Thái độ của Mỹ

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 91 - 96)

Cuối năm 1949 đầu năm 1950, nhiều sự kiện quan trọng tác động đến thái độ của Mỹ đối với Việt Nam, đồng thời thúc đẩy Chính phủ Mỹ quan tâm hơn đến chính sách can thiệp trực tiếp ở khu vực này.

Trớc hết là sự kiện Mỹ và các nớc phơng Tây thành lập khối quân sự NATO (tháng 9-1949). Sự kiện này đã đa Pháp và Mỹ vào trong một liên minh quân sự chính thức, điều này đã tạo điều kiện cho Mỹ khả năng chi phối Pháp trong chính sách đối với cuộc chiến tranh ở Đông Dơng và mở ra khả năng để Mỹ can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh này.

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc kết thúc với thắng lợi thuộc về Đảng Cộng sản. Sự ra đời của nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) đánh dấu sự thất bại của Mỹ trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc lục địa. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, làm tăng khả năng nguy cơ cộng sản tràn xuống Đông Dơng và Đông Nam á, điều này đã đặt Chính phủ Mỹ trớc sự lựa chọn hoặc chấp nhận để chủ nghĩa cộng sản tiếp tục “bành trớng” thế lực của mình ở Đông Dơng, hoặc phải có biện pháp can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh của Pháp bằng việc tung tiền đổ của nhiều hơn nữa nhằm biến Pháp trở thành tiền đồn trong việc ngăn chặn làn sóng cộng sản ở Đông Dơng và Đông Nam á.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 5-1950, với sự tham gia và đụng đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc. Qua sự kiện này Mỹ đã thấy rõ đợc những khó khăn khi phải đối đầu với lực lợng cộng sản Trung Quốc. Do đó, Chính phủ Mỹ phải có những phơng án để cùng với thực dân Pháp và tay sai tổ chức phòng thủ Đông Dơng, nhằm tránh nguy cơ Trung Quốc cộng sản có điều kiện ra tay can thiệp, biến Đông Dơng thành “một Triều Tiên thứ hai”.

Trong khi đó, Liên Xô và các nớc dân chủ nhân dân Đông Âu đang đạt đợc những bớc tiến quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Sự phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn quân sự của Liên Xô (đặc biệt là việc chế tạo thành công bom Nguyên tử vào năm 1949) đã tạo ra thế cân bằng về quân sự với Mỹ, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ về bom nguyên tử, khiến Chính phủ Mỹ phải dè dặt hơn trong các quyết sách của mình. Hệ thống các nớc xã hội chủ nghĩa phát triển rộng lớn, kéo dài từ Trung Quốc đến

bờ biển Ban Tích, làm cho điều Mỹ thờng gọi “nguy cơ bành trớng của chủ nghĩa cộng sản” trở thành hiện thực. Mỹ không muốn tiếp tục nhìn thấy cộng sản tiếp quản những vùng đất quan trọng về chiến lợc còn lại trên thế giới, trong đó có Việt Nam và Đông Dơng.

ở Việt Nam, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang từng bớc giành thắng lợi, ta đã giành lại thế chủ động trên chiến trờng, đẩy quân địch vào thế bị động chống đỡ. Sau bốn năm theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lợc Đông D- ơng, nớc Pháp đã không chịu đựng nổi với nhu cầu quá mức của chiến tranh. Chính phủ Pháp đã phải thừa nhận không thể kết thúc chiến tranh bằng một giải pháp quân sự và cũng không còn hy vọng lật lại tình thế để đạt đợc những điều kiện có lợi cho một cuộc đình chiến. Rơve, Tổng tham mu trởng quân đội Pháp sau hơn một tháng khảo sát tình hình ở Đông Dơng đã khẳng định Pháp không còn khả năng giành thắng lợi và lối thoát của nớc Pháp lúc này để vợt ra khỏi tình thế khó khăn là đa chiến tranh Đông Dơng vào kế hoạch chiến lợc của Mỹ. Điều đó có nghĩa là bớc đầu chuyển giao cuộc chiến của Pháp ở Đông Dơng cho Mỹ.

