Ngay sau khi công nhận “chính phủ quốc gia Việt Nam” của Bảo Đại, Chính phủ Mỹ đã sốt sắng thực hiện những phơng án và kế hoạch cụ thể nhằm nắm bắt tình hình ở Việt Nam và Đông Dơng, từ đó đa ra những quyết sách viện trợ cho thực dân Pháp và chính phủ của Bảo Đại.
Tháng 4-1950, Tổng thống Truman đã thông qua bản ghi nhớ quan trọng về Đông Dơng dới mã số NSC 64. Đây là một văn bản ngắn gọn, tuyên bố Mỹ viện trợ cho Đông Dơng là tối cần thiết vì sự hiện diện của Trung Quốc cộng sản ở biên giới Việt Nam và vì ngời Pháp không có khả năng đối chọi lại lực lợng kháng chiến của Hồ Chí Minh. Mật lệnh NSC 64 còn gắn việc viện trợ cho Pháp và Bảo Đại ở Đông Dơng với nhiệm vụ chống cộng sản ở
Đông Nam á. Vì rằng, sự thất bại của “thế giới tự do” ở đây sẽ làm nguy hại tơng quan lực lợng giữa hai phe ở Đông Nam á. Trên thực tế, bản ghi nhớ
NSC 64 là lời tuyên bố của “Học thuyết Đôminô”, với sự tác động dây chuyền và liên tục. Theo Mỹ, nếu nh để cho cộng sản giành thắng lợi ở Việt Nam và Đông Dơng, thì các nớc khác trong khu vực Đông Nam á và cả Tây Nam Thái Bình Dơng cũng sẽ dễ dàng bị cộng sản thôn tính.
Trên tinh thần “chống cộng” quyết liệt của Chính phủ Mỹ, ngày 8-5-1950, sau khi trao đổi với Ngoại trởng Pháp Suman ở Pari, Ngoại trởng Mỹ Akixơn đã tuyên bố: “Tình hình Đông Dơng buộc Mỹ phải xem xét viện trợ cho các quốc gia liên kết ở đây”.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ đã có tác động mạnh mẽ đến chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Một trong sáu biện pháp đợc Chính quyền Mỹ thông qua hai ngày sau khi cuộc chiến tranh bùng nổ là tăng viện trợ cho Đông Dơng và cử một phái đoàn quân sự lớn đến khu vực này. Chính phủ Mỹ quyết định viện trợ 70 triệu đô la cho “các vùng xung quanh Trung Quốc”. Khoảng nửa sau năm 1950, Mỹ ngày càng có nhiều hoạt động tăng cờng sự can thiệp của mình vào tình hình chiến sự ở Việt Nam.
Tháng 7-1950, Mỹ bổ nhiệm Đônan Hít làm đại sứ tại các “quốc gia liên kết” Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Một phái đoàn quân sự cũng đợc gửi đến Việt Nam để giúp Đônan Hít đánh giá tình hình, cũng trong thời gian này, Tổng thống Truman đã ký “Đạo luật viện trợ quân sự”. Tháng 8-1950, một phái đoàn nghiên cứu liên bộ Ngoại giao và Quốc phòng đã tiến hành đi thăm một số nớc ở Viễn Đông trong đó có Việt Nam. Trởng phái đoàn, ông F. Melby đã tuyên bố: “Đông Dơng là hòn đá tảng trong việc phòng thủ Đông Nam á, một thất bại ở đây sẽ không thể không đẩy cán cân Đông Nam á lục địa nghiêng về phía cộng sản” [40; 186]. Nh vậy, cùng với chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Việt Nam nói riêng và Đông Dơng nói chung ngày càng trở nên quan trọng trong các tính toán chiến lợc của Mỹ.
Vào tháng 12-1950, sau khi ký “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dơng”, một hiệp định viện trợ khác đợc ký kết tại Sài Gòn giữa đại diện Mỹ, Pháp và chính quyền Bảo Đại. Đây là hiệp định đầu tiên giữa Mỹ và “chính phủ quốc gia” Việt Nam, đánh dấu sự bắt đầu dính líu của Mỹ vào Việt Nam.
