Sự hợp tác của Mặt trận Việt Minh với phái bộ Mỹ

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 25 - 28)

Sau chuyến đi Côn Minh của Hồ Chí Minh đầu năm 1945, thông qua những cuộc tiếp xúc với các tổ chức và các nhân vật quan trọng thuộc phái bộ Mỹ ở Côn Minh. Hồ Chí Minh đã bớc đầu thiết lập đợc mối quan hệ với ngời Mỹ và cũng từ sau sự kiện này, Mặt trận Việt Minh bắt đầu nhận đợc những sự giúp đỡ của phái bộ Mỹ, và lẽ dĩ nhiên, Mặt trận Việt Minh trong khả

năng của mình cũng đã có những hợp tác chặt chẽ với phái bộ Mỹ trên một số lĩnh vực. Đó chính là sự “có đi có lại” trong nguyên tắc hợp tác nhiều bên. Cụ thể, Mặt trận Việt Minh sẽ hợp tác giúp phái bộ Mỹ cứu trợ những phi công Mỹ bị rơi trên lãnh thổ Việt Nam; cung cấp những thông tin tình báo về sự hoạt động của quân Nhật; cung cấp những thông tin về khí tợng ở Đông Dơng để việc hoạt động của phái bộ Mỹ đợc thuận lợi; Việt Minh sẵn sàng đón tiếp những ngời Mỹ nhảy dù xuống hoạt động tại chiến khu Việt Bắc…

Sự hợp tác đợc bắt đầu từ cuối năm 1944 đến khi cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công.

Ngày 2-11 -1944, khi một máy bay thuộc không đoàn số 14 của Mỹ bị rơi tại một khu rừng tại căn cứ địa Cao Bằng trong lúc đang bay trinh sát hoạt động của quân đội phát xít Nhật. Ngời phi công điều khiển chiếc máy bay thuộc phi đội 51 là trung uý Shaw: “Một hôm tại Cao Bằng, một tổ chức cứu quốc đã cứu sống một viên phi công Mỹ đáp xuống lãnh thổ chúng ta do trục trặc động cơ. Anh là trung uý Shaw. Pháp và Nhật đang truy tìm anh, nhng các nhà cách mạng đã bảo vệ anh, đa anh tới phòng làm việc của Phạm Văn Đồng tại vùng Nớc Hai. Phạm Văn Đồng đa Shaw tới gặp Bác. Anh nói rằng anh đã nghe những lời tuyên truyền bị bóp méo liên quan đến Việt Minh, và chỉ đến lúc đó anh mới nhận ra sự thật” [21; 232].

Chính viên phi công Mỹ đợc Mặt trận Việt Minh cứu cũng thừa nhận: “ Ngay khi tôi chạm đất, một ng… ời Đông Dơng trẻ tuổi bớc tới mỉm cời, thân mật bắt cả hai tay tôi và ra hiệu tôi đi theo anh ta. Tôi đa anh ta 600 đô la Đông Dơng. Anh ta nhất quyết không nhận tiền và trông có vẻ bị xúc phạm. Tôi rất ngạc nhiên với thái độ đó và nghĩ rằng ngần ấy tiền là cha đủ. Đó là một sai lầm lớn của tôi. Họ giúp chúng tôi không phải vì tiền của chúng tôi mà vì tình yêu thơng và tình bằng hữu. Họ biết rằng chúng tôi đang chiến đấu không chỉ vì nớc Mỹ mà còn vì tự do dân chủ toàn thế giới, và cũng vì đất nớc của họ nữa. Vì lí do đó mà họ coi bổn phận yêu nớc của mình là giúp đỡ chúng tôi – những ngời đồng minh của họ” [21; 234]. Shaw còn thuật lại những gì anh đã trải qua: “Trong 30 ngày chơi trò trốn tìm với quân

Pháp và Nhật, những ngời yêu nớc đã đa tôi từ nơi ẩn náu này đến nơi ẩn náu khác. Họ cố gắng hết sức để tôi cảm thấy thoải mái. Bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu nếu có thể, dân làng, cả nam, nữ, lão, ấu đều tổ chức những buổi gặp mặt bí mất để chào đón tôi. Khi ngời chủ toạ dứt lời, tôi luôn đáp lại một câu ngắn gọn và đơn giản: “Việt Minh! Việt Minh!”. Sau đó, họ đứng dậy và đồng thanh nói: “Hoa Kỳ! Rudơven! Hoa Kỳ! Rudơven!”. Các buổi gặp mặt kết thúc với những cái bắt tay thân thiện” [21; 235].

