Tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay lại xâm lợc Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 71 - 79)

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đợc thành lập, trong sự phức tạp của mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới. Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo vận dụng phơng pháp ngoại giao phù hợp nhằm tranh thủ tìm kiếm sự công nhận và ủng hộ của các nớc lớn, trong đó Mỹ là một trong những mục tiêu để Chính phủ ta h- ớng tới và theo đuổi. Trong giai đoạn này, trên danh nghĩa Mỹ vẫn tuyên bố “không can thiệp” vào Đông Dơng và sẵn sàng ủng hộ nền độc lập của các dân tộc thuộc địa. Là nớc đứng đầu Đồng minh và có vai trò lớn trong Liên hiệp quốc nên Mỹ có ảnh hởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới. Chính phủ ta hiểu rất rõ rằng nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ và các nớc trong phe Đồng minh thì Pháp không thể trở lại xâm lợc Đông D- ơng.

Mặc dù tuyên bố “không can thiệp” vào Đông Dơng, nhng Mỹ lại ủng hộ và “nhiếp chính” cho quân đội Tởng Giới Thạch vào phía Bắc Đông Dơng thực hiện hàng loạt những âm mu chống phá cách mạng Việt Nam, thái độ của Mỹ về vấn đề này đã đợc Chính phủ ta và Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỹ tuy vẫn nói đối với Đông Dơng giữ thái độ trung lập, song Mỹ đã ngầm giúp Pháp bằng cách cho Pháp mợn tàu chở quân sang Đông Dơng. Một mặt Mỹ muốn tranh giành quyền lợi với Anh, Pháp ở Đông Dơng và Đông Nam á, mặt khác lại muốn hoà hoãn với Anh, Pháp để lập mặt trận bao vây Liên Xô” [32; 67]. Trên cơ sở nhận định đó, Chính phủ ta và Hồ Chí Minh quyết định khai thác mặt “trung lập” của Mỹ. Trong nhiều bài nói, bài viết và các cuộc tiếp xúc với các giới thông tin, Chủ tịch Hồ Chí Minh thờng nhắc tới vai trò đứng đầu đồng minh của Mỹ, nhận mạnh những điều Mỹ tuyên bố công khai, dựa vào đó để đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao và thông qua Mỹ để tác động tới Pháp.

Từ sau khi giành chính quyền đến trớc khi Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đ- ợc ký kết với Pháp. Hồ Chí Minh đã nhân danh Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, gửi tới Chính phủ Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ và Tổng thống Truman ít nhất 9 bức điện, công hàm nhằm bày tỏ quan điểm, lập trờng của Việt Nam, chính sách ngoại giao cũng nh mong muốn sự công nhận và giúp đỡ từ Chính phủ Mỹ, đồng thời lên án kịch liệt sự xâm lợc của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dơng. Tuy vậy, Chính sách của Mỹ ngày càng ngả về lập trờng ủng hộ Pháp trong vấn đề Đông Dơng. Ngày 5-10-1945, khi tớng Pháp là Lơclec cho quân đổ bộ lên Sài Gòn, Chính phủ Mỹ đã gửi cho Đại sứ của họ ở Trung Quốc bức điện nói rõ: “Hoa Kỹ không hề có ý định chống lại việc khôi phục sự thống trị của Pháp ở Đông Dơng và không có một quan điểm chính thức nào của Chính phủ Mỹ động đến, dù chỉ là gián tiếp chủ quyền của Pháp ở Đông Dơng” [6; 87]. Đến đầu năm 1946, việc Chính phủ Mỹ đồng ý cung cấp xe cộ và các thiết bị khác cho lực lợng quân Pháp ở Đông Dơng đã là tín hiệu báo cho cả phía Pháp lẫn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà thấy rõ thiện cảm của Chính quyền Truman giành cho bên nào. Chúng ta cũng cần phải nhấn mạnh rằng, trong điều kiện tơng quan lực lợng giữa Việt Nam và Pháp vào cuối năm 1945 đầu năm 1946, việc Chính phủ Mỹ giữ thái độ “trung lập” đối với Đông Dơng và Việt Nam nh Mỹ đã từng tuyên bố, thì hành động đó cũng đã gián tiếp ủng hộ kẻ mạnh hơn đó là Pháp.