Tuy nhiên, viện trợ của Mỹ trong năm 1950 không lớn. Nguyên nhân một phần là do sự bất đồng giữa Pháp và Mỹ về vị trí của chính quyền Bảo Đại, phần khác là Triều Tiên vẫn chiếm u tiên số một trong chiến lợc của Mỹ. Năm 1950, Mỹ viện trợ 10 triệu đô la cho Pháp và Bảo Đại, bao gồm “7 máy bay Dakota, 40 máy bay chiến đấu Gruman Hencat và 3 tàu chở vũ khí hạng nhẹ” [40; 187].
Bớc sang năm 1951, Mỹ tăng viện trợ cho Đông Dơng lên gấp 3 lần, với 30,5 triệu đô la, chiếm 19% tổng ngân sách chiến tranh ở Đông Dơng. Bán đảo này chiếm vị trí quan trọng thứ hai sau Triều Tiên trong chơng trình viện trợ quân sự cho nớc ngoài của Mỹ. Về chính trị, Mỹ nhiều lần tái khẳng định tầm quan trọng của Đông Dơng trong chiến lợc toàn cầu. Tháng 1-1951, Tổng thống Mỹ Truman và Thủ tớng Pháp Pleven ký tuyên bố chung thừa nhận chiến tranh Đông Dơng là một bộ phận của cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Mỹ cũng hứa sẽ tăng viện cho Pháp và chính quyền Bảo Đại cũng nh các “chính phủ quốc gia” ở Lào và Cămpuchia. Cùng lúc đó, “Mỹ khẳng định sẽ không can thiệp vào Đông Dơng một khi Trung Quốc không can thiệp”. Các nhà lãnh đạo Mỹ và Pháp nói đến “sự can thiệp” ở đây nh việc đa quân đội vào Việt Nam, nhng trên thực tế bản thân việc viện trợ của Mỹ cho Pháp cũng đã là một hình thức can thiệp vào Đông Dơng của Mỹ.
Năm 1952, viện trợ của Mỹ cho chiến trờng Đông Dơng tăng lên đáng kể, với 525 triệu đô la, chiếm 35% tổng ngân sách chiến tranh Đông Dơng của Pháp. Vào thời điểm này, phía Mỹ cũng đã bàn nhiều hơn đến khả năng Trung Quốc can thiệp vào Đông Dơng cũng nh đa ra biện pháp để đối phó lại những thách thức này. Trong cuộc gặp giữa Tổng tham mu trởng quân đội ba nớc Anh, Pháp, Mỹ tại Oasinhtơn vào tháng 1-1952, phía Mỹ cho rằng một
cuộc can thiệp nh vậy sẽ là vấn đề mà Liên Hiệp Quốc phải giải quyết. Tuy nhiên, chỉ thị NSC 124/2 đợc thông qua vào tháng 6-1951 đã nhân mạnh: “Sự can thiệp của Mỹ vào Đông Dơng sẽ chỉ nhằm đáp lại một sự can thiệp trực tiếp của Trung Quốc vào khu vực này” [40; 190]. Lần này, Mỹ tỏ ra mạnh mẽ và quyết tâm hơn trong việc có một hành động quân sự để chống lại Trung Quốc cộng sản nếu nh điều này là cần thiết để cứu Đông Nam á. Hơn nữa, chỉ thị NSC 124/2 cũng khẳng định: Mỹ có thể đơn phơng thực hiện một hành động can thiệp quân sự nếu Mỹ thấy cần thiết. Tuy nhiên, Mỹ sẽ chỉ hậu thuẫn bằng không quân và hải quân, còn Pháp cam kết duy trì tham chiến bằng bộ binh. Nh vậy, Mỹ sẵn sàng chi tiền của, vũ khí nhng không phải là sinh mạng của ngời Mỹ, hay nói cách khác là Mỹ cung cấp vũ khí, phơng tiện chiến tranh để biến ngời Pháp thành “lính đánh thuê” phục vụ cho âm m- u và lợi ích của Mỹ.
Tháng 6-1952, Ngoại trởng Akixơn đã tìm cách thuyết phục hai đồng minh thân cận là Anh và Pháp nhằm ra một thông cáo chung phản đối sự can thiệp của Trung Quốc và Đông Dơng, nhng Akixơn đã không thành công trong nỗ lực này.