Khi cuộc kháng chiến đang liên tiếp giành đợc thắng lợi trên chiến trờng thì Đảng, Chính phủ và Nhà nớc ta lại giành thêm những thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao. Điều đó càng khiến cho Mỹ lo ngại hơn trong việc Đông Dơng sẽ “bị rơi vào tay cộng sản” và một tác động dây chuyền theo “thuyết đôminô” có thể sẽ xẩy ra ở các nớc thuộc khu vực Đông Nam á và Tây Nam Thái Bình Dơng.

Đứng trớc tình hình đó, Chính phủ Mỹ và Tổng thống Truman đã có những toan tính mới đối với Việt Nam và Đông Dơng, nhất là khi chính sách ủng hộ Tởng Giới Thạch ở Trung Quốc đã thất bại. Mỹ chủ trơng lợi dụng những khó khăn của Pháp, dùng viện trợ quân sự để can thiệp sâu vào Đông D- ơng, biến Đông Dơng và Việt Nam thành tấm lá chắn, trở thành “con đê” ngăn cản “làn sóng đỏ” cộng sản từ lục địa Trung Quốc tràn xuống.

Trong cuộc trao đổi giữa Bộ trởng Ngoại giao Mỹ Akixơn và ngời đồng cấp phía Pháp Suman tại Pari về vấn đề Đông Dơng. Akixơn đã nói: “…

Chúng tôi tin rằng, Pháp có thể giúp đỡ đợc nhiều hơn trong việc ngăn chặn sự thống trị của cộng sản bằng cách hành động nhanh hơn để làm thoả mãn các nguyện vọng dân tộc” [54; 30]. Ngoại trởng Mỹ tiếp tục nói với Ngoại tr- ởng Pháp rằng, ông hy vọng Chính phủ Pháp sẽ sớm phê chuẩn hiệp ớc Êlysse (ngày 8-3-1949), đa Bảo Đại lên làm Quốc trởng và trao quyền tự trị một phần cho chính phủ quốc gia Việt Nam.

Tại cuộc họp giữa Ngoại trởng ba nớc Mỹ, Anh, Pháp. Ngoại trởng Pháp Suman đã nêu lên những khó khăn của Pháp sau khi chính phủ cộng sản ở Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Hồ Chí Minh và bắt đầu cung cấp viện trợ cho Việt Nam dân chủ cộng hoà. Suman bày tỏ nguyện vọng muốn Anh và Mỹ ủng hộ chính sách của Pháp ở Đông Dơng. Akixơn đã tuyên bố một cách cơng quyết là Chính phủ Pháp phải trao trả quyền tự trị thực sự cho các chính phủ không cộng sản ở Đông Dơng trớc khi Chính phủ Mỹ có thể ủng hộ các chính sách của Pháp ở đó.

Để đối phó lại việc Liên Xô, Trung Quốc và các nớc dân chủ nhân dân khác công nhận Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Mỹ đã ra sức sử dụng ảnh hởng của mình để ngăn chặn các quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam dân chủ cộng hoà với chính phủ các nớc không cộng sản khác. Đồng thời Mỹ đã cố gắng thuyết phục một số chính phủ ở châu á đi đầu trong việc công nhận chính phủ quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và các vơng quốc Lào, Cămpuchia. Nhng khi các nhà lãnh đạo các nớc ở châu á còn do dự thì Mỹ và Anh là những nớc đi đầu trong việc công nhận và đặt quan hệ với các “quốc gia liên kết” ở Đông Dơng (vào tháng 2-1950). Cũng trong thời gian này, Chính phủ Mỹ còn ra một bản tuyên bố nhấn mạnh đến “chính sách cơ bản của họ trong việc ủng hộ tiến trình dân chủ và hoà bình của các dân tộc phụ thuộc tiến tới tự trị và độc lập” [54; 31]. Cũng trong tháng 2-1950, dới sự tác động của Mỹ, chính quyền thân Mỹ ở Thái Lan đã công nhận chính quyền của Bảo Đại đồng thời yêu cầu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đóng cửa cơ quan đại diện của mình ở Băng Cốc.

