Chính sách đối ngoại của Chính phủ

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 42 - 47)

Trớc muôn vàn những khó khăn mà Chính phủ và Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà phải đối mặt ngay khi vừa mới ra đời, đã đặt ra cho cách mạng nớc ta những nhiệm vụ hết sức nặng nề và cấp bách. Chúng ta vừa phải xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng ở các cấp, vừa phải khôi phục kinh tế, giải quyết nạn đói, nạn thất học, vừa phải đấu tranh với các thế lực thù địch để bảo vệ chính quyền cách mạng và khẳng định vị thế của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Để có thể thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đó, trong điều kiện so sánh lực lợng trong nớc và quốc tế không có lợi cho ta, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa xây dựng củng cố lực lợng, vừa sẵn sàng chiến đấu chống xâm lợc, vừa tiến hành đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.

Nhận thức về tầm quan trọng cũng nh những tác dụng to lớn của hoạt động đối ngoại, Chính phủ đã nắm lấy công tác này và sử dụng nó nh một vũ khí để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và khẳng định vị thế độc lập của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới, những khó khăn và thuận lợi của cách mạng Việt Nam, dự đoán đúng xu thế phát triển của thời đại, Chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà sớm đề ra đợc đờng lối và chính sách ngoại giao đúng đắn, sáng tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành sự quan tâm đặc biệt đến việc hoạch định đờng lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nớc ta. Đờng lối đối ngoại của Chính phủ đợc thể hiện rất rõ trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nớc ta ngay trớc và sau khi nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đợc thành lập nh: Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng (họp từ ngày 13 đến 15-8- 1945); Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945); Thông cáo về chính sách ngoại giao của Chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (3-10-1945); Chỉ thị của

Ban chấp hành Trung ơng về kháng chiến kiến quốc (25-11-1945); Tuyên ngôn của Quốc hội nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (2-3-1946) …

Trớc hết trong các văn kiện nói trên, Chính phủ ta và Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Đảng, Chính phủ và Nhà nớc ta là độc lập dân tộc, hoà bình và hữu nghị với nhân dân thế giới. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng khẳng định Việt Nam chủ trơng “thân thiện với các nớc coi trọng nền độc lập của Việt Nam” [12; 426]. Tinh thần đó đợc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố trong bản Tuyên ngôn độc lập – một thông điệp ngoại giao quan trọng đầu tiên của Chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà gửi chính phủ và nhân dân các nớc trên thế giới. Tuyên ngôn khẳng định những quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt Nam và trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nớc Việt Nam có quyền hởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nớc tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [47; 4].

Tinh thần đó đợc cụ thể trong Thông cáo về chính sách ngoại giao của Chính phủ ngày 3-10-1945. Bản thông cáo nêu rõ chính sách đối ngoại của Chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà là “nhằm đa nớc nhà đến độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn, góp phần cùng các nớc đồng minh chống phát xít, trên cơ sở các nguyên tắc dân chủ đợc các liệt quốc thừa nhận xây đắp lại nền hoà bình thế giới” [57; 26].

Các văn kiện nói trên nêu lên những nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của Đảng, Chính phủ và Nhà nớc Việt Nam là tôn trọng và thừa nhận chủ quyền quốc gia, quyền dân tộc tự quyết và các quyền dân tộc cơ bản khác mà các nớc lớn đã cam kết trong các hội nghị quốc tế ở Têhêran, Sanphranxco và Pôtxdam.

Tuyên ngôn độc lập khẳng định: “ Các n… ớc đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam” [47; 3].

Trong Thông cáo về chính sách ngoại giao ngày 3-10-1945, Chính phủ ta tuyên bố “Nhà nớc Việt Nam lấy nguyên tắc của hiến chơng Đại Tây Dơng làm nền tảng” [57; 27].

Mục tiêu và nguyên tắc nói trên là cơ sở luận cứ trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nớc ta trong giai đoạn 1945-1949, cũng nh trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc. Các văn kiện nói trên cũng đã nêu rõ chính sách của Việt Nam đối với các đối tợng chủ yếu trong quan hệ quốc tế. Thông cáo ngoại giao của Chính phủ ngày 3- 10-1945 khẳng định:

- Với các nớc đồng minh chống phát xít, “nớc Việt Nam tha thiết muốn duy trì tình hữu nghị và thành thật hợp tác trên lập trờng bình đẳng và tơng trợ”.

- Với kiều dân Pháp thực sự tôn trọng độc lập của Việt Nam thì tính mệnh và tài sản của họ đợc bảo vệ theo luật pháp quốc tế, còn “riêng với Chính phủ Pháp Đờ Gôn, chủ trơng thống trị Việt Nam thì kiên quyết chống lại”.

- Với các nớc láng giềng nh Trung Hoa, vốn có quan hệ lịch sử lâu đời thì “thắt chặt tình hữu nghị, thân ái”, khiến hai dân tộc Việt-Hoa “tơng trợ mà cùng tiến hoá”; với Ai Lao và Cao Miên cùng chung số phận với Việt Nam thì lấy “dân tộc tự quyết làm nền tảng”; tơng trợ để thực hiện và củng cố độc lập, giúp đỡ lẫn nhau kiến thiết để sánh vai ngang hàng mà tiến…

hoá.

- Với các nhợc tiểu dân tộc trên toàn cầu, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà sẵn sàng thân thiện, hợp tác chặt chẽ trên nguyên tắc “bình đẳng để ủng hộ lẫn nhau trong xây dựng và giữ vững nền độc lập”.

