Ngày nay khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học kỹ thuật được vận dụng nhanh và rộng rãi vào sản xuất có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển. Những tư liệu sản xuất, những tiến bộ của công nghệ và phương pháp sản xuất là kết quả vật chất của nhận thức khoa học. Thời đại ngày nay tri thức khoa học trở thành một bộ phận cần thiết của kinh nghiệm và tri thức của người sản xuất, và được phát triển mạnh mẽ. Đó là lực lượng sản xuất to lớn, thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội của con người.
Quan hệ sản xuất: là mối quan hệ giữa người lao động với người lao động trong
quá trình sản xuất vật chất. Tính chất của quan hệ sản xuất được biểu hiện là chúng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
Quan hệ sản xuất gồm các yếu tố: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; Quan hệ tổ chức quản lý trong sản xuất vật chất; Quan hệ phân phối sản phẩm lao động do quá trình sản xuất vật chất tạo ra.
Ba mặt đó có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với các quan hệ khác. Bản chất của bất cứ kiểu quan hệ sản xuất nào, trước hết do quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất quyết định. Những thời đại khác nhau của lịch sử nhân loại phụ thuộc vào những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu thống trị trong thời đại đó.
c) Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. hội.
Phương thức sản xuất là cách thức mà con người làm ra của cải vật chất trong
một giai đoạn lịch sử nhất định. Nó chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
Lịch sử loài người trước hết là lịch sử của sản xuất vật chất, lịch sử vận động của các phương thức sản xuất lần lượt thay thế nhau đi từ thấp đến cao, là lịch sử của nhân dân lao động trực tiếp sản xuất ra vật chất cho xã hội. Do đó, muốn hiểu lịch sử phát triển của xã hội loài người trước hết phải hiểu lịch sử phát triển của sản xuất vật chất của con người trong các giai đoạn lịch sử.
Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên vận động và phát triển theo quy luật đặc thù của nó. Tuy nhiên, giữa xã hội và tự nhiên luôn diễn ra sự trao đổi vật chất. Sự trao đổi đó được thực hiện trong quá trình sản xuất vật chất của con người. Nếu tách lịch sử xã hội loài người với lịch sử phát triển sản xuất vật chất thì không thể hiểu được loài người phải trải qua những hình thái kinh tế-xã hội đi từ thấp đến cao.
Sản xuất vật chất là lực lượng chủ yếu và là động lực cơ bản thúc đẩy lịch sử phát triển, xã hội tiến lên. Đó là điều kiện quyết định đời sống con người, là yếu tố tất yếu khách quan đối với sự sinh tồn của xã hội. Xã hội không thể thõa mãn nhu cầu của mình bằng cái đã có sẵn trong giới tự nhiện. Để duy trì đời sống của mình con người phải tiến hành sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất là một điều kiện cơ bản của mọi xã hội, là động lực phát triển chung của mọi chế độ xã hội trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử.
Xã hội là một hệ thống và trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, tính chất và kết cấu xã hội không phải do nguyện vọng và ý chí của cá nhân, tập đoàn và cũng không do hình thức nhà nước nào quy định mà do phương thức sản xuất quyết định. Phương thức sản xuất thống trị trong mỗi xã hội quyết định tính chất của chế độ xã hội, tính chất giai
cấp, kết cấu giai cấp-xã hội, và các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học…
Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có phương thức sản xuất đặc thù riêng. Sư thay thế các phương thức sản xuất khác nhau là cơ sở của sự thay thế các hình thái kinh tế-xã hội. Phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định sự chuyển biến xã hội loài người qua các giai đoạn khác nhau. Mỗi phương thức sản xuất mới ra đời là một giai cấp mới lên cầm quyền. Kết cấu kinh tế-xã hội thay đổi thì những quan hệ xã hội cũng đều biến đổi theo.
C.Mác nói: “Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thây đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”26.
Lịch sử loài người trước hết là lịch sử của sản xuất vật chất, lịch sử vận động của các phương thức sản xuất lần lượt thay thế nhau đi từ thấp đến cao.
11)Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất). phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất).