và không chịu vào trờng thi. Chính Bô Na đã phải thú nhận
“ Phái kháng chiến chia ra thành nhiều nhóm và những khuynh hớng của họ
đã bắt đầu bày rỏ rõ ràng trong những hành động và trong những tờ hịch của họ ” [71, Tr34].
Nhân dân ta đặc biệt là nhân dân miền Nam đã phản kháng quyết liệt việc triều đình ký hoà ớc 1862. “Việc cắt đất này làm cho nhân dân Nam Kỳ
hết sức công phẫn. Phong trào khởi nghĩa ở các tỉnh bị chiếm đóng càng lan rộng. Nhân dân Nam Bộ do một số nhà văn thân yêu nớc cầm đầu đã đứng lên vừa đánh giặc vừa phản đối lại sự đầu hàng của triều Nguyễn”[42, Tr10 -
11]. Vì thế nhân dân miền Nam đã vùng dậy kháng chiến chống Pháp xâm lợc và phản đối triều đình đầu hàng, nổi lên là các cuộc khởi nghĩa của Truơng Định, Đỗ Trình Thoại, Đỗ Quang, Nguyễn Thông, Phan Văn Đạt, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Duy Dơng, Phan Tam, Phan Ngũ, Nguyễn Văn Lịch, Nguyễn Hữu Huân. Trong đó đáng chú ý là cuộc khởi nghĩa của Trơng Định đã quy tụ đợc đông đảo văn thân sỹ phu và nhân dân ở các tỉnh Nam Bộ tham gia, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất, triều đình đã nhiều lần cử Phan Thanh Giản dụ dỗ, mua chuộc Trơng Định ngừng khởi nghĩa nhng ông đã thẳng thừng từ chối và kiên quyết kháng chiến. Cuối cùng trong một trận đánh quyết tử vào tháng 8 năm 1864, Trơng Định bị thơng nặng, ông đã rút gơm tự sát và anh dũng hy sinh khi vừa tròn 44 tuổi. Cuộc khởi nghĩa Trơng Định đã trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Bộ.
Trong phong trào kháng chiến của nhân dân miền Nam còn nổi lên tên tuổi của ngời anh hùng nông dân áo vải Nguyễn Văn Lịch, còn gọi là Nguyễn Trung Trực, ông đã chỉ huy nghĩa quân chiến đấu đốt cháy chiếc tàu “Hy vọng” của thực dân Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông, lập chiến công chiếm đồn Rạch Giá (Kiên Giang). Khi bị giặc bắt, ông đã anh dũng hy sinh và dõng dạc tuyên bố:“Bao giờ hết cỏ nớc Nam, mới hết ngời Nam đánh Tây”. Một câu nói thể
hiện cao độ khí phách và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm kiên cờng, bất khuất của nhân dân ta.
Tinh thần kháng chiến của nhân dân ta đã có ảnh hởng và tác động lớn làm phân hoá nội bộ triều đình Huế. Điển hình là cuộc đảo chính cung đình cuối năm 1864 do Hồng Tập cùng với phò mã Trơng Văn Chất và Nguyễn Văn Viện cầm đầu, họ đã liên kết với một số quan lại có tinh thần dân tộc và một số binh lính nhằm tiêu diệt các quan lại chủ hoà, lật đổ Tự Đức, rồi đi trấn áp các làng đạo, sau đó sẽ tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp xâm lợc. Cuộc mu biến thất bại đã phản ánh cao độ tinh thần phản kháng của một bộ phận quan lại, sỹ phu và binh lính trớc việc triều đình đầu hàng và cắt đất cho giặc, đánh dấu sự phân hoá sâu sắc trong nội bộ triều đình phong kiến.
Trong bối cảnh triều đình đầu hàng ký hoà ớc cắt đất cho giặc, thêm vào đó việc Tự Đức cho xây dựng khiêm lăng quá tốn kém, đã tạo cơ sở dẫn đến cuộc khởi nghĩa kinh thành năm 1866, do một số quan lại sỹ phu yêu nớc đứng đầu là Đoàn Trng lãnh đạo. Để tiến hành cuộc khởi nghĩa, ban lãnh đạo đã liên lạc và tập hợp một số quan lại tôn thất nhà Nguyễn và lực lợng binh lính xây dựng khiêm lăng, họ còn liên kết với các nhà s ở chùa Pháp Vân để hành động. Mục đích của cuộc khởi nghĩa là lật đổ vua Tự Đức và triều đình đầu hàng giặc, tôn thờ Đinh Đạo (con trai Hồng Bảo) lên làm vua và tiến hành cuộc kháng chiến chống pháp xâm lợc, khôi phục lại một vơng triều chống Pháp, bảo vệ quyền dân tộc, họ còn liên kết với nghĩa quân của Trơng Định để mu cuộc chống Pháp lâu dài. Cuộc khởi nghĩa đã thất bại hoàn toàn, đã phản ánh mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ giai cấp phong kiến và triều đình Huế và thể hiện rõ tính chất đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp. Đó là bản cáo trạng đanh thép đối với triều đình Tự Đức, biểu hiện ý chí phản kháng quyết liệt của nhân dân ta trớc thực trạng quần chúng bị áp bức và nền độc lập dân tộc bị đe dọa.
