Phe chủ chiến chính thức hành động mu cuộc chống Pháp tại kinh thành Huế.

Một phần của tài liệu Phe chủ chiến trong triều đình huế nửa sau thế kỷ XIX (Trang 48 - 53)

kinh thành Huế.

Việc phe chủ chiến đứng đầu là hai quan phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tờng có ý chí khôi phục chủ quyền, không chịu thi hành hoà ớc 1884, ráo riết xây dựng và chuẩn bị lực lợng, đã trở thành chiếc gai nhọn mà thực dân Pháp muốn phải nhổ ngay. Ngay từ sau khi vua Tự Đức băng hà, việc hai quan phụ chính Thuyết và Tờng dùng quyền lực của mình để chỉ đạo triều đình phế lập vua, loại bỏ những ông vua và các quan lại có t tởng đầu hàng Pháp, đã làm cho Pháp nổi giận. Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với phe chủ chiến mà đặc biệt là hai ông Thuyết và Tờng ngày càng trở nên căng thẳng. Thực dân Pháp quyết tâm loại bỏ Thuyết và Tờng ra khỏi Hội đồng phụ chính và nắm lấy nó, giải tán quân đội của phe chủ chiến và biến triều đình vua Hàm Nghi phụ thuộc hoàn toàn vào thực dân Pháp. Tớng Bơrie tuyên bố rằng: “Tôi

luôn luôn nghĩ rằng cái cách duy nhất để giải quyết hiện tình hiện nay là phải bắt cóc hai viên phụ chính”[20, Tr 150].

Ngày 27/6/1885, tớng Đờcuốcxy đợc cử vào Huế. Trớc khi vào Huế Đờcuốcxy cũng diện cho chính phủ Pháp: “Tôi mang theo tôi rất nhiều nỗi bất

bình với hai viên phụ chính. Tôi sẽ hành động khôn ngoan nhng cơng quyết”

[20, Tr150]. Ngày 31/5/1885, Bộ trởng ngoại giao Pháp là Phrâyxinê đã điện cho Khâm sứ Lơme phải tìm cách loại trừ Tôn Thất Thuyết ra khỏi triều đình Huế. Bức điện viết: “Không thể không trừng phạt hành vi của viên thơng th bộ

Binh của nớc Nam. Ông cho triều đình ấy biết rằng, chúng ta không thể chịu đựng đợc rằng Thuyết còn giữ chức phụ chính lâu nữa và phải đòi ngời ta cho bãi chức viên ấy và đa đi xa” [65, Tr611]. Đích thân tớng Đờcuốcxy cũng tuyên bố “đoạn chót việc này là ở Huế”.

Sau khi đến Huế, sáng 03/7/1885 tớng Đờcuốcxy mời Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tờng qua sông để “thơng nghị”, thực chất là để bắt sống hai ông. Tôn Thất Thuyết biết âm mu đó, cảnh giác cáo bệnh không đi, cử Nguyễn Văn Tờng và Phạm Thân Duật đi. Đờcuốcxy biết rằng bắt Tờng và Duật thì chẳng có ích gì, đối thủ chính của chúng là Tôn Thất Thuyết vì Thuyết là ngời đứng đầu phe chủ chiến và nắm binh quyền. Sau mấy lần bức bách, nài nỉ và c- ỡng ép Thuyết không sang gặp, Đờcuốcxy quyết định phái một bác sỹ đến xin chữa bệnh cho quan phụ chính. Nhng Thuyết từ chối khéo léo rằng mình không quen dùng thuốc Tây. Đờcuốcxy ngày càng lồng lộn quyết bắt cho đợc Tôn Thất Thuyết và giải tán Hội đồng phụ chính. Hắn cho Sămpô sang thơng thuyết với triều đình về nghi lễ triều yết. Với ý đồ muốn hạ nhục triều đình bằng cách yêu cầu vua Hàm Nghi phải xuống ngai ra đón, để hắn trao tờ hiệp ớc Giáp Thân (1884) mà nghị viện Pháp mới phê chuẩn. Tra ngày 04/7/1885 triều đình cử ngời sang sứ Pháp để tiếp tục bàn luận. Đờcuốcxy không tiếp, trịch thợng nói rằng chỉ đến ngày quan phụ chính Tôn Thất Thuyết khỏi bệnh sẽ bàn định. Bà Từ Dũ Thái Hậu lo ngại, cho đem vật phẩm sang tặng cũng bị Đờcuốcxy cự

tuyệt, không nhận. Sự căng thẳng đã lên đến cực độ, mâu thuẫn giữa phe chủ chiến và thực dân Pháp đã lên đến đỉnh điểm.

Tối ngày 04/7/1885, Đờcuốcxy bày tiệc chiêu đãi bọn sỹ quan Pháp tại Sứ quán và họp bàn kế hoạch hành động, chúng âm mu tổ chức một cuộc thị uy lớn đúng vào hôm triều yết của vua Hàm Nghi. Chừng 11 giờ đêm, tiệc vừa tan thì xung quanh Sứ quán Pháp có tiếng huyên náo khác thờng, ghe thuyền qua lại trên sông không ngớt, nhng bọn Pháp vẫn chủ quan, trở về coi thờng nh không có chuyện gì xẩy ra.