Âm mu của Mỹ là lợi dụng việc “trao trả độc lập” cho các chính phủ tay sai ở Đông Dơng, công nhận và viện trợ cho các chính phủ này để thực hiện mục tiêu ngăn chặn sự bành trớng của cộng sản Trung Quốc tràn xuống Đông Dơng và Đông Nam á. Dựa vào những thông tin tình báo từ phía Pháp về sự chi viện của Chính phủ Trung Quốc cho Việt Nam dân chủ cộng hoà, đợc đăng trên tờ Thời báo New York ngày 8-5-1950, cùng với lời tuyên bố của Pháp rằng cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dơng chỉ là một mặt trận trong cuộc đấu tranh trên quy mô thế giới chống lại chủ nghĩa cộng sản.

Tháng 5-1950, Tổng thống Truman đã tán thành chơng trình viện trợ quân sự và kinh tế cho Đông Dơng, đồng thời thành lập phái đoàn kinh tế, kỹ thuật đặc biệt để trực tiếp làm việc với các chính phủ tay sai. Chính phủ Mỹ còn cử Đônan Hit làm đại sứ ở Sài Gòn nhng chịu trách nhiệm chung trên toàn bộ Đông Dơng với hy vọng tăng cờng địa vị quốc tế cho các chính phủ tay sai cũng nh vẽ nên đợc bức tranh rõ ràng hơn ở Đông Dơng.

Để có điều kiện can thiệp sâu hơn. Tháng 7-1950, Chính phủ Mỹ đã quyết định thành lập phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) để gửi sang làm việc tại Việt Nam. Ngày 27-7-1950, hơn hai tháng sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, những viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp ở Đông Dơng bắt đầu đợc gửi đi. Đến tháng 12-1950, để tăng cờng vai trò của mình ở Đông Dơng, Mỹ đã lôi kéo Pháp và chính phủ các “quốc gia liên kết” ký

Hiệp ớc phòng thủ chung Đông Dơng.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên với sự đụng đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến chính sách của Mỹ đối với Việt Nam. Trong một bản thông cáo đợc đa ra vào tháng 6-1952, cả Pháp và Mỹ đã thừa nhận: “Cuộc chiến tranh ở Đông Dơng là một bộ phận của cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn thế giới để chống lại những cố gắng chinh phục và lật đổ của cộng sản” [54; 34]. Thông cáo cũng nhận định, Pháp đã giữ một vai trò hàng đầu ở Đông Dơng, tơng tự nh vai trò của Mỹ ở Triều Tiên và với quyền hạn mà Quốc hội cho phép, Mỹ sẽ tăng cờng viện trợ với mục đích xây dựng các đội quân ở các “quốc gia liên kết” trên bán đảo Đông Dơng.

Nh vậy, từ năm 1950, thái độ của Mỹ trong mu toan can thiệp vào chiến tranh Đông Dơng là rất rõ ràng. Thay cho việc thúc ép Pháp hoà giải với phong trào dân tộc, Mỹ đã bắt đầu nhấn mạnh đến mục tiêu trớc mắt là thuyết phục Pháp không đợc giảm bớt cố gắng chiến tranh của họ ở Đông D- ơng, đồng thời tăng cờng viện trợ cho Pháp và chính quyền tay sai để họ đứng vững trên chiến trờng ít nhất cho đến khi Mỹ có điều kiện can thiệp một cách trực tiếp vào đây. Đến mùa hè năm 1952, khi chính quyền Oasinhtơn thấy rằng, cuộc chiến tranh Đông Dơng là cực kỳ mất lòng ngời ở Pháp, và ngày càng có nhiều quan chức Pháp không còn tin tởng vào khả năng giành thắng lợi. Lúc này các quan chức ngoại giao Mỹ đợc chỉ thị không chống lại ngời Pháp bằng cách liên tục ép họ phải cải cách và nhợng bộ cho lực lợng dân tộc ở Việt Nam. Tất cả những điều đó lúc này đều bị liệt vào hàng thứ yếu và kém quan trọng so với việc tiếp tục cuộc chiến tranh ngăn chặn sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản trên bán đảo Đông Dơng.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954 (Trang 91 - 96)