Thái độ và chính sách của Mỹ đã tạo điều kiện cho tớng Lơclec và quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở Sài Gòn và miền Nam cũng nh Nam Trung Bộ, và đang xúc tiến mọi việc để kéo quân ra miền Bắc thực hiện âm mu tái chiếm Việt Nam. Tháng 4-1946, khi quân đội Anh và quân đội Tởng Giới Thạch, đại diện cho các nớc Đồng minh rút khỏi Đông Dơng, Mỹ đã chính thức thừa nhận Pháp kiểm soát toàn bộ Đông Dơng.

Trớc thái độ làm ngơ của Mỹ, Pháp đã có cơ hội thực hiện mu đồ của mình, sau khi đạt đợc ý đồ kéo quân ra miền Bắc, thực dân Pháp tiếp tục lấn tới với những yêu sách thái quá không thể chấp nhận đợc, và rồi cái gì diễn ra nó sẽ phải diễn ra. Chính phủ ta sau một loạt những nhân nhợng đối với Pháp

nhằm kéo dài sự trì hoãn, nhng đến lúc độc lập dân tộc bị đe dọa thì chúng ta không thể tiếp tục nhân nhợng. Kết cục là cuộc chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ vào ngày 19-12-1946. Xuất phát từ chính sách “bỏ rơi”, “không can thiệp” của Mỹ đối với Việt Nam, Mỹ đã làm ngơ và tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lợc Việt Nam, đẩy Chính phủ và nhân dân Việt Nam bớc vào một cuộc chiến đấu mới đầy những gian nan thử thách để bảo vệ nền độc lập dân tộc và quyền tự do, làm chủ của nhân dân.

Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cũng là lúc Chính phủ Mỹ triển khai thực hiện “học thuyết Truman”, phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. Để lôi kéo Pháp và buộc Pháp phải phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ, Chính quyền Oasinhtơn đã triển khai thực hiện “kế hoạch Macsan”, viện trợ cho Pháp 650 triệu đô la nhng kèm theo điều kiện:

“+ Pháp phải bỏ hàng rào thuế quan cổ truyền để hàng hoá Mỹ tràn vào đất Pháp.

+ Phải hứa gạt những Nghị sĩ cộng sản ra khỏi Chính phủ trong một thời gian ngắn” [6; 3].

Việc Mỹ ra điều kiện buộc Pháp phải gạt những Nghị sĩ cộng sản ra khỏi Chính phủ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ Pháp thực hiện một

Chính sách quyết liệt và cứng rắn đối với Đông Dơng và Việt Nam, đẩy cuộc chiến tranh Pháp -Việt thêm ác liệt. Trong xu thế chiến tranh lạnh, Mỹ ra sức thực hiện ngăn chặn nguy cơ cộng sản tràn xuống Đông Dơng và Đông Nam á, chính quyền Truman đã tuyên bố trắng trợn là: “Gạt bỏ càng xa càng tốt ảnh hởng của cộng sản ở Đông Dơng” và “Cần phải đặc biệt chú ý đến tình hình Đông Dơng thuộc Pháp”. Đế quốc Mỹ dần dần công khai ủng hộ chính sách sử dụng vũ lực của Pháp ở Việt Nam. Trong chỉ thị của Chính phủ Mỹ ngày 13-5-1947, gửi các cơ quan ngoại giao Mỹ ở Pari, Sài Gòn và Hà Nội: “Lập trờng chủ yếu trong nhận thức của chúng ta là ở Đông Nam … á chúng ta nhất thiết phải cùng hội cùng thuyền với ngời Pháp ” [38; 389].…

Đợc sự tiếp tay và giúp sức của Mỹ, ở nớc Pháp, giai cấp t sản, các thế lực phản động đã ngóc đầu dậy phản công vào các lực lợng dân chủ và hoà bình do Đảng Cộng sản Pháp làm trụ cột. Các lãnh tụ Đảng Xã hội Pháp từ chối hợp tác với Đảng Cộng sản, phá hoại phong trào công nhân Pháp, khiến cho các thế lực thân Mỹ có điều kiện lấn tới trên vũ đài chính trị nớc Pháp. Chính phủ Pháp ngày càng thiên hữu. Hớng giải quyết quan hệ Việt - Pháp bằng chiến tranh ngày càng đợc khẳng định trong chính giới Pháp. Tình hình đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho bọn thực dân phản động tự do tiến hành các hành động chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dơng.

