cấp”, đến chế độ cộng sản chủ nghĩa, chỉ những người đó mới thấm nhuần được thực chất của học thuyết của Mác về nhà nước”40.
Theo bản chất đó, nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp. Theo Ph.Ăngghen, nhà nước “chẳng qua là bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, điều đó trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ”41. Nhà nước chỉ là sự phản ánh một cách tập trung lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị trong sản xuất.
Bản chất của nhà nước được thể hiện ở đặc trưng và chức năng của Nhà nước.
Đặc trưng và chức năng của Nhà nước.
Nhà nước có những đặc trưng cơ bản:
a. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định, trong đó quyền lực nhà nước trực tiếp tác động đến từng dân cư trong lanh thổ bất kể họ thuộc quan hệ huyết thống nào. Đây là điểm khác biệt giữa nhà nước với thị tộc, bộ lạc.
b. Nhà nước là sự thiết lập quyền lực công cộng đối với toàn xã hội mà bộ phận quan trọng nhất là bộ máy công chức thường trực, các đội vũ trang đặc biệt như quân đội, hiến binh, cảnh sát. Quyền lực này mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.
Nếu người đứng đầu thị tộc, bộ lạc thực hiện chức năng quản lý bằng sức mạnh truyền thống, đạo đức và uy tín của những người đại diện, thì những người đại diện cho nhà nước lại thực hiện quyền lực của mình dựa trên cơ sở sức mạnh của pháp luật. Cơ quan quyền lực nhà nước từ xã hội mà ra nhưng ngày càng thoất khỏi nhân dân và đối lập với nhân dân.
c. Nhà nước đặt ra chế độ thuế khóa để nuôi bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước sở dĩ tồn tại được là do sống bám vào những thần dân do nó thống trị. Về cơ bản, mọi nhà nước đều sống được nhờ sự chu cấp của nhân dân.
Nhà nước có hai chức năng chính: Khi xem xét phạm vi tác động quyền lực nhà nước ở tầm vĩ mô thì nhà nước có hai chức năng đối nội và đối ngoại. Khi xem xét nhà nước ở góc độ tính chất của quyền lực chính trị thì nhà nước có hai chức năng thống trị chính trị và xã hội.
Trong đối nội: Nhà nước sử dụng một cách thường xuyên và có hệ thống những công cụ bạo lực để duy trì các giai cấp bị áp bức trong vòng trật tự đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống trị, đàn áp các cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai cấp thống trị. Nhà nước cũng sử dụng bộ máy tuyên truyền, các cơ quan văn hóa , giáo dục, các tổ chức xã hội tuyên truyền làm cho tư tưởng và tổ chức của giai cấp thống trị chiếm địa vị thống trị trong toàn xã hội.
Trong đối ngoại, Nhà nước bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi của giai cấp thống trị khỏi bị xâm lược bởi các nước khác. Nhà nước cũng mở rộng lãnh thổ của mình bằng cách xâm lược các nước khác và thống trị các dân tộc khác.
Chức năng đối nội và đối ngoại là hai mặt của một thể thống nhất, trong đó chức năng đối nội là chủ yếu. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chức năng đối ngoại, ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác