Những thắng lợi về ngoại giao

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 85 - 91)

Thực hiện chính sách ngoại giao đề ra đầu năm 1950, Đảng, Chính phủ và Nhà nớc ta chủ trơng đẩy mạnh công tác đối ngoại nhằm tìm kiếm sự công nhận và ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là từ phía Trung Quốc, Liên Xô và các nớc dân chủ nhân dân trong phe xã hội chủ nghĩa.

Với Trung Quốc, một nớc lớn có biên giới chung với Việt Nam và cũng là địa bàn hoạt động truyền thống của cách mạng nớc ta. Sau khi cách mạng thành công, nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Để thăm dò thái độ của chính quyền Bắc Kinh đối với chính phủ ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trơng tăng cờng các hoạt động ngoại giao nhân dân. Các tổ chức, đoàn thể lao động, thanh niên, phụ nữ nớc ta đã tổ chức mít tinh, gửi điện chúc mừng nhân dân và Chính phủ Trung Quốc. Ngày 26-9-1949, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã gửi điện cảm ơn và chúc cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nhanh chóng giành đợc thắng lợi hoàn toàn. Ngày 5-12-1949, thay mặt Đảng, Chính phủ và Nhà nớc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện tới Chủ tịch Mao Trạch Đông chúc mừng sự ra đời của nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Bức điện có đoạn: “Hai dân tộc Việt-Hoa có mối quan hệ anh em trải qua mấy nghìn năm lịch sử. Từ đây, mối quan hệ ấy sẽ càng mật thiết để phát triển tự do và hạnh phúc của hai dân tộc chúng ta, để bảo vệ hoà bình và dân chủ thế giới lâu dài” [48; 717].

Tháng 1-1950, đoàn đại biểu Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu lên đờng đi thăm Trung Quốc và Liên Xô. Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra tuyên bố

với chính phủ và nhân dân các nớc trên thế giới. Ngời khẳng định tính hợp pháp và chính sách đối ngoại của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà: “Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam. Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nớc nào tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nớc Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp nền dân chủ thế giới” [49; 7-8].

Ngày 15-1-1950, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố công nhận Chính phủ và Nhà nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đồng thời tỏ ý sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.

Ngày 18-1-1950, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố công nhận nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là một bớc ngoặt lớn trong quan hệ đối ngoại của Chính phủ và Nhà nớc ta, từ khi chính thức tuyên bố độc lập (2-9- 1945) đến nay, Chính phủ ta mới lần đầu tiên đợc một chính phủ trên thế giới chính thức công nhận. Thắng lợi này đã mở ra một giai đoạn mới, một chơng mới trong công tác đối ngoại và ngoại giao của Việt Nam.

Ngày 21-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Việt Nam tới Bắc Kinh. Trong cuộc hội đàm với Thủ tớng Chu Ân Lai và các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã thông báo tình hình cách mạng Việt Nam, đờng lối chủ trơng của Đảng, Chính phủ và Nhà nớc ta, đồng thời đề nghị phía Trung Quốc giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Phía Trung Quốc hoàn toàn đồng tình với đờng lối và chủ trơng của cách mạng Việt Nam và hứa sẽ tích cực giúp đỡ cả về tinh thần lẫn vật chất.

Đồng thời với cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ Trung Quốc thông báo cho Chính phủ Liên Xô và cá nhân Stalin biết Ngời và đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hoà đang ở thăm Trung Quốc, đồng thời đề nghị đợc sang thăm Liên Xô, gặp Stalin để thông báo cho Chính phủ Liên Xô về tình hình cách mạng Việt Nam. Stalin và Chính phủ Liên Xô đồng ý mời đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hoà sang thăm.

Ngày 23-1-1950, thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bộ trởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám đã gửi công hàm tới Bộ trởng Ngoại giao Liên Xô, đề nghị hai nớc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi đại sứ. Đáp lại công hàm trên, ngày 30-1-1950, Bộ Ngoại giao Liên Xô đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam công hàm thông báo Chính phủ Liên Xô chấp thuận thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và trao đổi đại sứ.

Tiếp sau Trung Quốc, việc Liên Xô tuyên bố công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ ta là một thắng lợi to lớn tiếp theo của Đảng, Chính phủ và Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà trên mặt trận ngoại giao. Với sự kiện này, Chính phủ ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các n- ớc xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới, phá tan đợc vòng vây do kẻ địch lập nên. Nếu nh trong giai đoạn 1945-1949, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã có nhiều cố gắng với thái độ cầu thị trong việc tìm kiếm sự công nhận và giúp đỡ từ phía Liên Xô, nơi đợc xem là thành trì của cách mạng thế giới và là điểm tựa vững chắc cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhng kết quả thu đợc không nh mong muốn, phía Liên Xô vẫn cha muốn ra mặt trực tiếp công nhận Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, các công hàm từ Chính phủ Việt Nam gửi Chính phủ Liên Xô đều đợc đa vào lu trữ. Điều này đã đa đến những khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là trong giai đoạn cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn thử thách trong việc chống thù trong giặc ngoài.

