B. NỘI DUNG
4.1.1. Thực trạng trong phong tục tập quán của người Ca Don gở Bắc Trà
Trà My hiện nay
Là một trong những thành tố văn hoá của đồng bào, phong tục tập quán của người Ca Dong ở Bắc Trà My vừa mang những đặc trưng chung, vừa mang nhưng đặc trưng riêng của vùng đất, con người nơi núi rừng Bắc Trà My hùng vĩ. Tuy nhiên, dù là riêng, chung thì những phong tục tập quán đó chính là những tài sản, những giá trị tinh thần của người Ca Dong. Mặc dù thế nhưng cách nhìn nhận, sử dụng phong tục tập quán như là một “chuẩn giá trị” lại không giống nhau qua từng thời kỳ phát triển của vùng đất. Có thể nói, đã có một thời gian rất dài trước đây người Việt Nam nói chung, người Ca Dong ở Bắc Trà My nói riêng dường như quá phụ thuộc, quá lệ thuộc hay quá khắt khe với phong tục tập quán. Tính chi phối ràng buộc phong tục tập quán có vẻ như trói buộc con người, làm cho một số quy định của phong tục tập quán trở thành hủ tục, cản trở sự mở rộng phát triển như: tập tục không dùng phân bón, nước tưới trong canh tác nương rẫy của đồng bào, không dùng dao, rựa mà dùng tay để tuốt lúa, điều này vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Theo quan niệm của cha ông nếu dùng dao cắt sẽ làm bông lúa bị đau và nỗi giận, như thế năm sau sẽ không cho mùa màng tốt tươi….điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, chi phối nhiều mặt trong đời sống của đồng bào.
Hiện nay, phong tục tập quán của người Ca Dong ở Bắc Trà My đã khác đi nhiều. Người dân Ca Dong hiện nay trong ứng xử với tự nhiên, xã
hội, con người, bên cạnh vẫn tuân theo những gì mà ông cha đúc rút được qua một thời kỳ lịch sử lâu dài của tộc người Ca Dong như những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất: phương thức chọn và phát rẫy, trỉa lúa, bảo quản hạt lúa để ăn quanh năm, trồng xen canh các loại cây lương thực, các loại rau quả, … trong quản lý con người, quản lý làng, nóc như: truyền thống trọng lão, đề cao vai trò của người già, những thế ứng xử trong giao tiếp cộng đồng: truyền thống tương thân tương ái giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn,… Nhưng những cái mới trong phong tục tập quán mà đồng bào tiếp nhận cũng có những cái mới tiến bộ, tích cực đó là xu thế lấn át dễ dàng nhận thấy trong phong tục tập quán của người Ca Dong. Bên cạnh đó, cùng với những cái mới đã làm mai một, thất thoát nhanh chóng những giá trị truyền thống trong phong tục tập quán của đồng bào Ca Dong. Có nhiều nguyên nhân cắt nghĩa cho xu thế đó: sự thay đổi của môi trường sống, của điều kiện phát triển, của xã hội, của các mối quan hệ,... Một thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian gần đây, lễ ăn trâu của người Ca Dong diễn ra lẻ tẻ, rời rạc. Điều này dẫn đến, nhiều làng Ca Dong không còn nhớ cách thức làm nêu, sự xâm nhập ào ạt bằng video, đĩa nhạc, đĩa hình đã làm nhiều thanh niên không biết hát cheo, hát ru, không biết chơi những nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng, đinh năng19, pờ roóc20, không biết đến những điệu nhảy của tộc người mình trong các dịp lễ hội, tết mùa,… Nhiều trẻ em Ca Dong đã không biết nói tiếng Ca Dong, nhiều ngôi nhà sàn bị thay thế bằng ngôi nhà trệt cũng làm mất không gian trao truyền bên bếp lửa các truyện thần thoại, truyền thuyết, các làn điệu dân ca. Bên cạnh đó có những cái mới tiến bộ trong phong tục tập quán mà người dân Ca Dong tiếp nhận hôm nay. Đó là những cái mới trong làm ăn canh tác: tăng thêm trồng trọt, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, 19 Đinh năng là loại nhạc cụ có cấu tạo phức tạp, cách chơi và thổi bằng miệng. Có khả năng hoà tấu, độc tấu và đệm cho hát dân ca. Đó là loại nhạc cụ thường dùng trên rẫy, có khi đệm cùng pờ roóc rất tuyệt.
