Hạn chế mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 64 - 71)

Quan hệ đối ngoại và ngoại giao nhằm đạt ba mục đích lớn là giữ vững độc lập dân tộc, phát triển đất nớc và tạo ảnh hớng với các nớc khác nhằm đa lại vị thế thuận lợi cho quốc gia dân tộc mình trên trờng quốc tế. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, trong điều kiện đất nớc bị bao vây từ nhiều phía và sự có mặt của nhiều lực l- ợng thù địch trên đất nớc ta. Để bảo vệ thành quả mà cách mạng vừa dành đ- ợc, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trơng nhanh chóng xây dựng và củng cố chế độ mới, đồng thời tích cực mở rộng hoạt động đối ngoại nhằm tìm kiếm bạn đồng minh, tìm kiếm sự ủng hộ

và công nhận của quốc tế đặc biệt là đối với các nớc lớn có vai trò và ảnh h- ởng trong quan hệ quốc tế.

Với chủ trơng đó, từ sau Cách mạng tháng Tám, Chính phủ Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu đã kiên trì, bền bỉ tiến hành hàng loạt những hoạt động đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo, kết hợp ngoại giao song phơng với ngoại giao đa phơng nhằm tìm kiếm sự ủng hộ và công nhận của quốc tế đối với nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Trớc hết, chúng ta xét mối quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với Liên hiệp quốc, tổ chức quốc tế lớn nhất và có tầm ảnh hởng sâu rộng đến mỗi quốc gia. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhà nớc Việt Nam mới đợc thành lập, Chính phủ ta và Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động nhằm tìm kiếm sự công nhận và ủng hộ của tổ chức Liên hiệp quốc. Trong các bức th gửi Tổng giám đốc Chơng trình viện trợ nông thôn của Liên hiệp quốc (tháng 11-1945); Chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc (tháng 1-1946); Lời kêu gọi Liên hiệp quốc (tháng 12-1946) và Công hàm chính thức gửi đại diện các nớc là Uỷ viên thờng trực Hội đồng bảo an nh Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta đã yêu cầu Liên hiệp quốc can thiệp để các nớc có liên quan cùng với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà giải quyết các vấn đề Việt Nam trên tinh thần Hiến chơng Liên hiệp quốc. Đồng thời, Ngời đề nghị đại diện các nớc nói trên ủng hộ Việt Nam dân chủ cộng hoà gia nhập Liên hiệp quốc, Việt Nam cam kết tôn trọng Hiến chơng Liên hiệp quốc và sẵn sàng “ tham gia mọi tổ chức hợp tác…

kinh tế quốc tế dới sự lãnh đạo của Liên hiệp quốc” [47; 470]. Lập trờng đó đợc thể hiện rõ ngay trong Thông cáo ngoại giao đầu tiên của Chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 3-10-1945: “Nớc Việt Nam đang trải qua một giai đoạn đấu tranh quyết liệt. Chính sách ngoại giao của Việt Nam nhằm tiến hành cuộc đấu tranh thắng lợi bằng mọi phơng pháp thích hợp dựa trên nguyên tắc của Hiến chơng Đại Tây Dơng” [57; 3].

Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chính phủ Việt Nam và Hồ Chí Minh vẫn giữ thái độ cầu thị trong việc tìm kiếm sự ủng hộ và công nhận của

Liên hiệp quốc. Ngày 22-11-1948, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà chính thức gửi đơn xin gia nhập Liên hiệp quốc và Toà án quốc tế. Đến ngày 29-3-1949, chính phủ ta nhắc lại một lần nữa việc xin gia nhập Liên hiệp quốc trớc d luận thế giới, nhằm tỏ rõ thế chủ động trong đấu tranh ngoại giao, bảo vệ địa vị hợp pháp của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tuy nhiên, do tơng quan lực lợng ở Liên hiệp quốc lúc này cha có lợi cho ta, trong số 5 nớc thành viên thuộc Hội đồng Bảo an thì ngoại trừ Liên Xô, số còn lại gồm Anh, Pháp, Trung Quốc đều bị Mỹ chi phối và là những đồng minh thân thiết của Mỹ. Thái độ và cách hành xử của Mỹ đối với Việt Nam cũng đợc biểu hiện ở Liên hiệp quốc. Do đó, những cố gắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam đã không đợc Liên hiệp quốc đáp ứng. Có thể nói rằng, sự chi phối của Mỹ ở Liên hiệp quốc cùng với chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam dân chủ cộng hoà đã làm cho những cố gắng ngoại giao của chính phủ ta nhằm tìm kiếm sự công nhận và ủng hộ từ phía Liên hiệp quốc đã không đạt đợc kết quả nh mong muốn.

