Phe chủ chiến chuẩn bị hành động.

Một phần của tài liệu Phe chủ chiến trong triều đình huế nửa sau thế kỷ XIX (Trang 45 - 48)

ở đây cần khẳng định, việc phế lập vua trong triều đình Huế do phe chủ chiến tiến hành, chính là mở đầu cho quá trình chuẩn bị cho cuộc chống pháp sau này, ý đồ của Tôn Thất Thuyết và phe chủ chiến rất rõ ràng: “Dựa vào binh

quyền Tôn Thất Thuyết loại bỏ dần các phần tử thân Pháp trong nội bộ triều Nguyễn, thâu tóm quyền lực trong tay để chuẩn bị cho cuộc chống Pháp sắp tới. Việc đa Hàm Nghi lên ngôi vào đầu tháng 8 năm 1884, sau cái chết của vua Kiến Phúc, cũng xuất phát từ ý đồ của Tôn Thất Thuyết nhằm bảo đảm cho cán cân lực lợng trong nội bộ triều đình Huế nghiêng hẳn về phía những ngời chủ trơng chống pháp.”[66, Tr 138]. Rõ ràng t tởng của phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu đã có chủ định xây dựng một triều đình chống Pháp và lập một minh quân chống Pháp, tạo thế và lực cho lực lợng chủ chiến trong triều đình Huế, để mu cuộc chống Pháp sau này. Vì vậy dới thời vua Hàm Nghi, triều đình Huế do phe chủ chiến nắm giữ đã kiên quyết thoát khỏi vòng ảnh h- ởng của Pháp. Hoà ớc 1883 và hoà ớc 1884 không đợc công nhận. Tôn Thất Thuyết cùng với Nguyễn Văn Tờng đã thực sự trở thành cái gai nhọn mà ngời Pháp muốn nhổ ngay lập tức. Công cuộc chuẩn bị cho cuộc chống Pháp của phe chủ chiến đợc bắt đầu dới thời vua Kiến Phúc (11-1883) và ráo riết từ khi

vua Hàm Nghi lên ngôi (7/1885). Công cuộc chuẩn bị của phe chủ chiến đợc định liệu và sắp xếp rất rõ ràng.

Về nhân sự, Ba nhân vật đầu triều Kiến Phúc và sau này trở thành ba đại

thần phụ chính dới triều vua Hàm Nghi là Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tờng và Phạm Thận Duật nắm giữ ba bộ chủ chốt là bộ Binh, bộ Lại và bộ Hộ. Quân đội đều cắt cử các tớng lính thuộc phe chủ chiến nắm, Nguyễn Hanh nắm tiền, hậu và tả quân, Hồ Văn Hiển nắm hữu, trung quân và Trần Xuân Soạn nắm giữ quân Phấn nghĩa. Tất cả các hoàng thân, quan lại thân Pháp đều bị kết án, đi đày xa, hoặc giáng chức nh Tuy Lý Vơng, Trần Văn Chuẩn, Nguyễn Trọng Hợp, Nguyễn Hữu Độ... Bộ máy triều đình đợc tinh giản từ 539 xuống còn 219 vị để tăng hiệu lực quản lý và có thể tăng lơng bổng cho quan lại. Đặc biệt từ đầu năm Giáp Thân (1884), triều đình ban dụ trng dụng tiến sỹ, phó bảng và ẩn quan tại quán đợc ban hành, tất cả phải về kinh nhận lệnh.

Về quân sự, Phe chủ chiến chủ động tăng cờng chất lợng quân đội, cho

về quê lính già yếu, nâng cao tiêu chuẩn luyện tập, mua sắm thêm vũ khí, lập quân Phấn nghĩa, tổ chức huấn luyện chiến thuật và chiến lợc. Hệ thống Sơn phòng đợc củng cố và xây dựng thêm, mở đờng thợng đạo nối kinh đô với các Sơn phòng phía Bắc và phía Nam, Sơn phòng Tân Sở (QuảngTrị) và Sơn phòng Dơng Yên đợc củng cố và mở rộng để làm thành hai trung tâm điều hành cuộc chống Pháp ở phía Bắc và phía Nam kinh đô. Tích cực tích trữ lơng thực, thực phẩm, của cải. Đây là sự chuẩn bị rất quan trọng và cần thiết “Vì lòng quả

quyết kháng chiến, cho nên ông Tôn thất Thuyết đã sửa soạn phòng bị từ xa. Ông bèn lập Sơn phòng nha tại các tỉnh có liên lạc với dãy núi Giăng màn từ Bắc chí Nam, tỉnh nhỏ lập một Sơn phòng, tỉnh lớn lập hai, chuyển khí giới và quân lơng...” [51, Tr149]. Trong các Sơn phòng ấy, Sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) đóng vai trò quan trọng. Sơn phòng Tân Sở đợc xây dựng từ 1883 khi vua Tự Đức còn sống và đợc phe chủ chiến củng cố thêm dới thời vua Kiến Phúc. Tân Sở có cái nghĩa rất giản dị là “nơi mới” hay “kinh đô mới”. Thành xây trên

