Thực trạng trong lễ hội của người Ca Don gở Bắc Trà My hiện nay

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán và lễ hội của người ca dong ở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 94 - 97)

B. NỘI DUNG

4.1.2.Thực trạng trong lễ hội của người Ca Don gở Bắc Trà My hiện nay

nay

Trong đời sống của mỗi con người và mỗi cộng đồng, lễ hội dù bất cứ ở đâu và ở thời điểm nào cũng có vai trò rất lớn. Bởi vì từ lễ hội cho phép ta khám phá văn hoá, phong tục, tín ngưỡng, tâm lý, đạo đức, lối sống,… của từng con người và của cả tập thể người. Đối với đồng bào Ca Dong ở Bắc Trà My nói riêng, các dân tộc trên đất nước Việt Nam nói chung lễ hội tồn tại dưới nhiều hình thức nhưng khi nói đến lễ hội là nói đến một hình thức sinh hoạt tập thể của con người thường được tổ chức sau những ngày lao động vất vả, trong những dịp nghỉ ngơi. Lễ hội là dịp tốt nhất để con người tìm về với cội nguồn, ôn lại truyền thống, giải quyết nổi lo và gửi gắm khát vọng thầm kín của mình mà thực tế chưa hoặc không giải quyết được. Trong lễ hội và qua lễ hội của người Ca Dong ở Bắc Trà My, chúng ta có thể tìm được những biểu tượng về lý tưởng thẩm mỹ, đạo đức nhân cách, tâm lý cộng đồng, văn hoá tộc người,…trở thành một nhu cầu, một khát vọng của con người từ bao đời nay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tác động (chiến tranh, kinh tế, nhận thức, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc của huyện Bắc Trà My còn nhiều bất cập…) nên có một thời gian ở các dân tộc trên dải đất Việt Nam nói chung, ở đồng bào Ca Dong ở Bắc Trà My nói riêng sinh hoạt lễ hội ít có điều kiện phát triển. Hay nói một cách khác đi đã có một thời kỳ

họ dường như quên đi các lễ hội vốn có của mình. Trong các cộng đồng làng, nóc người dân dồn hết thời gian, công sức, xương máu của mình cho các cuộc kháng chiến nhằm bảo vệ sự bình yên, cho lao động sản xuất nhằm vượt qua sự nghèo đói. Khát vọng vui chơi bị dồn nén. Có thể nói, trong các lễ hội của người Ca Dong nói riêng, trong các lễ hội nói chung yếu tố linh thiêng luôn là tiền đề, lời khởi đầu của các lễ hội với nhiều lễ thức quan trọng, còn giải trí vui chơi, thư giản sau khi lễ thức cầu khẩn, tạ ơn các vị thần linh, tổ tiên xong. Tuy nhiên, thời gian dành cho những yếu tố linh thiêng có giới hạn, yếu tố ăn uống vui chơi lại kéo dài nhiều ngày đêm liên tục nên lễ hội của người Ca Dong ngoài làm chức năng giao tiếp thần linh, đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào, còn đáp ứng nhu cầu vui chơi, giao lưu tình cảm cá nhân, dòng họ, cộng đồng. Cuộc sống con người quanh năm đầu tắt mặt tối với công việc nương rẫy để kiếm cái sinh tồn nên họ không có thời gian để vui chơi giải trí trong khi bản chất của con người là thích chơi đùa, nhảy múa để thư giản sau những ngày lao động mệt nhọc, vất vả. Trong khi nhảy múa, mọi người đều bình đẳng, không phân biệt tuổi tác, vai vế. Lúc này cũng là lúc thần linh chan hòa tình cảm, cùng vui chơi với cộng đồng.