Với sự hà hơi tiếp sức của Mỹ về mặt tài chính và quân sự, Chính phủ và quân đội Pháp có điều kiện triển khai và thực hiện nhiều kế hoạch quân sự tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc nhằm tiêu diệt Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh và dập tắt phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1946-1949, thực dân Pháp đã nhiều lần cho quân đội mở các chiến dịch tấn công lên Việt Bắc gây ra nhiều tổn thất và thơng vong cho Chính phủ và quân dân Việt Nam. Tuy vậy, dới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đờng lối kháng chiến đúng đắn và phù hợp, cuộc kháng chiến đã luôn nắm đợc thế chủ động, lần lợt đập tan mọi kế hoạch tấn công quân sự cũng nh những âm mu về chính trị của thực dân Pháp, làm thất bại mu đồ tiêu diệt phong trào kháng chiến của Chính phủ và nhân dân ta, bớc đầu đánh bại mục tiêu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp.

Cùng với chính sách “bỏ rơi”, “làm ngơ” trớc những yêu cầu khẩn thiết và những đề nghị chính đáng của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính phủ Mỹ và Tổng thống Truman đã có thái độ ủng hộ sự quay trở lại xâm lợc Việt Nam của thực dân Pháp, công nhận quyền lợi của Pháp ở Đông Dơng nhằm phục vụ cho những mu đồ và lợi ích của Mỹ ở Đông Nam á. Thái độ và chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam, cùng với việc làm ngơ trớc những hành động tái chiếm của Pháp và sau đó là “hà hơi tiếp sức” cho Pháp trong cuộc tái chiếm này. Chính phủ Mỹ

đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lợc Việt Nam, gây ra nhiều khó khăn tổn thất cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng nh sự nóng bỏng và căng thẳng trong khu vực.

Tiểu kết chơng 2

Quan hệ Việt –Mỹ từ tháng 9-1945 đến năm 1949, là một giai đoạn hết sức lạnh nhạt và không có những sự trao đổi qua lại một cách trực tiếp giữa chính phủ hai nớc. Đây đợc xem là giai đoạn “đóng băng” của mối quan hệ giữa hai chính phủ, hai nhà nớc Việt Nam và Mỹ.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đợc thành lập, với đờng lối đối ngoại của chính phủ mới cùng với mối quan hệ tốt đẹp vốn có trong giai đoạn trớc đó, dờng nh đã mở ra một cơ hội mới cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Chính phủ Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng nhiều con đờng, biện pháp nhằm tìm kiếm sự công nhận và ủng hộ từ Chính phủ Mỹ và Tổng thống Truman. Chính phủ ta đã gửi rất nhiều th, điện, công hàm và văn bản chính thức tới Chính phủ Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ và cá nhân Tổng thống Truman. Tính từ khi Cách mạng tháng Tám thành công đến lúc cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (tháng 12-1946), Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi hàng chục bức điện và công hàm tới Chính phủ Mỹ để thông báo tình hình thực tế ở Việt Nam, tố cáo hành động quay lại xâm lợc của thực dân Pháp nhằm yêu cầu Chính phủ Mỹ can thiệp và giúp đỡ. Trớc thái độ thực sự cầu thị từ phía Việt Nam, đáp lại, Chính phủ Mỹ và Tổng thống Truman với những toan tính của một cờng quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã giữ một thái độ “im lặng”, “làm ngơ” trớc những yêu cầu từ phía Việt Nam, làm ngơ trớc những hành động quay trở lại xâm lợc Việt Nam một cách trắng trợn của thực dân Pháp. Thái độ này đợc phía Mỹ giải thích là “Mỹ giữ thái độ trung lập” với Đông Dơng và Việt Nam. Tuy vậy, trong thực tế việc trung lập trong thời điểm hiện tại có nghĩa là đã ủng hộ kẻ mạnh, kẻ đi xâm lợc là thực dân Pháp.