Việc cứu sống trung uý Shaw và sau đó đích thân Hồ Chí Minh đã đa anh trở lại Côn Minh, trao trả lại cho phái bộ Mỹ là một việc làm đầy thiện chí của Mặt trận Việt Minh. Qua hành động đầy ý nghĩa này, Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh đã tạo cho mình “chiếc chìa khoá” để tiếp cận những nhân vật quan trọng trong phái bộ Mỹ ở Côn Minh.

Trong suốt thời gian hợp tác giữa hai bên, ngời của Mặt trận Việt Minh đã nhiều lần cứu đợc các phi công Mỹ bị rơi trên lãnh thổ Việt Nam. Theo tạp chí Times số ra ngày 12 tháng 9 năm 1969, thì trong suốt thời gian đó, những ngời của Hồ Chí Minh đã cứu đợc 17 phi công Mỹ rơi xuống lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh việc cứu trợ những phi công Mỹ bị rơi trên lãnh thổ Việt Nam, Mặt trận Việt Minh còn hợp tác với phái bộ Mỹ trong việc cung cấp các thông tin về khí tợng và tình báo. Cuối tháng 5-1945, khi ngời Mỹ đang rất cần những thông tin tình báo ở Đông Dơng, thì những báo cáo tình báo đầu tiên đã đợc Mặt trận Việt Minh gửi đến. Patty rất hài lòng về những thông tin đợc phía Việt Minh cung cấp “những thông tin hữu ích giúp xác định đợc một số đơn vị thuộc s đoàn 37 Nhật, địa điểm đóng quân vài ngày trớc đó của chúng và tên của một số sĩ quan cao cấp”. Vài ngày sau, báo cáo thứ hai của Việt Minh gửi đến với nhiều tin tức quân sự quan trong hơn: “Lần này, báo cáo đã cung cấp những thông tin chi tiết về việc xây dựng những công sự mới của Nhật và nâng cấp những tuyến phòng thủ do Pháp lập nên ở vùng Cao Bằng và trên đờng đi Hà Nội. Việc lần đầu tiên xác định đợc những đơn vị của s đoàn 38 của Nhật, đặc biệt là những thành phần s đoàn 22 của Nhật

trên biên giới Cao Bằng đã làm tăng đáng kể sự quan tâm đến đơn vị trinh sát của chúng tôi trên cấp độ mặt trận” [21; 279 - 280].

Rõ ràng những thông tin tình báo và khí tợng đợc Việt Minh cung cấp là rất hữu ích đối với ngời Mỹ trong việc xác địng hành tung và hành động của quân Nhật, điều này cho thấy quyết định hợp tác với Mặt trận Việt Minh của phái bộ Mỹ là hoàn toàn đúng đắn.

Ngoài ra, Việt Minh còn tổ chức đón tiếp rất chu đáo những ngời Mỹ nhảy dù xuống căn cứ Việt Bắc, thu xếp nơi ăn ở và chỉ dẫn đờng di chuyển cho họ. Patty nêu rõ: “Sự hợp tác của Việt Minh đã giúp chúng ta loại trừ đợc những vấn đề khó khăn trong hành quân. Bên cạnh đó, chúng ta còn nhận đợc sự ủng hộ của địa phơng và địa thế ẩn nấp tuyệt vời” [21; 296].

Ngày 16-7-1945, một nhóm ngời Mỹ trong đó có Thomas đã nhảy dù xuống khu vực lân cận Tân Trào, và họ đã đợc “Uỷ ban đón tiếp của Việt Minh” đã ra đón tiếp họ rất chu đáo và đa cả nhóm về “ngôi nhà mới” đợc chuẩn bị đặc biệt dành cho những ngời Mỹ. Thomas viết: “Đầu tiên, chúng tôi đi dới lối đi có mái vòm che bằng tre, bên trên có một biển hiệu “Chào đón những ngời bạn Mỹ của chúng ta”, sau đó chúng tôi gặp Hồ Chí Minh, ông đã đón tiếp chúng tôi rất thân mật ”. Nhật kí của Thomas viết đầy…

những lời khen ngợi hiếu khách của Việt Minh: ở mỗi ngôi làng, anh đều đ- ợc đón tiếp với trà và đồ ăn, những bài phát biểu và văn nghệ.

Nh vậy, có thể thấy rằng trong khả năng và điều kiện của mình, mặt trận Việt Minh đã làm những gì có thể để hợp tác và giúp đỡ với phái bộ của Mỹ khi họ đến Việt Nam. Điều đó đã thể hiện đợc thiện chí của mặt trận Việt Minh nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung đối với những ngời bạn đồng minh Mỹ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w