ngoại của Chính phủ
2.1.1.Sự ra đời của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà
Từ cuối tháng 4, đầu tháng 5-1945, từng tháng rồi từng ngày, lịch sử chứng kiến sự diệt vong của chủ nghĩa phát xít, sự thắng lợi của loài ngời tiến bộ và các lực lợng dân chủ chống phát xít trên thế giới đang đến rất gần.
Ngày 8-8-1945, sau khi chiến thắng hoàn toàn quân Đức, Hồng quân Liên Xô bắt đầu tiến đánh quân phát xít Nhật. Trong vòng một tuần lễ, quân đội Xô Viết đã đánh tan gần một triệu quân Quan Đông tinh nhuệ của Nhật ở Mãn Châu (Trung Quốc), buộc phát xít Nhật phải đầu hàng Liên Xô và Đồng minh vô điều kiện vào ngày 13-8-1945. Cuộc chiến tranh chống Nhật ở Thái Bình Dơng kết thúc, với sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít, những ngời chủ động gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Việc gần một triệu quân Quan Đông thiện chiến nhất của Nhật bị tiêu diệt đã tác động mạnh mẽ đến ý chí và tinh thần quân đội phát xít Nhật ở Đông Dơng, chính phủ bù nhìn cùng với các hạng tay sai thân Nhật hoang mang rệu rã. Trong khi đó lực lợng quân đội Đồng minh cha kịp vào nớc ta để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật. Điều kiện khách quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đã hoàn toàn chín muồi, “thời cơ ngàn năm có một” đã đến. Bên cạnh đó, những điều kiện chủ quan của chúng ta cũng rất thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi khi lực lợng chính trị và lực lợng vũ trang đã đợc xây dựng vững mạnh, quần chúng nhân dân hừng hực khí thế xông lên tiêu diệt kẻ thù, Đảng cộng sản Đông Dơng và Mặt Trận Việt Minh đã sẵn sàng lãnh đạo nhân dân đứng lên giành lại độc lập dân tộc.
Với sự thuận lợi của cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, Đảng ta và Mặt trận Việt Minh đứng đầu là Hồ Chí Minh nhận định: “Đây là thời cơ ngàn năm có một, rất hiếm và rất quý. Dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trờng Sơn cũng phải lãnh đạo nhân dân giành cho kỳ đợc độc lập”.
Ngày 12- 08-1945, khi đợc tin quân đội Xô viết đánh trận quyết định ở Đông Bắc Trung Quốc, Uỷ ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc đã hạ lệnh khởi nghĩa trong toàn khu.
Đêm 13- 08-1945, ngay khi biết tin quân Nhật đầu hàng Đồng Minh, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc đợc thành lập và liền ra bản “quân lệnh số 1” hạ lệnh tổng khởi nghĩa.
Từ ngày 13 đến ngày 15- 08-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào- Tuyên Quang. Sau khi phân tích tình hình, hội nghị đã đi đến quyết định phát động toàn dân nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền trớc khi quân Đồng minh vào Đông Dơng tớc khí giới quân đội Nhật và thực dân Pháp cha kịp trở lại xâm lợc nớc ta. Hội nghị cũng đã quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại trong thời kỳ đầu sau khi giành đợc chính quyền cũng nh những nguyên tắc và phơng châm hành động trong tổng khởi nghĩa.
Sau khi hội nghị toàn quốc của Đảng, Tổng bộ Việt Minh đã triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào trong hai ngày 16 và 17- 08-1945. Quốc dân đại hội đã tán thành hoàn toàn chủ trơng tổng khởi nghĩa của Đảng, nhất trí thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng, sau này trở thành Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đại hội còn thông qua Quốc kỳ, Quốc ca của nớc Việt Nam mới.
Chiều ngày 16- 08-1945, một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho tổng khởi nghĩa trong cả nớc.
Từ ngày 14 đến ngày 18- 08-1945, hầu hết các tỉnh miền Bắc, quần chúng nhân dân cách mạng đã nổi dậy giành chính quyền từ cấp xã đến tỉnh lỵ.