Đối với Liên Xô, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Hồ Chí Minh luôn coi Liên Xô là một thành trì của phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trơng giữ vững lập tr- ờng đoàn kết và ủng hộ Liên Xô, đồng thời tìm mọi con đờng để tranh thủ sự giúp đỡ tơng trợ từ phía nhà nớc xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới này. Xuất phát từ lập trờng đó, ngay sau Cách mạng tháng Tám, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Hồ Chí Minh đã bằng nhiều hình thức, tìm cách liên lạc và yêu cầu Chính phủ Liên Xô công nhận và giúp đỡ. Thông qua một số cuộc tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, Chính phủ Việt Nam nhận thấy thái độ lúc này của Liên Xô đối với những vấn đề chính trị ở Đông Nam á nói chung cũng nh với Đông Dơng và Việt Nam là “trung gian can thiệp”.

Theo một số tài liệu lu trữ ở Vụ t liệu lịch sử thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ngày 20-8-1945, nghĩa là chỉ hai ngày sau cuộc Cách mạng tháng Tám, phó dân uỷ Ngoại giao Liên Xô V.G. Đêkanôdôv nhận đợc một báo cáo viết tay của A.B.Bôgômôlôv, Đại sứ Liên Xô tại Pháp về tình hình Đông Dơng. Báo

cáo nêu những âm mu của thực dân Pháp đối với các thuộc địa cũ. Đề cập đến Đông Dơng – nơi mà theo ông nhân dân không muốn trở lại sự “bảo hộ” của thực dân Pháp, ông đề nghị Chính phủ Liên Xô can thiệp để có thể “trao cho Đông Dơng nền độc lập cùng với việc đặt Đông Dơng dới sự bảo hộ của một Uỷ ban quốc tế gồm có Mỹ, Anh, Liên Xô, Pháp và Trung Quốc” [57; 18]. Khi vấn đề nói trên đợc chuyển đến cho C.P.Kôdrev – Chủ nhiệm Văn phòng châu Âu I của Bộ Ngoại giao Liên Xô, Đêkanôdôv đã đa ra ý kiến nh sau: “Theo nh tôi đợc biết, chúng ta không giữ lập trờng nh vậy trong vấn đề này. Đồng chí Môlôtôp (Ngoại trởng Liên Xô) trong buổi trao đổi với Katơru (đại sứ Pháp ở Matxcơva) cách đây không lâu đã đa ra câu trả lời rõ ràng về vấn đề này. Hãy xem và ra các chỉ thị tơng ứng cho Bôgômôlôv” [57; 18].

Thấy rõ khả năng tìm kiếm một sự can thiệp với t cách là một bạn đồng minh từ phía Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam lúc này là hoàn toàn không thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta đã kiên trì liên lạc và yêu cầu Liên Xô can thiệp với t cách là một cờng quốc trong Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc.