Sau khi Trung Quốc và Liên Xô tuyên bố công nhận và đặt quan hệ với Việt Nam dân chủ cộng hoà đã làm cho uy tín của Đảng, Chính phủ và Nhà nớc ta tăng lên trên trờng quốc tế, chính phủ các nớc trên thế giới đặc biệt là trong phe dân chủ hiểu rõ hơn đợc tính chính nghĩa cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Vì vậy, các nớc dân chủ nhân dân đã lần lợt tuyên bố công nhận và sẵn sàng lập quan hệ ngoại giao với Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà:

Ngày 31-1-1950, Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên; ngày 2-2-1950, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc và Cộng hoà dân chủ

Đức; ngày 3-2-1950, Chính phủ Cộng hoà nhân dân Rumani; ngày 5-2-1950, Cộng hoà nhân dân Ba Lan và Cộng hoà nhân dân Hunggari; ngày 8-2-1950, Cộng hoà nhân dân Bungari; ngày 18-2-1950, Cộng hoà nhân dân Anbani.

Đây là bớc thắng lợi to lớn tiếp theo trên mặt trận ngoại giao của Đảng, Chính phủ và Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chỉ trong hơn một tháng đầu năm 1950, chúng ta đã đợc sự công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao của nhiều nớc trên thế giới.

Ngày 3-2-1950, từ Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tàu hoả tới Matxcơva. Trong thời gian ở Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã có các cuộc tiếp xúc, hội kiến với các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nớc Liên Xô. Cũng trong thời gian này, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông dẫn đầu đang có chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô từ ngày 16-2-1950. Vì vậy, bên cạnh các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Liên Xô, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà còn tiếp xúc và hội kiến với đoàn đại biểu Trung Quốc tại Matxcơva. Bên cạnh đó, đoàn đại biểu chúng ta còn tiếp xúc với đại diện Đảng Cộng sản Pháp và nhiều tổ chức quốc tế có mặt tại Matxcơva nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lợng tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam.

Trong cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Liên Xô, Stalin yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích tình hình Việt Nam và Đông Dơng mà theo ông có nhiều điều khó hiểu, đặc biệt là việc Đảng Cộng sản Đông Dơng tuyên bố tự giải tán vào cuối năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông báo cho các nhà lãnh đạo phía Liên Xô biết về cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của Chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà; về tình thế cực kỳ gian nguy sau Cách mạng tháng Tám, cách mạng Việt Nam phải vận dụng những chiến lợc, sách lợc riêng để tồn tại và đi lên giữa muôn vàn khó khăn. Đảng Cộng sản Đông Dơng tuyên bố tự giải tán là một biện pháp đau đớn buộc phải làm. Ngời cũng thông báo tình hình cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của

nhân dân ta và đề nghị Liên Xô cùng với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế giúp đỡ.

Sau khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, Stalin và các nhà lãnh đạo Liên Xô thông cảm với tình hình khó khăn của cách mạng Việt Nam và hoàn toàn nhất trí với đờng lối chiến lợc và sách lợc của Đảng, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà trong thời gian qua. Chính phủ Liên Xô hứa sẽ tích cực viện trợ về mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, sẽ giúp đào tạo cán bộ trên các lĩnh vực phục vụ cho cuộc kháng chiến và kiến quốc sau này. Stalin khẳng định: “Liên Xô sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tất cả những gì có thể. Từ nay trở đi, đồng chí có thể tin tởng vào sự giúp đỡ của chúng tôi, đặc biệt vào thời điểm sau cuộc kháng chiến, chúng tôi có nhiều hàng hoá, chúng tôi sẽ chuyển tới cho các đồng chí qua Trung Quốc. Nhng vì điều kiện tự nhiên trở ngại, chủ yếu Trung Quốc sẽ giúp đỡ các đồng chí. Những gì Trung Quốc thiếu, chúng tôi sẽ cung cấp” [57; 182].

Ngay sau đó, những thoả thuận nói trên đã đợc thực hiện, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam một trung đội pháo cao xạ 37 ly, một số xe vận tải Môlôtôva và một số thuốc quân y, trong đó có 5 tạ thuốc ký ninh. Trung Quốc sẽ trang bị vũ khí cho một số đại đoàn bộ binh và một đơn vị pháo binh, sẽ vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô cho ta.

Đầu tháng 3-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Việt Nam rời Matxcơva về Bắc Kinh. Tại đây, Ngời gặp lại Thủ tớng Chu Ân Lai. Hai bên bàn bạc các biện pháp phối hợp hành động giúp Việt Nam tiếp nhận viện trợ. Đến ngày 11-3-1950, Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Việt Nam lên đờng về nớc, kết thúc thắng lợi chuyến thăm Trung Quốc và Liên Xô.

