Phạm trù thực tiễn.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 27)

Thực tiễn là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản nhất; Hoạt động chính trị-xã hội là hình thức cao nhất; Thực nghiệm khoa học là hình thức đặc thù đặc biệt của thực tiễn.

Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý luận nhận thức mà còn của toàn bộ triết học Mác-Lênin.

Các nhà triết học duy vật trước Mác có công lớn trong việc phát triển thế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết, nhưng khuyết điểm chủ yếu của mọi trường phái duy vật là không thấy được vai trò của thực tiễn. Một số nhà triết học duy tâm có thấy được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động của con người nhưng lại coi thực tiễn như là hoạt động tinh thần. Trái lại, “quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”21 của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức: Con người quan hệ với thế giới đầu tiên không bằng lý luận mà bằng hoạt động thực tiễn. Chính quá trình hoạt động thực tiễn mà nhận thức của con người được hình thành và phát triển. Mọi tri thức của con người ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận suy cho cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Chính thực tiễn đề ra nhu cầu , nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Chính nhu cầu thực tiễn đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của các ngành khoa học. Đến lượt nó, các khoa học phải quay lại hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tri thức, là tiêu chuẩn của chân lý: Việc xác định nhận thức của con người đúng hay sai, chân lý hay giả dối hoàn toàn không do lý luận mà do thực tiễn. Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan kiểm tra chân lý, thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT (Trang 27)