Đánh giá về lòng yêu nớc và tinh thần chống Pháp của Vua Hàm Nghi.

Một phần của tài liệu Phe chủ chiến trong triều đình huế nửa sau thế kỷ XIX (Trang 67 - 68)

Hàm Nghi.

Việc Hàm Nghi lên ngôi vua là chủ tr- ơng của phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết. Là một vị vua mới 14 tuổi cho nên trong buổi đầu vua Hàm Nghi cha thể hiểu đợc vai trò của một vị hoàng đế trong bối cảnh đất nớc bị ngoại bang thống trị, cũng cha thể ý thức đợc đầy đủ về thù nhà, nợ nớc.

Vì vậy trong đêm 4/7/1883, khi thất bại trong cuộc phản công kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã vào triều tâu với vua và đa vua rời khỏi kinh thành. Lúc bấy giờ, Hàm Nghi còn hốt hoảng: “Ta có đánh nhau với ai đâu mà phải

chạy”. Song cuối cùng vua phải dấn thân vào cuộc trờng chinh chống Pháp đầy

gian lao và khổ ải. Vì thế, vua bắt đầu hiểu đợc sứ mệnh chống Pháp và vai trò của mình đối với dân tộc Nhà vua bị những gian lao mài luyện thành ng“ ời nhẫn nại và đón cuộc phong trần bằng thái độ rất thản nhiên”. [66, Tr215, 216]. Chính vì vậy, trong suốt thời gian kháng chiến của vua Hàm Nghi, ba bà Thái Hậu và vua Đồng Khánh, liên tục gửi th kêu gọi vua Hàm Nghi trở về, nh- ng nhà vua đã khẳng khái từ chối. Thực dân Pháp cũng đã từng nghĩ đến việc lập Hàm Nghi làm Tổng đốc bốn tỉnh Thanh- Nghệ-Tĩnh-Bình nhng nhà vua kiên quyết từ chối, tất cả mọi sự gian khổ, vinh hoa phú quý cũng không làm lay chuyển đợc ý chí của nhà vua. ông thờng nói với cận thần là a chết trong rừng hơn là trở về làm vua trong vòng cơng tỏa của ngời Pháp. Có thể nói: “ý

chí cơng quyết và thái độ không quỳ gối trớc kẻ thù của vua Hàm Nghi là niềm tự hào to lớn của những con dân biết cầm vũ khí chống lại quân xâm l- ợc”. [66, Tr221]. Vì thế, hình ảnh và phí phách anh hùng của ông vua trẻ tuổi

mãi mãi trở thành biểu tợng cao đẹp không phai mờ trong nhân dân. Sau khi bị bắt (1888), vua Hàm Nghi vẫn luôn thể hiện một thái độ khinh bỉ đối với kẻ thù và bọn tay sai. ông thản nhiên xuống tàu, chấp nhận cuộc sống lu đày ở An giê ri. ông khẳng khái: “Tôi thân đã tù, nớc đã mất thì đâu còn dám nghĩ đến cha mẹ, anh

chị em nữa”

[7, Tr183]. Chính kẻ thù cũng phải thừa nhận: “vua Hàm Nghi đã giữ đợc tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hởng vang dội khắp nớc. Với ý chí cơng quyết độc lập và dù ngời Pháp có đóng quân tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dơng một thái độ không hèn”

[66,Tr 210].

Một phần của tài liệu Phe chủ chiến trong triều đình huế nửa sau thế kỷ XIX (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w