một cao nguyên, cao linh trăm thớc, ở phía tây Bắc Quảng trị, cách Phủ lị Cam Lộ 15 cây số. Thành rộng mỗi chiều 780 thớc, phía Đông Bắc giáp làng Bảng Sơn, Nam và Tây Nam giáp làng Việt Yên, Đông giáp làng Mai Đản. Thành xây gạch, phía ngoài có ba hàng luỹ tre, trong thành có đủ cả cung điện của nhà vua (tiền đờng), có dinh trại của quân sỹ, có chợ, có giếng nớc. Bốn góc thành có bốn khẩu súng khoa sơn, trong thành có bốn con tớng, có đủ các loại súng lớn nhỏ, trớc cửa tiền đặt hai khẩu súng đồng, ngoài thành, về phía Đông Bắc có nhiều kho xây tụt xuống đất dới, chứa đạn và thuốc súng, trên lát ván. Có thể nói “Thành Tân Sở là nơi cứu nguy cho Nam triều, khi tại Huế có chiến tranh

hay vạn nhất kinh thành thất thủ” [8, Tr 66]. Phe chủ chiến còn bổ dụng các quan lại phụ trách Sơn phòng để khi hữu sự họ sẽ trở thành chỉ huy cuộc chống Pháp, đồng thời ban hành nhiều chính sách đối với đồng bào dân tộc để làm chỗ dựa về sau, mở các khoa thi hơng và thi hội để kêu gọi nhân tài ra giúp nớc.

Về bố trí lực lợng: Phe chủ chiến có ít nhất 1.100 khẩu thần công và các

vũ khí khác nh súng điểu thơng cũ, súng máy mới, hoả pháo, gơm giáo.. quân đội có khoảng trên 20.000 ngời (2 vạn) gồm quân chính quy triều đình, quân Phấn nghĩa, kể cả tù nhân đợc thả ra cho bổ sung vào lính tham gia chiến đấu. Tất cả lực lợng ấy đợc Tôn Thất Thuyết phân chia thành bốn đạo quân.

Đạo thứ nhất: Do Tôn Thất Lệ chỉ huy với nhiệm vụ đánh vào khu sứ

quán, phối hợp với 5000 quân thuỷ qua sông Hơng đánh úp toà sứ.

Đạo thứ hai: Trong đó có 2 vệ quân Phấn nghĩa do Trần Xuân Soạn chỉ

huy có nhiệm vụ tập kích đồn Mang Cá.

Đạo thứ ba: Do chính Tôn Thất Thuyết chỉ huy đóng ở trong một khu v-

ờn rất rộng sát sau Đại Nội, có nhiệm vụ điều phối, trực chiến và dự phòng.

Đạo thứ 4: Khoảng 1 chi đội mai phục sẵn ở cầu Thanh Long, nằm cạnh

sông Đông Ba, có nhiệm vụ tàn sát tất cả các sỹ quan Pháp đi dự tiệc tại sứ quán về. Để có cái nhìn so sánh về tơng quan lực lợng giữa phe chủ chiến với thực dân Pháp, cần biết rằng, quân Pháp bố phòng tại Huế cũng khá hùng hậu. Pháp

đóng quân chủ yếu ở đồn Mang Cá và khu sứ quán, tổng cộng lực lợng quân sự của Pháp trớc vài ngày khi chiến sự xảy ra là 1.387 lính, gồm 30 sỹ quan chỉ huy, vũ khí có 17 khẩu đại bác, 3 chiếc tàu thuỷ, 2 pháo hạm, một số tàu chiến đóng ở biển Thuận An đang còn khoảng 550 quân, tất cả đặt dới quyền chỉ huy của trung tá Pernot, sau đó là tớng Đờcuốcxy.

Cần khẳng định lại rằng, trong điều kiện triều đình Huế cơ bản đã bất lực và đầu hàng hoàn toàn, trong điều kiện đất nớc kiệt quệ sau bao nhiêu năm chiến tranh liên miên, công cuộc chuẩn bị cho cuộc chống Pháp của phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu đã thể hiện một ý chí, quyết tâm và nghị lực lớn lao, trong đó nổi bật lên vài trò lịch sử của Tôn Thất Thuyết. ông quyết tâm xây dựng một triều đình kháng chiến, quyết tâm lập đợc một ông vua có chí khí chống xâm lợc, quyết tâm chuẩn bị cho cuộc chống Pháp và sự vùng dậy của cả một dân tộc.

Một phần của tài liệu Phe chủ chiến trong triều đình huế nửa sau thế kỷ XIX (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w