Ngày 19- 08- 1945, khởi nghĩa thắng lợi ở thủ đô Hà Nội, tạo ra tiếng vang lớn trong cả nớc, làm tăng thêm sự khủng hoảng của kẻ thù, tạo điều kiện cho cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng. Ngày 23-08-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế, dinh lũy chính trị của chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam đã đợc cách mạng kiểm soát. Ngày 25-08-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn, và đến ngày 28-08-1945, tổng khởi nghĩa đã giành đợc chính quyền trên toàn quốc. Ngày 31- 08- 1945, Bảo Đại, vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam tuyên bố thoái vị trớc Quốc dân đồng bào và chính quyền cách mạng. Ngày 25- 08-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Chính phủ lâm thời về đến Hà Nội, gấp rút chuẩn bị những công việc cần thiết cho sự ra đời của nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Ngày 2- 9- 1945, tại Vờn hoa Ba Đình, trớc cuộc mít tinh của hàng chục vạn ngời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản
Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngời long trọng tuyên bố với nhân dân cả nớc, nhân dân thế giới về thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của một nhà nớc mới ở Việt Nam- nhà nớc dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và sự ra đời của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã mở ra một bớc ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, “một cuộc đổi đời cha từng có đối với mỗi ngời dân Việt Nam”. Phá tan hai tầng lớp xiềng xích nô lệ, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế. Đa Việt Nam từ một nớc thuộc địa trở thành một nớc độc lập tự do dới chính thể dân chủ cộng hoà, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành ngời làm chủ đất nớc, làm chủ vận mệnh dân tộc; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nớc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng nhân dân lao động.
Tuy nhiên, ngay sau khi tuyên bố độc lập, nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã phải đối mặt với vô vàn những khó khăn thử thách to lớn.
Về kinh tế, tài chính: sản xuất nông nghiệp bị đình trệ, mùa màng liên tục bị lũ lụt, hạn hán tàn phá. ở Bắc Bộ, lũ lụt đã làm cho 50% diện tích ruộng đất bị bỏ hoang, liền sau đó là hạn hán gây thiệt hại mất 1/3 sản phẩm thu hoạch. Nạn đói lịch sử do thực dân Pháp và quân phiệt Nhật gây ra làm chết hơn hai triệu ngời dân nớc ta năm 1945 cha chấm dứt, nay lại càng thêm phần gay gắt.
Sản xuất công nghiệp cũng chẳng khá hơn. Các xí nghiệp công nghiệp, hoặc do bị tàn phá trong chiến tranh, hoặc do thiếu nguyên liệu đều phải ngừng sản xuất. Việc buôn bán với nớc ngoài hầu nh bị đình trệ hoàn toàn, hàng hoá tiêu dùng khan hiếm, giá cả tăng vọt. Hàng vạn công nhân bị thất nghiệp, đời sống vô cùng khổ cực.
Nền tài chính rơi vào tình trạng nguy ngập. Ngân khố quốc gia gần nh trống rỗng. “Khi Chính phủ lâm thời đợc thành lập, ngân sách Đông Dơng hụt tới 185 triệu đồng và nợ lên tới 564 triệu. Ngân khố trung ơng chỉ còn 1.200.000 đồng, trong đó có 586.000 đồng là hào nát không dùng đợc” [57;22]. Ngân hàng Đông Dơng vẫn do ngời Pháp quản lý và không chịu ứng tiền cho Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, quân đội Tởng Giới Thạch khi vào Việt Nam, chúng không chỉ đòi Chính phủ ta cung ứng những khoản lớn về tiền và của mà còn tung đồng tiền mất giá của chúng là Quan kim, Quốc tệ vào lu hành làm cho nền tài chính của ta đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Về chính trị xã hội: Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời đã phải chịu sức ép từ nhiều phía. Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các lực l- ợng đế quốc, phản động núp dới danh nghĩa quân đồng minh giải giáp quân đội Nhật lũ lợt kéo vào nớc ta.
Từ cuối tháng 8 - 1945, 20 vạn quân Tởng, cùng với bọn phản động lu vong ngời Việt kéo vào miền Bắc với mục đích “diệt cộng cầm Hồ” nhằm thủ tiêu chính quyền cách mạng, đa bọn tay sai ra lập chính quyền bù nhìn và thực hiện chính sách cớp bóc nhân dân Việt Nam.
Ngày 12- 9- 1945, các đơn vị đầu tiên của quân đội Anh cùng một bộ phận quân Pháp đã tới Sài Gòn. Mục tiêu của quân Anh cũng không ngoài ý đồ tiêu diệt chính quyền cách mạng, giúp thực dân Pháp quay lại tái chiếm và nô dịch nớc ta một lần nữa.
