phóng dân tộc và giải phóng xã hội; là giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và quốc tế, giữa mở rộng giao lưu quốc tế với giữ gìn độc lập, bản sắc dân tộc.
Giai cấp - Nhân loại.
Khái niệm nhân loại chỉ toàn thể cộng đồng người sống trên trái đất hàng triệu năm nay. Nhân loại, một mặt phân chia thành giai cấp, tầng lớp có vai trò xã hội và lợi ích khác nhau; Mặt khác lại chia thành các cộng đồng tộc người có trình độ phát triển khác nhau. Nhân loại là một chỉnh thể thống nhất, bản chất người quy định lợi ích chung và quy luật phát triển chung của cả cộng đồng.
Những quan niệm trước C.Mác về quyền con người, bản chất con người và tính thống nhất toàn nhân loại còn trừu tượng và phiến diện. Họ không chú ý đén tính lịch sử của khái niêm nhân loại.
Quy luật tồn tại và phát triển của nhân loại đòi hỏi con người không ngừng đấu tranh cải tạo thiên nhiên bằng lao động sáng tạo và cải tạo môi trường xã hội của mình. Trong sự phát triển mỗi con người dân tộc và tòan nhân loại không ngừng đấu tranh gạt bỏ những quan hệ xã hội lỗi thời, xây dựng một môi trường xã hội nhân bản nhất, ở đó mọi người đều có điều kiện để phát triển toàn diện những năng lực bản chất của mình và của mọi người.
Trong xã hội có giai cấp, vấn đề giai cấp không chỉ là vấn đề riêng của một giai cấp, tầng lớp nào mà là vấn đề của toàn nhân loại. Đấu tranh giải phóng giai cấp không tách rời vơi đấu tranh giải phóng nhân loại. Đấu tranh giải phóng nhân loại khỏi mọi sự áp bức không tách rời với đấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền với dân tộc và sự phát triển của mỗi thời đại. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước gộp lại”37. Như vậy, sự thống trị giai cấp không phải bao giờ cũng cản trở sự phát triển của nhân loại. Trên thực tế, ngay trong sự thống trị giai cấp là tất yếu thì nó vẫn luôn mâu thuẫn với bản chất của loài người là hợp tác hưũ nghị, lao động tự do và sáng tạo.
Chủ nghĩa Mác - Lênin không phủ nhận những giá trị toàn nhân loại mang tính vĩnh cửu trong khi khẳng định trong xã hội có giai cấp tư tưởng xã hội có tính giai cấp. Điều cốt yếu quan trọng chủ nghĩa Mác - Lênin quan tâm và khẳng định là phấn đấu vì lý tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng con người thì giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ luôn trân trọng và bảo vệ những giá trị toàn nhân loại.
Đảng Cộng sản, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn rất coi trọng và đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn đề toàn cầu, nhưng Việt Nam chủ trương hợp tác chặt chẽ với các dân tộc, các lực lượng xã hội trên thế giới chỉ vì mục đích cùng nhau phấn đấu cho tương lai tốt đẹp của loài người.
b) Quan niệm của triết học Mác-Lênin về Nhà nước.
Nguồn gốc của nhà nước.
Các học giả trước C.Mác, thậm chí các học giả tư sản hiện đại cho rằng nhà nước là một trọng tài công minh đứng trên xã hội đẻ giải quyết mọi mâu thuẫn, duy trì trật tự xã hội loài người.
Khác với họ, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Lênin viết: “ Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp