V.I Lênin toàn tập Nxb Tiến bộ Mátxcơva 197 7 Tập 39 Tr 17-18.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 42 - 43)

hữu đối với tư liệu sản xuất; Họ có vai trò khác nhau trong việc tổ chức lao động xã hội; Họ có những phương thức và quy mô thu nhập khác nhau về của cải xã hội. Bốn đặc trưng này có quan hệ mật thiết nhau, trong đó đặc trưng thứ hai là cơ bản nhất, chi phối các đặc trưng khác. Thiếu một trong bốn đặc trưng đó thì không thành giai cấp.

Giai cấp không là phạm trù xã hội thông thường mà là phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử. Sự khác nhau giữa các tập đoàn người về địa vị trong một chế độ kinh tế - xã hội tất yếu dẫn đến tập đoàn này chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác. Đó là bản chất của quan hệ giai cấp đối kháng.

Nguồn gốc và kết cấu giai cấp.

Xã hội loài người không phải bao giờ cũng tồn tại các giai cấp. “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định của sản xuất”33.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử khẳng định nguồn gốc của giai cấp trong xã hội là do nguyên nhân kinh tế. Trong xã hội nguyên thủy do lực lượng sản xuất còn thấp kém, chưa có khả năng khách quan chiếm đoạt lao động nên chưa xuất hiện giai cấp. Khi sản xuất xã hội dần dần phát triển, chế độ tư hữu ra đời, xã hội mới bắt đầu phân hóa thành giai cấp. Sự phân hóa thành giai cấp là kết quả tất nhiên của chế độ kinh tế dựa trên chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Mỗi một kết cấu giai cấp trong xã hội bao giờ cũng có giai cấp cơ bản và giai cấp không cơ bản. Những giai cấp cơ bản là những giai cấp xuất hiện và tồn tại gắn liền với phương thức sản xuất thống trị của xã hội. Những giai cấp khác không gắn liền với phương thức sản xuất thống trị đều là giai cấp không cơ bản (Trong xã hội phong kiến, giai cấp cơ bản là giai cấp phong kiến địa chủ và giai cấp nông dân. Các giai cấp khác như tiểu tư sản và tư sản ra đời trong xã hội phong kiến đều là giai cấp không cơ bản).

Đấu tranh giai cấp.

Đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp mà lợi ích cơ bản của họ đối lập nhau. Lênin nhấn mạnh, đấu tranh giai cấp trong lịch sử và trong thời đại ngày nay thực chất là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”34.

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp, nhất là đối với xã hội có giai cấp đối kháng. Vai trò đó của đấu tranh giai cấp thể hiện trước hết ở chỗ: sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất già cỗi nhằm chuyển chế độ xã hội lỗi thời sang một chế độ xã hội cao hơn. Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng đại biểu cho lực lượng sản xuất mới với giai cấp bóc lột thống trị đại biểu cho những lợi ích gắn liền với quan hệ sản xuất lỗi thời đang thống trị. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết bằng cách mạng xã hội.

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp. Song, quy luật ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, vào các giai cấp tham gia đấu tranh, vào giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, có thể thấy có bản

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w