Sau 1975, đất nước hoà bình trở lại và nhất là ở thời điểm hiện nay, sau một thời gian ngưng trệ, lễ hội của người Ca Dong đã được phục hồi và phát triển trên khắp địa bàn huyện Bắc Trà My. Đó là sự trổi dậy, sống lại của hàng chục lễ hội lớn nhỏ khác nhau diễn ra quanh năm. Đó là lễ hội thể hiện các mối quan hệ với thiên nhiên, lễ hội liên quan đến chu kỳ đời người,… như: lễ cúng máng nước, lễ mừng lua mới, lễ thu hoạch, lễ đâm trâu,… và ngay chính cuộc đời của mỗi con người nơi đây cũng đã là một lễ hội lớn nhất rồi. Nhưng, có thể nói chưa lúc nào một không khí lễ hội như lễ hội đâm trâu, lễ hội cầu mùa… yếu tố lễ còn quá nặng nề, phần tế lễ quá dài và nghi lễ rườm rà, quá rập khuôn, chú trọng nhiều đến các lễ nghi cũ.

Bên cạnh đó, hiện tượng trang phục nữa cách tân, nữa truyền thống đã làm nên một cảm giác khó lý giải khi đánh giá lễ hội. Trong đợt điền dã vào tháng 12/2009 chúng tôi có dịp đến tham dự lễ hội ăn tết mùa tại nhà ông Hồ Văn Sách (thôn 2, xã Trà Bui), không khí lễ hội không còn đậm nét truyền thống như trước đây nữa. Trong lễ hội này, có diễn ra tục “nhảy cơm” (những người tham dự lễ hội lần lượt lấy cơm, xôi ném vào nhau theo nhịp điệu của trống và cồng chiêng. Ai ném trúng cơm, xôi vào người khác là sự diễm phúc, mọi người tin rằng năm đó sẽ ít ốm đau, không có dịch bệnh xảy ra, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi,…). Tuy nhiên, suốt từ chập tối cho đến khuya tham dự hội nhảy là những thanh niên nam nữ với trang phục đặc sắc ảnh hưởng của người Kinh như: váy, áo sơ mi, giày, dép,… mà không hề thấy trang phục truyền thống nào của đồng bào (trước đây theo truyền thống những ai tham gia hội nhảy đều phải mặc trang phục truyền thống). Đến hơn 12 giờ khi những thanh niên nam nữ tản đi hết, không khí của hội nhảy truyền thống mới được trở lại ở các bậc cha mẹ, ông bà. Đàn ông đánh cồng chiêng, đàn bà mặc trang phục truyền thống nhảy múa theo nhịp điệu của những âm thanh quen thuộc, gắn bó với núi rừng đã bao đời nay.

Một hiện tượng nổi bật trong lễ hội của người Ca Dong hiện nay là hoạt động văn hoá nghệ thuật, các loại hình trò chơi dân gian rất ít được chú ý. Trong khi đó, đây lại là phần quan tâm nhất của lễ hội, phần làm nên linh hồn và sức sống sinh động, đầy vui tươi của lễ hội. Có nhiều nguyên nhân cắt nghĩa cho hiện tượng này, trong đó có việc lớp trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức lễ hội, những người già không chịu hoặc quên không bày vẽ, chỉ dẫn cho lớp trẻ. Đây chính là hiện tượng có không ít ở các làng, nóc của người Ca Dong. Đứng trước thực trạng đáng buồn này, không chỉ giới nghiên cứu mà những người có chút quan tâm không khỏi giật mình hoặc thở dài trước hiện tượng khá phổ biến là phần lớn giới trẻ Ca Dong hiện nay rất ưa chuộng nhạc trẻ, nhạc ngoại,… và họ có điều kiện thuận lợi để thoả mãn

niềm đam mê chính đáng ấy. Điều đáng bàn là khi nói về các nhạc cụ, về vũ điệu, trang phục,... họ không hiểu biết mấy, thậm chí không biết gì. Các hoạt động trong sinh hoạt lễ hội như: nhảy múa, ca hát những bài hát truyền thống, … dần dà trở nên xa lạ với lớp chủ nhân tương lai này. Điều này làm giảm đi giá trị giáo dục truyền thống của lễ hội.

4.2. Giải pháp về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị phong tục tập quán và lễ hội và lễ hội của người Ca Dong ở Bắc Trà My

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán và lễ hội của người ca dong ở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 94 - 97)