- Nhận thức không là một hành đông tức thời, đơn giản, máy móc và thụ động mà là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
- Cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn là mục đích, tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức là qua strinhf con người phản ánh một cách biện chứng, năng động, sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử-xã hội.
b) Bản chất của nhận thức (những nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức).
Quan điểm của các nhà triết học duy tâm.
Nói chung các nhà triết học duy tâm không thừa nhận nhận thức là phản ánh thế giới khách quan. Những người duy tâm khách quan khi thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới, thì sự nhận thức đó không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan mà chỉ là sự tự nhận thức của ý niệm, tư tưởng tồn tại ở ngoài con người. Những người duy tâm chủ quan coi mọi tồn tại đều là phức hợp của những cảm giác, biểu tượng của con người, nên nhận thức theo họ chỉ là nhận thức các cảm giác, biểu tượng của con người (tự nhận thức ý thức của mình về thế giới).
Những người theo thuyết hoài nghi thì nghi ngờ tính chính xác của tri thức, biến nghi ngờ thành nguyên tắc của nhận thức, thậm chí nghi ngờ cả sự tồn tại của thế giới.
Những người theo thuyết không thể biết thì phủ nhận khả năng nhận thức của con người về thế giới.
Quan điểm của các nhà triết học duy vật trước Mác.
Trái với chủ nghĩa duy tâm, những người duy vật luôn thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người và coi nhận thức là qua trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên, do hạn chế bởi phương pháp siêu hình nên họ không giải quyết được một cách thực sự khoa học những vấn đề của lý luận nhận thức, chưa thấy một cách đầy đủ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với cảm giác, tư
duy, ý thức của con người.
Hai là, Con người có khả năng nhận thức thế giới. Về nguyên tắc không có và
không thể có bất cứ đối tượng nào mà con người không thể nhận thức được. Con người có sức mạnh trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Con người (cá nhân, nhóm người, giai cấp, dân tộc hoặc nhân loại) là chủ thể
của nhận thức. Nhưng không phải bất kỳ người nào cũng là chủ thể nhận thức, mà chỉ
những ai tham gia vào hoạt động xã hội, nhằm biến đổi và nhận thức khách thể mới là chủ thể nhận thức.
Khách thể nhận thức không đồng nhất với toàn bộ thế giới hiện thực, mà chỉ một bộ phận nào đó của hiện thực mà nhận thức hướng tới nắm bắt. Nó chỉ là một bộ phận nào đó nằm trong miền hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của chủ thể.
Ba là, Nhận thức không là hành động tức thời đơn giản, máy móc và thụ động
mà là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Bốn là, Cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng có sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc biện chứng. Lôgíc hình thức là khoa học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy như sự phản ánh sự vật, hiện tượng ở trạng thái đứng im, ổn định tương đối. Lôgíc biện chứng nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy như sự phản ánh sự vật, hiện tượng ở trạng thái vận động và phát triển của chúng.
Như vậy, Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người,
là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc người về hiện thực khách quan, là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội.
c)Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.