C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập Nxb CTQG Hà Nội 1994 Tập 20 Tr 253.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 48 - 49)

Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”43.

Chuyên chính vô sản tất yếu và bắt buộc phải trấn áp bằng bạo lực với những kẻ bóc lột với tính cách là một giai cấp. Đối với các giai cấp và tầng lớp trung gian khác, chuyên chính vô sản là thiết chế cần thiết để bảo đam sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhân dân.

Trong khi nhấn mạnh chuyên chính vô sản là sự thống trị chính trị của giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nên chuyên chính vô sản là phương thức, là phương tiện, là hình thức bảo vệ sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân tất yếu phải sử dụng bạo lực; Chủ nghĩa Mác - Lênin xem mặt tổ chức, xây dựng là thuộc tính cơ bản nhất của chuyên chính vô sản. Chuyên chính vô sản là sự liên minh đặc biệt giữa giai cấp công nhân với nhân dân lao động không vô sản, là nền dân chủ rộng rãi đối với mọi quần chúng nhân dân.

Trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước chuyên chính vô sản có nhiều hình thức, nhưng bản chất của nó chỉ là một: chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân.

15: Vấn đề cá nhân và xã hội.

a) Quan niêm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người.

Khái niệm chung về con người.

Mỗi khoa học nghiên cứu về con người theo cách riêng của mình. Các khoa học cụ thể nghiên cứu con người bằng cách chia hệ thống thành các yếu tố. Triết học nghiên cứu con người bằng cách tổng hợp các yếu tố thành hệ thống chỉ ra bản chất của con người.

Trong sự phát triển của triết học có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc và bản chất con người. Các nhà triết học thời cổ đại coi con người là một vũ trụ thu nhỏ. Tôn giáo xem con người là thực thể nhị nguyên kết hợp giữa tinh thần và thể xác. Hêghen xem con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là bước cuối cùng của cuộc diễu hành của ý niệm tuyệt đối trên trái đất. Phơ Bách lại đưa ra quan niệm mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất của con người và chỉ con người mới có tư duy, biết tư duy. Nhưng Phơ bách không giữ được lập trường duy vật của mình khi đi vào phân tích những vấn đề cơ bản về bản chất con người, về lịch sử xã hội loài người. Phơ Bách tự coi triết học của mình là triết học nhân bản, nhưng khi xem xét con người ông đã tách rời họ với hoạt động thực tiễn trong điều kiện lịch sử nhất định, ông không biết đến những quan hệ giữa người với người nào khác ngoài quan hệ tình yêu và tình bạn được lý tưởng hóa.

Tuy giải dáp bằng những cách khác nhau, nhưng các triết thuyết đều tập trung vào những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất là: Con người từ đâu sinh ra? Ý nghĩa của cuộc sống con người là gì? Quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người trong mỗi thời đại lịch sử là như thế nào? Con người có thể làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình hay không? Con người phải làm gì để có cuộc sống xứng đáng với con người.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w