Khi cuộc chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, đế quốc Mỹ với những toan tính trong cuộc chiến tranh lạnh, đã âm mu lôi kéo Pháp vào mặt trận bao vây Liên Xô ở châu Âu, đã dần dần ngả về chính sách ủng hộ Pháp sử dụng vũ lực ở Việt Nam, ủng hộ Pháp tái chiếm Việt Nam với mu đồ cử Pháp làm tiền tiêu trong việc ngăn chặn cộng sản ở Đông Dơng và Đông Nam á, phải nhanh chóng gạt những ảnh hởng của cộng sản ra khỏi khu vực này, Chính phủ Mỹ và Tổng thống Truman ngày càng xích lại gần hơn với ngời Pháp và “bỏ rơi” Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng nh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Từ chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam, đã dẫn đến sự “đóng băng” trong mối quan hệ giữa hai bên, và có những tác động tới cả hai phía Việt Nam và Mỹ.

Về phía Việt Nam, với những cố gắng bất thành của Chính phủ ta và Hồ Chí Minh trong việc tìm kiếm mối quan hệ hợp tác với ngời Mỹ, đã đa đến việc Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, tìm kiếm sự công nhận và giúp đỡ của Liên hiệp quốc và các nớc trên thế giới đặc biệt là các nớc lớn có vai trò quan trọng, có uy tín lớn trong quan hệ quốc tế. Với việc Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà cha đợc Liên hiệp quốc cũng nh các nớc lớn công nhận và giúp đỡ đã dẫn đến chúng ta phải đơn độc đối chọi lại với những âm mu của thực dân Pháp trong bối cảnh chính quyền non trẻ của Việt Nam gặp khó khăn trên nhiều lĩnh vực. Thực tế lịch sử đã chứng minh, do những tác động từ chính sách của Chính phủ Mỹ đối với Việt Nam, đó là việc “không công nhận”, “làm ngơ” trớc những yêu cầu khẩn thiết từ phía Việt Nam, từ đó nhiều quốc gia khác cũng nối gót Mỹ không công nhận và đặt quan hệ với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong đó có Liên Xô, các nớc dân chủ nhân dân Đông Âu và các nớc t bản chủ nghĩa chịu ảnh hởng của Mỹ. Hạn chế trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đa đến những khó khăn đối với cách mạng Việt Nam đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc.

Sự “đóng băng” trong mối quan hệ Việt-Mỹ cũng đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lợc Việt Nam. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đế quốc Mỹ trở thành cờng quốc hùng mạnh nhất thế giới, có vai trò to lớn trong Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc và có tiếng nói quan trọng trong quan hệ quốc tế. Nếu sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đợc thành lập, Chính phủ Mỹ và Tổng thống Truman có những thiện chí trớc những yêu cầu từ phía chính phủ Việt Nam, chính thức công nhận và đặt quan hệ với Chính phủ Hồ Chí Minh thì có lẽ thực dân Pháp đã không có cơ hội thuận lợi trong việc quay lại tái chiếm Việt Nam bằng vũ lực. Nhng thái độ giữ im lặng của Mỹ đối với Việt Nam đã là hành động tiếp tay ủng hộ cho kẻ mạnh là Pháp trong việc quay lại xâm lợc Việt Nam.

Về phía Mỹ, việc thực thi chính sách đối ngoại “trung lập” hay “bỏ rơi” của chính quyền Tổng thống Trunam đối với Việt Nam trong giai đoạn 1945- 1949, cũng đã có những tác động nhất định tới nớc Mỹ. Nếu nh sau khi tiếp nhận đợc những văn bản yêu cầu công nhận và đặt quan hệ từ Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Mỹ và Tổng thống Truman có những động thái tích cực trớc những yêu cầu đó thì có thể Mỹ đặt đợc những ảnh h- ởng lớn của mình ở Đông Dơng và Việt Nam, một khu vực có vị trí chiến lợc đặc biệt quan trọng ở châu á trong chiến lợc toàn cầu của Mỹ, không những vậy, nếu Chính phủ Mỹ sớm công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà thì có thể lịch sử đã không phải

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 71 - 79)