Năm 1953, viện trợ của Mỹ cho Đông Dơng tăng lên 735 triệu đô la, chiếm 43% tổng ngân sách chiến tranh Đông Dơng của Pháp, Mỹ tăng cờng cam kết bảo vệ Đông Dơng. Đây là kết quả của việc Đảng Cộng hoà giành đợc quyền kiểm soát chính quyền và cuộc chiến tranh ở Triều Tiên đạt đợc thoả thuận đình chiến. Trong một thời gian dài, Đảng Cộng hoà chỉ trích Đảng Dân chủ trong việc “để mất” Trung Quốc vào tay cộng sản. Vì vậy, không muốn giẫm lên vết xe đổ của ngời tiền nhiệm, tiếp tục để Đông Dơng rơi vào tay cộng sản. Chính quyền mới của Tổng thống Aixenhao đã có những quyết tâm hơn trong việc “bảo vệ” Đông Dơng và Việt Nam.
Đalet, Ngoại trởng Mỹ dới thời Tổng thống Aixenhao đã đánh giá Đông Nam á là khu vực xung yếu trong xung đột giữa Mỹ và cộng sản. Ông ta đề nghị phải vạch một đờng ranh giới ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở phía Bắc
“vựa thóc châu á”, tức bán đảo Đông Dơng. Mỹ cũng quyết tâm không để đình chiến ở Triều Tiên có thể trở thành cơ hội cho những ngời cộng sản Trung Quốc tăng cờng ủng hộ cách mạng Việt Nam. Tổng thống Aixenhao đã tuyên bố trong một bài diễn văn vào ngày 16-4-1953, rằng: “Sẽ là sai lầm với Mỹ nếu để điều đó xẩy ra”.
Ngoại trởng Mỹ nhấn mạnh thêm: ‘Triều Tiên và Đông Dơng là hai bên sờn. Lực lợng lớn (Trung Quốc cộng sản) nằm ở trung tâm. Nếu nh lực lợng ở trung tâm này có thể di chuyển sang một bên sờn, rồi lại sang sờn bên kia mà không gặp cản trở gì thì không một nền hoà bình nào mà chúng ta mong đợi có thể đợc thiết lập ở Triều Tiên và Đông Dơng. Tôi tin là phải uy hiếp vùng trung tâm bằng cách nào đó để giữ và dìm chúng xuống, và khi đó chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn để giành thắng lợi ở hai bên sờn” [40; 191]. Năm đầu tiên của chính quyền cộng hoà, chứng kiến viện trợ của Mỹ cho Đông Dơng tăng vọt từ 252 triệu đô la lên 735 triệu đô la. Mỹ còn cử đại t- ớng Danien, với biệt danh “Mike thép”, đến Sài Gòn để gặp tớng lĩnh quân đội Pháp, và đa 200 kỹ thuật viên tới Đông Dơng. Đây là một bớc phát triển nữa trong việc Mỹ tăng cờng sự can thiệp của mình vào Đông Dơng. Tháng 9-1953, Mỹ thông qua quyết định viện trợ 735 triệu đô la cho Đông Dơng để thực hiện kế hoạch Nava. Nhng đồng thời đại sứ Mỹ đợc lệnh thông báo cho phía Pháp là Mỹ huy vọng Pháp sẽ tham khảo đấy đủ với Mỹ các vấn đề quân sự ở Đông Dơng.
Năm 1954, khi thực dân Pháp đứng trớc thất bại hoàn toàn ở Việt Nam và Đông Dơng, Chính phủ Mỹ đang toan tính cho mình các hành động để nhảy vào Đông Dơng thay Pháp, viện trợ của Mỹ cho Đông Dơng tăng từ 735 triệu đô la năm 1953 lên 1063 triệu đô la năm 1954, chiếm 73% ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dơng.
Tất cả những sự viện trợ của Mỹ cho Pháp và chính quyền Bảo Đại, nhằm duy trì một lực lợng chống lại chủ nghĩa cộng sản và phong trào cách mạng ở Việt Nam, biến thực dân Pháp và chính phủ “quốc gia” Bảo Đại trở thành “lính đánh thuê” và là tay sai đắc lực của Mỹ. Mỹ sử dụng tiền bạc và
vũ khí nhằm phục vụ cho âm mu và lợi ích của mình trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dơng và Đông Nam á thông qua thực dân Pháp và chính quyền Bảo Đại.
3.3. Tác động của mối quan hệ Việt - Mỹ đến cách mạng Việt Nam