Từ tháng 10-1945 đến tháng 12-1946, ngoài bức điện bí mật gửi khẩn cấp tới Stalin, thông báo về tình hình cách mạng Việt Nam và yêu cầu Liên Xô giúp đỡ (vào khoảng đầu tháng 9-1945), trong các ngày 20-10-1945; ngày 14-1-1946; ngày 18-2-1946; ngày 9-11-1946 và trong tháng 12-1946, Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi nhiều công hàm chính thức tới Chính phủ, Bộ ngoại giao và ngời đại diện của Liên Xô tại Liên hiệp quốc. Trong các văn bản đó, Hồ Chí Minh và Chính phủ ta lên án hành động xâm lợc của thực dân Pháp, trình bày nguyện vọng và chính sách đối ngoại của Chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, đề nghị Chính phủ Liên Xô đa vấn đề Việt Nam ra bàn ở Hội đồng bảo an và ủng hộ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà - một nhà nớc có đầy đủ những điều kiện pháp lý gia nhập Liên hiệp quốc.

Những bức điện, công hàm của Chính phủ Việt Nam chỉ đợc Chính phủ Liên Xô tiếp nhận “một cách dè dặt” và không có sự trả lời. Khi tiếp nhận các công hàm của Chính phủ Việt Nam, Đêkanôdôv đã viết: “Gửi đồng chí Kôdrev, làm gì với bức điện này? V.Đ. 25.X.45”. Kôdrev đề nghị: “Không trả lời”. Thế là các công văn khẩn, chính thức của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đợc phía Liên Xô đa vào lu trữ.

Trong những năm sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà vẫn cố gắng liên lạc với phía Liên Xô nhằm tìm kiếm sự ủng hộ và công nhận đối với Chính phủ và Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tháng 2-1947, thông qua cơ quan đại diện tại Băng Cốc, ta đã chắp nối đợc liên lạc với ngời đại diện của Chính phủ Liên Xô tại Thái Lan. Tháng 4-1947, trong dịp dự Hội nghị Liên á, đại diện chính phủ ta đã gặp đại diện Liên Xô tại Niuđêli (ấn Độ). Hai bên nhất trí sẽ họp kín ở châu Âu vào mùa thu 1947. Theo thoả thuận, tháng 9-1947, Chính phủ Việt Nam đã cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đến Thuỵ Sĩ làm việc với đại diện của Chính phủ Liên Xô. Trong cuộc gặp này, phía Việt Nam đã thông báo cho Liên Xô biết về lập trờng của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc, Chính phủ Việt Nam chính thức đề nghị Chính phủ Liên Xô giúp đỡ về tài chính, quân sự và yêu cầu Liên Xô đa vấn đề xung đột Pháp-Việt ra Liên hiệp quốc.

Vào thời điểm này, Liên Xô cha muốn công khai can thiệp vào vấn đề chiến tranh Đông Dơng, nên: “Liên Xô chỉ thấy ở cuộc gặp này một cơ hội để tìm hiểu về tình hình thuộc địa của Pháp” [57; 174].

Mặc dù Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà luôn mong muốn tìm kiếm đợc sự công nhận và giúp đỡ của Liên Xô. Tuy vậy, phía Liên Xô lại giữ thái độ “trung gian can thiệp”, tiếp nhận những đề nghị của Chính phủ Việt Nam “một cách dè dặt” và đã không có những hồi đáp. Sở dĩ nh vậy là vì, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô phải chịu hậu quả hết sức nặng nề, cần phải tập trung vào khôi phục và hàn gắn vết thơng chiến tranh, do đó cha có điều kiện quan tâm nhiều đến tình hình Viễn Đông. Bên cạnh

đó, Liên Xô còn phải giúp đỡ các nớc dân chủ nhân dân ở Đông Âu nhằm tạo lập hành lang vững chắc ở phía Đông của mình. Mặt khác, vào tháng 12- 1944, Liên Xô ký với Pháp “Hiệp ớc Xô-Pháp”, coi Pháp nh một đồng minh chống phát xít, hiệp ớc này đã ràng buộc những phản ứng của Liên Xô đối với chính sách thuộc địa của Pháp. Nhng nguyên nhân bao trùm lên hết khiến Liên Xô giữ thái độ “im lặng” trớc những yêu cầu, kêu gọi từ phía Chính phủ Việt Nam là do sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đang phát động cuộc chiến tranh lạnh nhằm bao vây tiến tới tiêu diệt Liên Xô, Mỹ muốn lôi kéo các nớc châu Âu vào mặt trận đó và nớc Pháp là một tiền đồn hết sức quan trọng. Để đối phó lại âm mu của Mỹ, Liên Xô cũng muốn tranh thủ Pháp bằng việc duy trì “hiệp ớc Xô-Pháp”, cũng nh không có những phản ứng trớc những chính sách xâm lợc của ngời Pháp ở Đông Dơng. Nh vậy, có thể nói, chính sách đối ngoại của Mỹ là một trong những nguyên nhân cản trở Chính phủ Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Liên Xô trong giai đoạn này.

