Về nhân vật lịch sử Tôn Thất Thuyết.

Một phần của tài liệu Phe chủ chiến trong triều đình huế nửa sau thế kỷ XIX (Trang 62 - 64)

Trong lịch sử Việt Nam vào những thập kỷ cuối thế kỷ XIX, Tôn Thất Thuyết trở thành một nhân vật yêu nớc lỗi lạc, một phí phách kiên cờng, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, mặc dù dới con mắt của giặc Pháp và bè lũ bán nớc tay sai, Tôn Thất Thuyết đã trở thành đối tợng bị vu cáo, bôi nhọ và bịa đặt nhiều chuyện phi lý, hòng làm lu mờ phẩm chất tốt đẹp và cao thợng trong con ngời của ông. Tôn Thất Thuyết là một con ngời khí khái, yêu nớc lẫm liệt và có tinh thần chủ chiến, tinh thần dân tộc rất cao, ông đã từng tuyên bố với triều đình rằng “tớng ở ngoài chỉ biết lo đánh giặc” khi vua Tự Đức ra lệnh cho ông và Hoàng Kế Viêm bãi binh sau chiến thắng Cầu Giấy năm 1873, giết chết tớng giặc là Gácnie. Sau khi vua Tự Đức chết, Tôn Thất Thuyết là phụ chính đại thần đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế. Ông đã cùng với Nguyễn Văn Tờng quyết tâm xây dựng một triều đình chống Pháp, kiên quyết loại bỏ tất cả các ông vua và các quan lại cao cấp trong triều đình có t tởng chủ hoà và đầu hàng giặc, để lập một ông vua có tinh thần chống Pháp mà điển hình là vua Hàm Nghi. Những sự kiện trên chứng tỏ Tôn Thất Thuyết đã thể hiện một bản lĩnh kiên quyết và can trờng. ông đã lấy lợi ích của dân tộc đặt lên trên hết, đặt lợi ích của đất nớc lên hàng đầu “Nếu Tôn Thất Thuyết ra tay thiếu cơng

quyết, phái chủ chiến chắc chắn sẽ lâm vào thế nguy và triều đình Huế có thể đã nằm gọn trong tay ngời Pháp từ sau ngày Tự Đức mất. Hơn nữa, con ngời của Tôn Thất Thuyết luôn lấy Tổ Quốc làm trọng, xem Tổ Quốc còn lớn hơn cả cái nghĩa quân thần, nên hành động của ông càng đáng đợc ngời đời sau khen ngợi” [66 - 142]. Rõ ràng, Tôn Thất Thuyết đã thể hiện t tởng trung quân ái quốc rất tiến bộ. ông chỉ trung quân với một ông vua có tinh thần yêu nớc,

chống Pháp xâm lợc, hành động đó của ông đợc thể hiện trong t tởng trung với vua phải gắn với yêu nớc. T tởng của ông hoàn toàn xa lạ với kiểu trung quân một cách mù quáng. Vì vậy “Lòng yêu nớc của Tôn Thất Thuyết không chấp

nhận một sự thoả hiệp nào. Ông ta xem các quan lại chủ hoà nh kẻ thù của dân tộc...dù cho sự đánh giá ông của những ngời cùng thời thiên vị nh thế nào, một đạo đức lớn đã bộc lộ rõ nét trong mọi hoàn cảnh của đời ông, Đó là sự gắn bó kỳ lạ của ông đối với Tổ Quốc” [66, Tr 22]. Tôn Thất Thuyết trở thành thủ lĩnh thực sự của phong trào Cần vơng sau sự kiện thất bại của cuộc phản công kinh thành Huế. ông đã phò tá vua Hàm Nghi rời bỏ kinh thành, hai lần xuống chiếu Cần vơng. Vì vậy hành động của Tôn Thất Thuyết có tác dụng to lớn trong việc cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta, làm bùng nổ phong trào Cần vơng trên phạm vi cả nớc mà tiêu biểu là hai miền Trung-Bắc Việt Nam. Một vấn đề quan trọng nữa là cuối năm 1886 Tôn Thất Thuyết đã quyết định sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh để mu cuộc chống Pháp lâu dài, một số học giả cho rằng ông đã “đào ngũ” hoặc bỏ chạy. Sự thật, việc ông sang Trung Quốc để cầu viện là một tính toán sai lầm, là hạn chế trong t tởng của ông. Nhng việc ông đi cầu viện Mãn Thanh, cũng chỉ xuất phát từ lòng yêu nớc và quyết tâm mu cuộc chống Pháp lâu dài của ông mà thôi. Có thể khẳng định gia đình Tôn Thất Thuyết là một gia đình yêu nớc, có đóng góp quan trọng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Cha ông là Tôn Thất Đính bị giặc bắt đày ra Côn đảo và chết ở đó. mẹ ông, vợ ông đều quyết theo ông đi kháng chiến và chết dọc đ- ờng vì khí hậu khắc nghiệt. Các em trai của ông là Tôn Thất Lệ, Tôn Thất Hàm đều hy sinh trong cuộc kháng chiến. Các con của ông là Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Trọng, ngời thì hy sinh để bảo vệ vua. Ngời thì tuẫn tiết khi sự nghiệp không thành, ngời thì tham gia phong trào Đông Du sau này, có thể nói gia đình Tôn Thất Thuyết xứng đáng với danh hiệu, “toàn gia yêu nớc”, mà ngời đời phong tặng. Tôn Thất Thuyết luôn xứng đáng với lời ca ngợi của nhân dân,

“Nớc ta Quan tớng anh hùng

Bách quan văn vũ cũng không ai tày”

( Vè thất thủ kinh đô)

Một phần của tài liệu Phe chủ chiến trong triều đình huế nửa sau thế kỷ XIX (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w