Nguyên tắc bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội trong mối quan hệ này là bảo đảm sự công bằng giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội được kết hợp hài hòa.
Người chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội chỉ đòi hỏi thõa mãn những nhu cầu cá nhân mà không thực hiện nghĩa vụ với xã hội, người đó không nhận thức được nếu không đảm bảo những lợi ích cơ bản của xã hội thì không thể thực hiện được lợi ích cá nhân chân chính. Ngược lại, chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân là quan niệm sai lầm về lợi ích xã hội, về chủ nghĩa tập thể và thực chất đó chỉ là tư tưởng bình quân chủ nghĩa không quan tâm lợi ích cá nhân, coi nhẹ việc hình thành và phát huy bản sắc cá nhân, tài năng cá nhân, xem thường các nguyện vọng, tâm tư, ý kiến của cá nhân, không thấy được sự phát triển của xã hội là do đóng góp tích cực của mọi cá nhân trong xã hội.
c) Vai trò của quần chúng nhân dân và vĩ nhân lãnh tụ trong lịch sử.
Các khái niệm.
Quần chúng nhân dân là khái niệm mang tính lịch sử, gắn với những hình thái
kinh tế - xã hội nhất định. Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào, quần chúng nhân dân đều được xác định bởi: Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất, đây là bộ phận hạt nhân của quần chúng nhân dân; Bộ phận dân cư chống lại những lực lượng xã hội phản động ngăn cản sự tiến bộ xã hội; Những giai cấp, những tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất có khả năng nắm bắt được những vấn đề cơ
bản nhất và đạt được những thành tựu trong một lĩnh vực nhất định của hoạt động khoa học và thực tiễn.
Lãnh tụ là vĩ nhân, nhưng đồng thời là người dẫn dắt, định hướng cho hoạt động
của dân tộc, của quần chúng nhân dân. Phẩm chất cơ bản của lãnh tụ là: Có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu hướng vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại; Có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của họ hướng vào nhiệm vụ cụ thể của dân tộc hoặc của thời đại; Hy sinh quên mình cho lợi ích của dân tộc, quốc tế và thời đại.
Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng nhân dân và vĩ nhân - lãnh tụ.
Trước khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, các nhà triết học duy tâm và duy vật đều không hiểu đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân và mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với vĩ nhân lãnh tụ.
Tư tưởng tôn giáo cho rằng mọi thay đổi trong xã hội đều do ý chí của đấng tối cao và được các cá nhân thực hiện.triết học duy tâm cho rằng lịch sử nhân loại là lịch sử của các bậc vua chúa, anh hùng hào kiệt, thiên tài lỗi lạc. Còn quần chúng nhân dân chỉ là lực lượng tiêu cực, là phương tiện của các bậc vĩ nhân mà thôi. Các nhà triết học duy vật trước Mác tuy không tin vào thần linh, thượng đế, nhưng cũng không hiểu được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, nếu họ không tuyệt đối hóa vai trò của vĩ nhân lãnh tụ thì cũng rơi vào tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân mà phủ định vai trò của vĩ nhân lãnh tụ.
Mãi đến chủ nghĩa Mác - Lênin mới có quan điểm đúng đắn, khoa học về mối quan hệ này.
Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử và là chủ thể của lịch sử, bởi lẽ:
Họ là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần của lịch sử (là lượng sản xuất trực tiếp và cơ bản của mọi giai đoạn phát triển của lịch sử);
Họ là chủ thể của hoạt động cải biến các quá trình kinh tế - xã hội (là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội);
Lợi ích của quần chúng nhân dân vừa là điểm khởi đầu vừa là mục đích cuối cùng của mội hoạt động cách mạng.
Vai trò của vĩ nhân lãnh tụ trong lịch sử:
Lãnh tụ có vai trò là người có thể thúc đẩy nhanh tiến trình cách mạng, mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của quần chúng nhân dân nếu họ hiểu và vạn dụng đúng quy luật khách quan. Song họ cũng là người có thể làm lùi bước lịch sử nếu họ làm trái quy luật. Lãnh tụ là người sáng lập các tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp nhân tài và là linh hồn của các tổ chức đó. Không có lãnh tụ cho mọi thời đại, lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong thời đại đó, vượt qua giới hạn của thời đại lãnh tụ có thể mất đi vai trò tiên phong của họ.
Lãnh tụ có vai trò đó bởi lẽ từ những phẩm chất cơ bản của họ đã quy định họ có các chức năng: Nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại dựa trên cơ sở những hiểu biết quy luật khách quan của các quá trình kinh tế - chính trị - xã hội; Định hướng chiến lược, hoạch định chương trình hành động cách mạng; Tổ chức lực lượng, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân và thống nhất hành động của họ vào những vấn đề then chốt nhất.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đánh gía cao vai trò vĩ nhân lãnh tụ, nhưng kiên quyết chống tệ sùng bái cá nhân. Tệ sùng bái cá nhân thường dẫn đến bè phái, mất đoàn kết, tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực như xu nịnh, quan liêu, gia trưởng ... Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn coi sùng bái cá nhân là hiện tượng hoàn toàn xa lạ với hệ tư tưởng của giai cấp vô sản.
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam và phong trào công nhân - cộng sản quốc tế và của nhân loại tiến bộ suốt đời luôn gắn bó với quần chúng nhân dân, yêu thương và hết mực tôn trọng quần chúng nhân dân. Người luôn căn dặn cán bộ, Đảng viên phải học hỏi ở dân, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.