C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập Nxb CTQG Hà Nội 199 3 Tập 1 3 Tr 15.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 55 - 56)

- Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội: Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người nhất là tư tưởng khoa học có thể vượt trước tồn tại xã hội. Nó dự kiến được quá trình khách quan của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, tư tưởng khoa học tiên tiến không thoát ly khỏi tồn tại xã hội mà phản ánh chính xác, sâu sắc tồn tại xã hội.

- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình. Không thể giải thích một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có mà không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó. Thừa nhận tính kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng giúp chúng ta giải thích hiện tượng vì sao một nước có trình độ phát triển tương đối kém về kinh tế nhưng tư tưởng lại phát triển ở trình độ cao (Pháp ở thế kỷ XVIII lạc hậu hơn Anh về kinh tế nhưng tư tưởng lại tiên tiến hơn Anh; Đức ở thế kỷ XIX lạc hậu hơn Anh và Pháp về kinh tế nhưng tư tưởng thì tiến bộ hơn rất nhiều).

- Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội. Chính vì điều này mà ở mỗi hình thái ý thức xã hội có những mặt có những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất. Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội thì ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động tư tưởng như triết học, văn hóa nghệ thuật,... mà tách rời đường lối chính trị đổi mới đúng đắn của Đảng sẽ không tránh khỏi những sai lầm.

- Ý thức xã hội tác động trở lai đối với tồn tại xã hội theo hai hướng tích cực và tiêu cực.

Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phải thông qua các điều kiện kinh tế xã hội: Ph.Ăngghen viết: “Sự phát triển của chính trị,pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,.. đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”48

DANH MỤC TÀI LỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác-Lênin (Dùng cho các trường đại học, cao đẳng), Nxb CTQG, Hà Nội.

2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb CTQG, Hà Nội.

3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1994), Giáo trình triết học Mác- Lênin (chương trình cao cấp).

4. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, XIX, X.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w