Cuốn theo không khí cuộc chiến tranh lạnh, bên cạnh Liên Xô là hàng loạt các nớc dân chủ nhân dân ở Đông Âu chịu ảnh hởng trực tiếp của Liên Xô cũng cha công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam. Đây là một thiệt thòi rất lớn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong thời điểm lịch sử hết sức khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc.

Đối với Quốc dân đảng Trung Hoa, đây là một lực lợng chịu sự chi phối trực tiếp của Mỹ và là Uỷ viên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Tuy vậy, với sự chỉ đạo và chi phối từ phía Mỹ, cũng nh trớc những tác động từ chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, Quốc dân đảng Trung Hoa của Tởng Giới Thạch đã trở thành tay sai của Mỹ chống phá cách mạng Việt Nam và Chính phủ Hồ Chí Minh trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, điều này đã hạn chế việc Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với nớc láng giềng Trung Quốc. Trong giai đoạn này, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung

Quốc chỉ diễn ra với phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.

Dới tác động từ chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ và Tổng thống Truman đối với Việt Nam, các nớc t bản chủ nghĩa đặc biệt là những ngời chịu ảnh hởng dù trực tiếp hay gián tiếp của Mỹ đều cha công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong đó một số nớc nh Anh còn tích cực ủng hộ chính sách của Mỹ và ra sức ủng hộ chính sách tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp.

Riêng đối với Thái Lan, là một địa bàn hoạt động truyền thống của cách mạng Việt Nam, các tổ chức Việt kiều yêu nớc tiếp tục phát triển, động viên đồng bào ta hớng về Tổ quốc. Ngày 14-4-1947, đợc sự đồng ý của Chính phủ Thái Lan, cơ quan đại diện của Chính phủ ta tại Băng Cốc đi vào hoạt động. Tại đây, cơ quan đại diện của ta đã có nhiều cuộc tiếp xúc với một số nớc ở Nam á và Đông Nam á, qua đó giúp các nớc này hiểu rõ hơn về lập trờng của Chính phủ Việt Nam và đồng tình với ta trong việc giải quyết các vấn đề ở Việt Nam cũng nh trong khu vực. Nhng sau cuộc đảo chính của bọn quân phiệt tay sai thân Mỹ, cuối năm 1947, nhà cầm quyền Thái Lan dới sức ép của Mỹ đã kiếm cớ, gây khó khăn cho các hoạt động của cơ quan đại diện Chính phủ ta ở Băng Cốc, đồng thời nhà cầm quyền Thái Lan còn tỏ thái độ công khai giúp thực dân Pháp uy hiếp cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân các nớc Đông Dơng.

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn này, từ những tác động trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam đã hạn chế việc mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam trên trờng quốc tế. Các nớc là đồng minh của Mỹ, chịu sự chi phối và ảnh hởng của Mỹ đều từ chối công nhận và đặt quan hệ với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Liên Xô và các nớc dân chủ nhân dân Đông Âu dới tác động trong xu thế chiến tranh lạnh và chính sách đối ngoại của Mỹ nên cũng cha trực tiếp ra mặt công nhận và đặt quan hệ với Chính phủ Hồ Chí Minh. Những mối quan hệ mà Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà thiết lập đợc trong giai đoạn này hầu hết là với những nớc láng

giềng trong khu vực không chịu sự chi phối từ chính sách đối ngoại của Mỹ nh Lào, Cămpuchia, Inđônêxia, Miến Điện, ấn Độ...

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 64 - 71)