Lợi dụng ảnh hởng của quân đội nớc ngoài, các lực lợng phản động ngóc đầu dậy. ở miền Bắc, bọn tay sai của Tởng công khai hoạt động chống chính quyền cách mạng, chúng tập hợp bọn địa chủ, t sản phản động lập ra cái gọi là “Mặt trận quốc gia chống Pháp”. Chúng cho ra hàng loạt tờ báo tuyền truyền, xuyên tạc đờng lối, chính sách của Đảng và Mặt trận Việt Minh, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân do Đảng lãnh đạo. Chúng tổ chức mít tinh, biểu tình chống chính phủ, kích động bãi công, bãi thị, bãi khoá, vu cáo Chính phủ ta là “Việt gian thân Pháp”, đòi chính phủ phải từ chức và yêu cầu Vĩnh Thụy ra thành lập chính phủ mới. Với sự giúp đỡ tích cực của quân Tởng, bọn Việt Quốc (Việt Nam quốc gia xã hội Đảng), Việt Cách (Việt Nam cách mạng đồng minh hội), tiến hành đánh chiếm các thị xã Móng Cái, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Hồng Gai, Quảng Yên, chúng đã thành lập chính quyền phản động ở thị xã Vĩnh Yên, Yên Bái và Móng Cái.
ở miền Nam, lợi dụng việc quân Anh, Pháp tiến vào Sài Gòn, các phe phái phản động lại trỗi dậy hoạt động. Nổi lên trong số này là bọn Tờrốtkít. đợc sự che chở của quân Anh, Pháp, chúng mở những đợt tuyên truyền, tung ra những khấu hiệu quá khích, cực đoan gây chia rẽ nh: “tiêu diệt ngời da trắng”, “chính quyền về tay công - nông”, “thực hiện cách mạng ruộng đất”, vu khống, đả kích Uỷ ban hành chính Nam Bộ Một số tên phản động trong…
các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo và những nhóm vũ trang thân Nhật cũ đã cấu kết với bọn Tờrốtkít âm mu đảo chính thành lập Chính phủ tay sai cho Pháp. Cha bao giờ, cùng một lúc cách mạng Việt Nam phải đối phó với nhiều kẻ thù nh lúc này. Hầu hết bọn chúng đều trực tiếp có mặt trên đất Việt Nam, chúng có thể mâu thuẫn với nhau về lợi ích nhng đều thống nhất với nhau
trong âm mu chống cộng sản, thủ tiêu chính quyền cách mạng, xoá bỏ thành quả mà cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 vừa giành đợc.
Ngoài ra, chúng ta còn gặp khó khăn trên lĩnh vực đối ngoại khi nhà nớc Việt Nam non trẻ cha đợc một nớc nào trên thế giới công nhận chính thức và đặt quan hệ ngoại giao. Vì vậy, trớc mắt chính quyền cách mạng phải chiến đấu đơn độc, hầu nh không có một lực lợng nào hỗ trợ từ bên ngoài. Mối liên hệ với phong trào cộng sản quốc tế hầu nh không có. Trong mối quan hệ quốc tế phức tạp, chằng chéo do chiến tranh tạo nên, lại có nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại cấp bách cần giải quyết trong mỗi nớc, nên các Đảng cộng sản, các lực lợng cách mạng trên thế giới cha có điều kiện giúp đỡ cách mạng Việt Nam.
Bên cạnh những khó khăn nêu trên, nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà mới thành lập cũng có một số thuận lợi cơ bản. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, dới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hệ thống chính quyền cách mạng- đại diện cho quyền lợi của nhân dân lao động đợc thiết lập trên cả nớc từ trung ơng đến cơ sở. Mặt trận dân tộc thống nhất trong điều kiện mới đã có những bớc phát triển mạnh mẽ, lực lợng vũ trang nhân dân đợc hình thành trong cách mạng, tuy còn ít về số lợng, vũ khí và trang bị còn thô sơ nhng đã trở thành công cụ quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ chế độ mới. Uy tín chính trị của Đảng ngày càng đợc củng cố và phát triển. Bằng đờng lối đúng đắn, sáng suốt và bản lĩnh kiên cờng, sẵn sàng hy sinh vì quyền lợi của dân tộc, Đảng luôn giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là ngời đứng đầu Đảng, Chính phủ mà còn là lãnh tụ có uy tín và sức thuyết phục lớn trong toàn dân. Ngời thực sự là niềm tin, niềm tự hào và là linh hồn của cả dân tộc.
Trên thế giới, thắng lợi của hồng quân Liên Xô cùng với sự ra đời của một loạt các nớc dân chủ nhân dân và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc là nguồn cổ vũ to lớn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta nhằm bảo vệ và phát triển những thành quả cách mạng vừa giành đợc.
Đó là những nhân tố bảo đảm cho cách mạng Việt Nam một u thế chính trị, tinh thần to lớn để chúng ta có thể vợt qua những khó khăn, thử thách trớc mắt và lâu dài.