Sau những thắng lợi ngoại giao đầu năm 1950, trên tinh thần đờng lối ngoại giao đã đợc xác định, Đảng, Chính phủ và Nhà nớc ta tích cực đẩy mạnh việc mở rộng quan hệ, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nớc dân chủ khác. Các tổ chức: Hội hữu nghị Việt-Trung, Hội hữu nghị Việt-Xô đợc thành lập. Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Trung Quốc và Liên Xô thoả thuận để Việt Nam thiết lập sứ quán

ở thủ đô hai nớc. Tháng 4-1951, sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hoà đợc thành lập ở Bắc Kinh và đến tháng 2-1952, sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hoà bắt đầu hoạt động ở Matxcơva. Sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc và Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Việt Nam với thế giới; phối hợp với các nớc tuyên truyền tính chính nghĩa cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đồng thời lên án hành động xâm lợc phi nghĩa của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ.

Thông qua các hoạt động đối ngoại, Đảng, Chính phủ và Nhà nớc ta đã nhận đợc những sự giúp đỡ to lớn cả về tinh thần lẫn vật chất:

Trên lĩnh vực tinh thần, qua cơ quan thông tin đại chúng của các nớc bạn, vấn đề chiến tranh Việt Nam, lập trờng chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã đến đợc với nhân dân các nớc trên thế giới. Đông thời. Chính phủ ta cũng đã phối hợp tuyên truyền làm thất bại âm mu gây dựng địa vị quốc tế cho chính phủ Bảo Đại của đế quốc Mỹ và các nớc đồng minh thân Mỹ.

Từ tháng 1-1951, báo chí Liên Xô, Trung Quốc đã phối hợp với các cơ quan thông tin Việt Nam vạch trần bản chất tay sai, phản động của chính phủ bù nhìn Bảo Đại. Tháng 2-1951, tại phiên họp thờng kỳ Uỷ ban kỹ nghệ và thơng mại của Hội đồng kinh tế châu á-Viễn Đông, đại biểu Liên Xô đã yêu cầu để Việt Nam dân chủ cộng hoà đợc tham gia và đề nghị trục xuất đại diện của chính phủ Bảo Đại ra khỏi tổ chức quốc tế này; tại phiên họp thờng kỳ của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc tháng 9-1950, đại diện Chính phủ Liên Xô đã đa ra kiến nghị xét đơn và kết nạp Việt Nam dân chủ cộng hoà vào Liên Hiệp Quốc.

Về mặt vật chất, sau chuyến thăm Trung Quốc, Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những yêu cầu của Việt Nam đã đợc phía bạn đáp ứng trong điều kiện có thể. Nhiều mặt hàng chiến lợc về kinh tế, quân sự, văn hoá đã kịp thời chuyển sang Việt Nam. “Từ tháng 5 đến tháng 12-1950, Chính phủ Trung Quốc đã viện trợ cho ta 1.020 tấn vũ khí, đạn dợc; 180 tấn quân trang, quân dụng; 2.634 tấn gạo; 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y; 800 tấn hàng quân giới; 30 xe ôtô; 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ôtô” [64; 542]. Những sự chi viện này góp

phần làm tăng sức mạnh chiến đấu của quân và dân ta, giúp chúng ta có điều kiện thuận lợi đảm bảo hậu cần cho những chiến dịch lớn.

Trong giai đoạn 1950-1954, Liên Xô, Trung Quốc và các nớc dân chủ nhân dân đã cung cấp cho Việt Nam một khối lợng hàng hoá với “21.517 tấn hàng viện trợ bao gồm: 4.253 tấn vũ khí, đạn dợc; 703 tấn nguyên liệu quân giới; 5.069 tấn xăng dầu; 9.590 tấn gạo, thực phẩm; 1.505 tấn quân trang; 157 tấn thuốc và dụng cụ quân y; 200 tấn phơng tiện thông tin; 40 tấn phơng tiện công binh với tổng trị giá lên tới 136 triệu Nhân dân tệ (tơng đơng 34 triệu Rúp). Trong đó có một khối lợng lớn vũ khí và trang bị kỹ thuật: 24 khẩu sơn pháo 75 ly, 24 khẩu lựu pháo 105 ly, 76 khẩu pháo cao xạ 37 ly, 12 khẩu pháo hoả tiễn H6, 715 xe ôtô vận tải” [2; 459]. Số hàng hoá nói trên chiếm 20% tổng số vật chất mà quân đội Việt Nam sử dụng trên chiến trờng Miền Bắc trong thời kỳ này. Điều quan trọng hơn, với những vũ khí và phơng tiện vận tải nhận đợc, đã cải thiện đáng kể khả năng cơ động và tiến công của quân đội ta trên chiến trờng, nhất là trong bối cảnh thực dân Pháp đợc sự viện trợ lớn từ phía Mỹ.

Phát huy những thắng lợi ngoại giao đầu năm 1950, Đảng, Chính Phủ và Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã chủ trơng tăng cờng hoạt động đối ngoại với các nớc xã hội chủ nghĩa và đã thu đợc kết quả to lớn. Sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của các nớc nói trên đã làm cho lực lợng kháng chiến của ta tăng lên đáng kể, góp phần quan trọng về thắng lợi trên mặt trận quân sự. Đồng thời với sự ủng hộ của các nớc anh em, vị thế và uy tín của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày càng đợc khẳng định và nâng cao, tạo môi trờng

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w