Sau khi triều đình Huế vẫn ảo tởng tin vào khả năng chuộc lại đất mất, thực dân pháp ngày càng lấn tới và đánh chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Thái độ của vua Tự Đức và triều đình hết sức do dự, chần chừ, thiếu quyết tâm kháng chiến. Thực dân pháp lợi dụng điều đó để quyết định đa quân ra xâm lợc Bắc Kỳ lần thứ nhất. Điều đó đã làm cho những quan lại có t tởng chủ chiến không đồng tình và quyết tâm chống lại âm mu xâm lợc của thực dân Pháp, tiêu biểu là Nguyễn Tri Phơng, ông kiên quyết cự tuyệt yêu cầu của giặc pháp đòi thông thơng ở Bắc Kỳ, kiên quyết đốc thúc quân lính chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ thành Hà Nội. Cuộc chiến đấu để bảo vệ thành Hà Nội đã diễn ra quyết liệt, Nguyễn Tri Phơng và con trai Nguyễn Lâm đã lên mặt thành để chỉ đạo cuộc chiến đấu giữ thành và ông đã trúng đạn bị thơng rất nặng, con trai thì bị tử trận. Nguyễn Tri Phơng đã không bảo vệ đợc Thành Hà Nội, hậu quả của chính sách chủ hoà của triều đình Huế. Ông đã kiên quyết từ chối tất cả mọi sự chăm sóc, chữa trị của kẻ thù để giữ vững chí khí, bởi vì, “...Ông tự liệu là dù có sống
cũng không cỡng nổi cơ trời. Nớc Việt Nam đang lâm vào cảnh bại vong thì một mình Nguyễn Tri Phơng chắc gì đã thay đổi đợc tình thế! Âu là ông lấy cái chết để tạ cùng quốc dân, lấy sự tận trung báo đáp ơn vua và lấy việc tử tiết đền bồi tình thê nhị gia tộc” [9, Tr111]. Nguyễn Tri Phơng kiên quyết không chữa trị vết thơng và nhịn ăn cho đến chết, trớc khi hy sinh ông còn khảng khái: “Làm tớng phải chết và chết ở trận tiền không phải là là cái chết nhục nhã”. [9,Tr111]. Thật đáng khâm phục, Nguyễn Tri Phơng mất đi là một tổn thất to lớn, triều đình và dân tộc mất đi một viên tớng tài năng có tinh thần chống Pháp .
Sau khi thành Hà Nội mất, phong trào kháng chiến của quân và dân ở Bắc Kỳ diễn ra mạnh mẽ, một số quan lại có t tởng chủ chiến nh Tôn Thất Thuyết, Hoàng Kế Viêm, cùng với quân của tớng cờ đen Lu Vĩnh Phúc đã tổ chức một trận đánh phục kích lớn ở Cầu Giấy (ngoại thành Hà Nội), vào ngày 21/12/1973 đánh bại cuộc phản công của quân pháp, giết chết chủ tớng của giặc là Gácnie và chuẩn bị bao vây đánh thành Hà Nội. Chiến thắng Cầu giấy đã làm
nức lòng nhân dân cả nớc, khiến cho thực dân pháp hết sức hoảng sợ. Nhng điều đó không làm lay chuyển đợc t tởng hoà nghị và đầu hàng của triều đình. Vua Tự Đức tuy có ban thởng và phong chức cho các tớng lập công trong trận Cầu Giấy nhng lại ra lệnh cho quân triều đình bãi binh để tiến hành thơng thuyết, điều đó đã làm cho Tôn Thất Thuyết và Hoàng Kế Viêm hết sức bất bình và hai ông đã không tuân lệnh và tuyên bố: “Làm tớng ở ngoài chỉ biết lo đánh giặc”, triều đình Huế một lần nữa bỏ lỡ thời cơ phản công để giành thắng lợi trong việc đánh chiếm lại thành Hà Nội.