Trong lúc đó, Tôn Thất Thuyết đã bí mật phân chia các doanh vệ phòng thủ kinh thành ra hai đạo, một đạo do Tôn Thất Lệ chỉ huy, có nhiệm vụ vợt sông Hơng để phối hợp quân ở trại Thuỷ s, tấn công thẳng vào toà sứ Pháp, nơi đặt đại bản doanh của Đờcuốcxy. Đạo thứ hai do đích thân Tôn Thất Thuyết chỉ huy cùng với Trần Xuân Soạn có nhiệm vụ đánh úp, tiêu diệt toàn bộ lực lợng quân Pháp đóng trong đồn Mang Cá. Ngoài ra, một lực lợng nhỏ bố trí mai phục ở cầu Thanh Long có nhiệm vụ tiêu diệt bọn sỹ quan Pháp vừa dự tiệc ở sứ quán Pháp trở về Mang Cá đi qua đó.

Khoảng 1 giờ sáng ngày 05/7/1885 khi trăng vừa mọc, trong cảnh khuya tĩnh mịch của chốn đế đô, bỗng nghe một tiếng nổ đại bác xé trời, rồi kế đó tiếng súng nổ rền vang, lửa cháy rực trời ở Mang Cá và cả bên kia sông Hơng, nơi có sứ quán Pháp. Tại Mang Cá các trại lính của Pháp bị đốt cháy, lợi dụng ánh lửa, Tôn Thất Thuyết cho quân phá cửa Tây xông vào trong đồn. Bọn lính và sỹ quan Pháp thức dậy, nghe tiếng súng vô cùng hoảng loạn, tháo chạy hỗn loạn. Đại uý Rurno bị một phát đạn xuyên qua ngực chết ngay. Đại uý Druanh bị gãy hai ống chân, Đại uý Rơruăng bị tử thơng. Viên đại tá Péc nô chỉ huy quân Pháp ở Mang Cá vội vàng trấn tĩnh tinh thần cho quân lính, chia quân thành ba đội cố chống giữ và bắt đầu phản công. Khi đó ở phía Nam toà sứ quán Pháp, Tôn Thất Lệ ra lệnh cho quân hành động, quân ta phát hoả, đốt cháy

mấy doanh trại và một số nhà xung quanh sứ quán Pháp, đại bác của ta đợc chở bằng thuyền qua sông Hơng, nhất loạt nổ súng vào bên trong.

Quân Pháp đang ngủ, nghe tiếng nổ, choảng tỉnh dậy, thấy khói và lửa ngút trời, chúng hốt hoảng bỏ chạy, tinh thần vô cùng hoảng loạn, nhiều tên không kịp mặc quần áo, nhiều tên không kịp mang súng. Tại dinh sứ quán, nơi Đờcuốcxy đang trú ẩn, mái nhà và gầm toà sứ bị trúng đạn sụp đổ nhiều chỗ. Từ các cửa sổ của các toà nhà này, quân Pháp bắn loạn xạ vào các đám cháy và những nhóm ngời mà họ nhìn thấy qua ánh lửa. Vì vậy, quân của Tôn Thất Thuyết không thể vào sâu đợc.

Từ 2 giờ sáng trở đi, khi thấy trong đồn Mang Cá có vẻ im ắng, Trần Xuân Soạn ngờ rằng quân pháp ở đây đã bị tiêu diệt hết nên hạ lệnh chuyển đại bác đặt trên mặt thành Huế và cho chuyển thêm súng lớn đặt ở gần cửa thợng tứ, bắn qua sông Hơng và vào gần sứ quán Pháp, đạn đại bác đã rơi trúng nhiều mục tiêu của toà nhà gây h hại nặng. Đờcuốcxy không dám ra ngoài, chỉ ra lệnh cho quân Pháp cố thủ chờ trời sáng.

Khi những giờ phút kinh hoàng đã qua, quân Pháp ở đồn Mang Cá dới sự chỉ huy của đại tá Pécnô bắt đầu tổ chức cuộc phản công. Pécnô thấy lửa cháy nhiều nơi, e khó có thể dập tắt nên chuyển sang chiếm hoàng thành. Hắn chia quân làm ba đội kéo đi. Dọc đờng, quân Pháp ra sức bắn phá, đốt cháy các bộ, viện, doanh trại, dinh thự, nhà cửa và giết hại bất cứ ai mà chúng gặp, bất kỳ già trẻ, gái trai, tiếng than khóc, kêu la xen lẫn tiếng súng đạn làm náo động cả kinh thành.Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn đốc quân kháng cự kịch liệt. Trong tiếng trống trận đổ liên hồi, tiếng thanh la cùng với tiếng hò hét xung trận, quân ta vừa dùng súng, vừa dùng mã tấu, đoản đao chặn đánh quân Pháp, khiến cho quân Pháp hốt hoảng, trong Trung uý Lacơroa bị 1 viên đạn xuyên qua bụng. Trung uý Hâysen bị tử thơng, nhiều tên lính Pháp bị tiêu diệt. Đến gần sáng, đại bác của ta bắn tha dần vì đã gần hết đạn, quân ta bắt đầu đợc lệnh vừa kháng cự vừa rút lui. Quân pháp bắt đầu tập trung lực lợng để phản công

mạnh. Để kích động quân lính, Đờcuốcxy lệnh cho chúng đợc tự do hành động trong vòng 48 giờ, quân Pháp bị ta phục kích tại cầu Thanh Long và bị giết khá nhiều. Tuy vậy, chúng vẫn liều chết vợt qua đợc trận địa mai phục của ta, xông vào cửa Hiển nhân của hoàng thành. Đến khoảng hơn 8 giờ sáng ngày 5/7/1885, quân Pháp chiếm đợc kỳ đài và đến 9 giờ sáng chúng chiếm đợc hoàng thành. Nhng hoàng thành lúc này đã trở nên hoang vắng. Cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế thất bại.

Một phần của tài liệu Phe chủ chiến trong triều đình huế nửa sau thế kỷ XIX (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w