20 Pờ roóc là nhạc cụ có cấu tạo âm thanh có thể gọi là hay nhất trong các nhạc cụ tự tay của người Ca Dong làm ra. Đó là nhạc cụ để người chơi có tuổi tự sự, giải bày nỗi lòng mình trong những đêm thanh vắng. Tuy
đối với đồng bào Ca Dong là việc chuyển dần từ canh tác sang làm vườn, trồng rừng, bảo vệ rừng, mở rộng diện tích trồng lúa nước,…trong quan hệ cộng đồng: mở rộng các mối quan hệ với dân tộc, quốc gia, quốc tế,…Đi cùng với việc tiếp thu cái mới trong phong tục tập quán của người Ca Dong hôm nay, còn là việc chuyển đổi phong tục tập quán theo hướng đơn giản hoá, không rườm rà, câu nệ hay quá dựa dẫm vào cái cũ. Nhưng có lẽ, vượt lên trên tất cả những cái đó là đề cao tính tự chủ, ý thức cá nhân. Điều đó được thể hiện, cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật nhiều phong tục tập quán trong sản xuất đã được thay đổi hoặc đơn giản đi rất nhiều. Thay vì thói quen trước đây chỉ tập trung vào việc canh tác một năm một mùa vụ, hiện nay người dân Ca Dong canh tác một năm hai đến ba vụ. Ngày xưa người dân chỉ biết dùng hình thức cúng tế thì nay đã biết khai mương để lấy nước uống, tưới cây,… Đó là những biến đổi trong quan hệ hôn nhân, gia đình, trong quan hệ giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người, giữa cộng đồng với cộng đồng,… Trước đây trong hôn nhân đa phần do cha mẹ lựa chọn người bạn đời cho con cháu, đặt biệt là vai trò của người mẹ trong việc tìm hiểu con dâu tương lai như xem người con dâu có biết lấy củi, nấu ăn hay không. Hơn thế nữa khi tiến hành hôn nhân phải tuân thủ theo nhiều bước với những nghi lễ phức tạp tiêu tốn nhiều của cải, công sức, thời gian thì hôm nay khác rất nhiều. Hiện tại, lớp trẻ được tự do yêu đương, tự do tìm hiểu người bạn đời của mình. Gia đình, ông bà, bố mẹ chỉ làm vai trò “tư vấn”, định hướng cho con cái trong hôn nhân. Lớp trẻ cũng không quá câu nệ trong việc thực hiện đầy đủ các bước, các nghi lễ rườm rà trong cưới xin, trong sinh đẻ,…
Như vậy, xã hội thay đổi, đời sống thay đổi, như một tất yếu con người cũng phải thay đổi theo để phù hợp với xu thế mới. Tuy nhiên trong xu thế thay đổi, đơn giản hoá phong tục tập quán hiện nay, cũng thấy có những thay đổi, đơn giản hoá quá nhanh đã làm méo mó những giá trị tốt đẹp trong phong tục tập quán. Ví như những ngày lễ, ngày hội thường bị thu hẹp lại về không
gian, thời gian, quy mô tổ chức,… những người lớn tuổi bao giờ cũng tuân thủ nhiều quy định về phong tục tập quán, lối sống của cha ông hơn cả nên trước sự thay đổi của lớp trẻ họ vẫn can ngăn, dẫn đến không ít trường hợp con cái cãi lại bố mẹ và dẫn đến những tác động không nhỏ trong quan hệ tình cảm của gia đình. Truyền thống kính trên nhường dưới, một chuẩn mực của đạo đức phương đông bị xem thường,…Rõ ràng, sự thay đổi, cách tân là cần thiết, những thay đổi như thế nào để không phương hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc là một điều cần phải suy nghĩ.