Hồ Chí Minh toàn tập Nxb CTQG Hà Nội 1996 Tập 5 Tr 234.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 29 - 30)

Nhận thức thông thường (tiền khoa học) được hình thành một cách tự phát và

trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động sản xuất. Nó thường phản ánh môi trường xã hội và tự nhiên gần gũi với cuộc sống của con người, nó phản ánh tất cả những chi tiết cụ thể và những sắc thái ý nghĩa của nó của đặc điểm hoàn cảnh. Vì thế nó gần hơn với hiện thực trực tiếp của cuộc sống. Tuy nó ở trình độ thấp hơn nhưng không là cái tầm thường mà có vai trò thường xuyên và phổ biến chi phối hoạt động của con người. Hơn nữa trong lòng nó đã xuất hiện mầm mống của nhận thức khoa học, là kho tàng để các khoa học cụ thể tìm kiếm nội dung của mình. Ngày nay, nó còn chịu ảnh hưởng tác động rất lớn của nhận thức khoa học.

Nhận thức khoa học được hình thành một cách tự giác mang tính trừu tượng và

khái quát cao. Nó phản ánh dưới dạng lôgíc trừu tượng những thuộc tính, kết cấu, những mối quan hệ bản chất, những quy luật của thế giới khách quan. Nó được thể hiện trong các phạm trù, quy luật của khoa học và đến lượt nó, các phạm trù, quy luật trở thành chỗ dựa, công cụ của nhận thức khoa học. Nhận thức khoa học có tính khách quan, tính chân thực, tính hệ thống và tính có căn cứ. Ngôn ngữ của nhận thức khoa học là ngôn ngữ “nhân tạo”, chuyên môn hóa và phải sử dụng hệ thống các phương tiện, phương pháp nghiên cứu chuyên môn. Nhận thức khoa học không chỉ dùng nhận thức thông thường làm nguồn, làm cơ sở của mình mà còn luôn tác động đến, và xâm nhập vào nhận thức thông thường làm cho nhận thức thông thường phát triển, làm tăng hàm lượng khoa học cho nhận thức của con người.

Thấy rõ vai trò của nhận thức khoa học, Đảng ta khẳng định phải “vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phát triển và kết hợp chặt chẽ các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ ... làm chỗ dựa khoa học cho việc triển khai thực hiện Cương lĩnh, Hiến pháp, xác định phương hướng, bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng pháp luật, các chính sách, kế hoạch và chương trình kinh tế - xã hội”23.

Thực tiễn.

Thực tiễn là một giai đoạn của nhận thức, để nhận thức đạt đến chân lý khách quan. Nó không nằm trong nhận thức, thuộc về nhận thức.Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức và là mục đích cuối cùng của nhận thức. Thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng mà đòi hỏi những tri thức đã đạt được vẫn thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo để tiếp tục bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện hơn. Quán triệt tiêu chuẩn thực tiên giúp chúng ta tránh được những sai lầm giáo điều, bảo thủ, chủ quan và chủ nghĩa tương đối.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 29 - 30)