Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 35 - 36)

lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng:

Thứ nhất, quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng

quyết định của lực lượng sản xuất. Trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là yếu tố nămg động nhất, cách mạng nhất và là nội dung của phương thức sản xuất. Còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, là hình thức của phương thức sản xuất.

Trong mối quan hệ nội dung - hình thức thì nội dung quyết định hình thức. Vì thế, quan hệ sản xuất luôn biến đổi phù hợp theo tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó làm cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Khi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến mức nào đó, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có, nó đòi hỏi xóa bỏ quan hệ sản xuất đó để hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất đang phát triển. Khi đó, phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới xuất hiện.

Sự phát triển từ thấp lên cao của lực lượng sản xuất qua các thời kỳ lịch sử đã quyết định thay thế các quan hệ sản xuất từ thấp lên cao đưa loài người phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội với các kiểu quan hệ sản xuất khác nhau từ thấp lên cao.

Thứ hai, tuy bị lực lượng sản xuất quyết định nhưng quan hệ sản xuất vẫn luôn

tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.

Khi quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự trói buộc, kìm hãm của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất còn xảy ra ngay cả khi quan hệ sản xuất vượt trước không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất vì nó quy định mục đích của sản xuất, ảnh hưởng quyết định thái độ lao động của người lao động, kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến công cụ lao động, áp dụng thành tựu khoa học vào quá trình sản xuất, việc hợp tác và phân công lao động...

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh giai cấp với cách mạng xã hội mới giải quyết được mâu thuẫn đưa xã hội tiến lên.

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là biểu hiện sự vận động nội tại của phương thức sản xuất và biểu hiện tính tất yếu của sự thay thế các phương thức sản xuất từ thấp lên cao. Mối quan hệ này được phát biểu thành quy luật: quan hệ sản xuất phải luôn luôn phù hợp với tính chất và trình độ của lực

lượng sản xuất. Đây là quy luật phổ biến tác động trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài

người phát triển từ thấp đến cao.

c), Vận dụng quy luật này vào thực tiễn nước ta hiện nay

- Trước 1986, do không tuân thủ quy luật mà Việt Nam đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

- Từ 1986 đến nay, do tôn trọng quy luật quan hệ sản xuất phải luôn thích ứng với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất mà Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng và đang trở thành nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w