Về Phơng chậm chỉ đạo hoạt động đối ngoại, Chính phủ ta và Hồ Chí Minh chỉ rõ, cần phải triệt để khai thác mâu thuẫn giữa các tập đoàn đế quốc, tránh khả năng đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc; phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới; phải kết hợp hoạt động đối ngoại với xây dựng và củng cố lực lợng. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945 chỉ rõ:

“2. Hiện nay, về chính sách ngoại giao, chúng ta cần phải nhận định cho rõ hai điều này:

a, Sự mâu thuẫn giữa hai lực lợng trong phe Đồng minh Anh, Pháp và Mỹ, Tàu về vấn đề Đông Dơng là một điều ta cần lợi dụng.

b, Sự mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô có thể làm cho Anh, Mỹ nhân nhợng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dơng.

3. Chính sách chúng ta phải tránh cái trờng hợp một mình phải đối phó với nhiều lực lợng Đồng minh (Tàu, Pháp, Anh, Mỹ) tràn vào nớc ta và đặt chính phủ của Pháp Đờ Gôn thay một chính phủ bù nhìn khác trái với ý nguyện dân tộc.

Bởi vậy cần tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô và Mỹ chống lại mu đồ của Pháp định khôi phục địa vị cũ ở Đông Dơng và mu mô của một số quân phiệt Tàu định chiếm nớc ta.

4. Dù sao chỉ có thực lực của ta mới quyết định đợc sự thắng lợi giữa ta và Đồng minh.

5. Đối với các nớc nhợc tiểu và dân chúng Tàu và Pháp, chúng ta phải liên lạc và tranh thủ sự giúp đỡ của họ” [12; 426-427].

Phơng châm hoạt động nói trên đợc khẳng định rõ hơn trong Chỉ thị kháng chiến kiến quốc ngày 25-11-1945: “Về ngoại giao, kiên trì chủ trơng ngoại giao với các nớc theo nguyên tắc “bình đẳng và tơng trợ”. Phải đặc biệt chú ý những điều này: “Một là, thuật ngoại giao là làm cho nớc mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết; Hai là, muốn ngoại giao đợc thắng lợi là phải biểu dơng thực lực” [13; 27].

Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19-12-1946, để thống nhất chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân ta kịp thời chủ động chuyển sang giai đoạn mới cuộc cách mạng, Ban Thờng vụ Trung ơng Đảng ra Chỉ thị toàn dân kháng chiến. Bản chỉ thị đề ra một cách khái quát đờng lối kháng chiến của Đảng, Chính phủ và nhà nớc ta về: Mục đích kháng chiến; tính chất kháng chiến, lực lợng kháng chiến và chính sách đối ngoại. Trong đó Chỉ thị toàn dân kháng chiến nêu rõ về chính sách đối ngoại:

Đảng tiếp tục chủ trơng thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm mục đích tạo hoàn cảnh quốc tế, d luận quốc tế thuận lợi, để bồi dỡng thực lực của ta và cô lập kẻ thù trên hậu phơng của chúng và quốc tế. Bản chỉ thị nêu rõ lập trờng quốc tế của Đảng:

“3. Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống bọn phản động thực dân Pháp. 4. Đoàn kết với hai dân tộc Miên, Lào và các dân tộc bị áp bức trong khối Liên hiệp Pháp.

5. Thân thiện với các dân tộc Tàu, Xiêm, Miến Điện, ấn Độ, Nam Dơng và các dân tộc yêu chuộng dân chủ, hoà bình trên thế giới” [13; 151].

Về công tác tuyên truyền quốc tế, chính phủ ta yêu cầu các cơ quan tuyên truyền “phải chú trọng công tác tuyên truyền quốc tế, phải tìm kiếm thêm tài liệu và chứng cứ mới để tiếp tục vạch rõ âm mu và thủ đoạn của địch, nêu lên tính chính nghĩa trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Kêu gọi nhân dân Pháp và các dân tộc bị áp bức, nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng tình và ủng hộ chúng ta”. Đờng lối đối ngoại tích cực của Đảng, Chính phủ và Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đợc Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một cách cô đọng trong bài trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ, ông S. Êly Maysi vào tháng 9-1947: “Việt Nam chủ trơng làm bạn với tất cả các nớc dân chủ và không gây oán thù với một ai” [47; 489].

Tóm lại, đánh giá đúng về tầm quan trọng của hoạt động đối ngoại, trên cơ sở xác định đúng diễn biến của tình hình thế giới, và nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Chính phủ ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đờng lối và chính sách đối ngoại đúng đắn, kịp thời. Đó là đờng lối đối ngoại vì độc lập, hoà bình, hữu nghị và hợp tác cùng tiến bộ theo đúng các nguyên tắc dân chủ đã đợc các nớc lớn thừa nhận trong Hiến chơng Đại Tây Dơng. Đó là chính sách nhằm thêm bạn bớt thù; lợi dụng mâu thuẫn, phân hoá hàng ngũ đối phơng; hết sức tránh một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc; kết hợp đấu tranh ngoại giao với xây dựng thực lực; tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nớc yêu chuộng hoà bình thế trên thế giới, kể cả nhân dân nớc thù địch. Với

chính sách đối ngoại đúng đắn và sáng tạo, Chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đứng đầu là Hồ Chí Minh sẽ lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi to lớn trong thời gian tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 42 - 47)