Phong tục tập quán trong chu kỳ đời người

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán và lễ hội của người ca dong ở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 58 - 71)

B. NỘI DUNG

2.3.3. Phong tục tập quán trong chu kỳ đời người

15 Cacheo là một làn điệu dân ca của người Ca Dong. Thường được hát trong các lễ hội đâm trâu để kể về công lao của con trâu trước khi làm lễ hiến sinh,.... Trong các lễ tết, người Ca Dong cũng dùng cacheo để hát vui với nhau.

16 Hát dới là lối hát đối đáp, tự sự, có tính chất ứng khẩu thường diễn ra vào những khi trăng sáng, hoặc có khi lên nương, lên rẫy. Nam nữ Ca Dong thường hát cho nhau nghe trong khi tìm hiểu nhau, hay trong dịp lễ

* Sinh đẻ

Người Ca Dong quan niệm rằng, “không quý trọng con người thì cũng không quý trọng bất cứ thứ gì trên đời” [31; 95]. Khi một người sắp sinh ra một con Người - theo cách viết hoa của từ này thì mọi người phải biết quý trọng con đó, cũng như phải biết quý trọng đứa trẻ sắp sinh. Nếu con người đối xử không tốt với sinh linh bé bỏng ấy, thì lỡ lúc sinh ra không may nó không ở được với con người thì nó sẽ trở thành con ma chọc phá xóm làng, gây tai ương cho dòng họ. Vì thế trong sinh đẻ người Ca Dong có nhiều kiêng cử.

Bao giờ phụ nữ Ca Dong mang thai cũng được cộng đồng coi trọng. Khi làng săn bắt được thú rừng, hoặc có hội đâm trâu, người phụ nữ mang thai bao giờ cũng được chia phần gấp đôi, bởi người phụ nữ đó “là một nhưng lại là hai người”. Nếu có một người nào đó lỡ đụng phải bụng người phụ nữ có mang thì người chồng hoặc bố chồng của người phụ nữ đó buộc gia đình người kia phải tạ lỗi bằng một con gà, hoặc chí ít một trứng gà. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai kiêng khem nhiều thứ như không được ăn mang, rắn, kỳ đà, cá niên, cá chình,… Đến gần ngày sinh nở họ chỉ ăn muối. Đặc biệt trong một đến hai tháng đầu không được làm gì, ngay cả việc may quần áo, đi núi đi rẫy cũng không, cả người chồng cũng thế. Trong thời gian người vợ có mang, người chồng không được chôn cột, vì họ sợ động thai và động vía đứa con trong bụng. Sau này ảnh hưởng đến con do những việc làm không đúng của họ.

Đến ngày sinh nở, người Ca Dong cũng như người Kinh phải viện đến sự giúp đỡ của của bà đỡ. Bà đỡ phải là người có uy tín, có kinh nghiệm trong làng. Không giống như người Việt ở Quảng Nam, khi sinh con so (con đầu lòng) người phụ nữ thường về nhà cha mẹ ruột để sinh, sinh con rạ thì ở nhà chồng: con so nhà mạ, con rạ nhà chồng [24; 104], phụ nữ Ca Dong có thể sinh con ngay tại nhà cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ chồng. Đến ngày đẻ, người bố

chồng không được vào buồng đẻ của con dâu. Phụ nữ Ca Dong thường đẻ ngồi. Trong lúc sinh nở, nếu đứa trẻ vô sự bà mụ sẽ cắt cuốn rốn đứa trẻ bằng một miếng nứa đã được vót thật sắc, cách rốn chừng 20 đốt tay. Một sợi chỉ trắng được buộc vào sát cuốn rốn. Phần khúc rốn thừa sẽ là thước đo thời gian để làm lễ đặt tên cho đứa trẻ. Trong lúc đó người chồng và những thành viên trong gia đình lo nấu nước ngãi rạn pha với muối để người đẻ uống, họ phải uống hết một ca lớn nước ngãi rạn. Nhau (soot) của đứa trẻ được người cha gói vào một tấm vải đen, bọc ngoài là lớp mo cau rồi đem treo ngoài rừng, trên một cây to để cầu xin thần phù hộ đừng làm đứa trẻ đau ốm. Chẳng may, việc sinh nở gặp khó khăn, gia đình sản phụ chỉ biết giúp đỡ bằng cách lo làm gà, làm lợn đặt dưới chân người đàn bà rồi cùng nhau khấn xin thần linh phù hộ hay người chồng chạy đi nhổ cây môn, cây chuối, gỡ các thò, kẹp, bẫy và đi qua suối cố tát nước sang hai bờ. Đó là ma thuật bắt chước gián tiếp. Nếu vẫn chưa đẻ được, người chồng phải đào tượng trưng cột nhà chính.

Một đứa trẻ sinh ra được bình yên, mạnh khoẻ vẫn còn bị nhiều đe doạ. Theo tục lệ của người Ca Dong, một đứa bé dù sinh ra khoẻ mạnh nhưng vừa mới sinh ra có ba ngày mà mẹ nó vì một rủi ro hay đau yếu mà chết thì nó cũng không có quyền được tiếp tục sống nữa. Người Ca Dong giải thích rằng, chưa đầy 3 ngày đứa trẻ chưa đủ cử nên chưa thể xem như thành người, nếu không giết đi ma sẽ về làm cho mọi người trong làng và gia đình đau ốm. Theo lời kể của bà Trần Thị Sữa (thôn 4, Trà Bui), “người Ca Dong khi đẻ đôi họ vẫn giữ lại nuôi nhưng với người Mơ Noong thì họ giết đi một đứa, có trường hợp giết cả hai”.

Trở lại trượng hợp nếu thần linh giúp đỡ, việc sinh nở mẹ tròn con vuông thì nhà có trẻ mới sinh trở thành nơi cấm kị những người lạ mặt. Cả người chồng cũng không được đi đến nhà người khác. Khoảng 3 ngày sau, người vợ ra suối tắm rửa xong thì người chồng mới được đi đến nhà người khác. Theo lời kể của ông Hồ Văn Danh (Bí thư Đảng uỷ xã Trà Bui), khi

người chồng đến nhà bất kỳ người nào đầu tiên, người chủ nhà phải làm phép bằng cách bắt một con gà và một chuỗi hạt cườm (có hoặc không) đưa người chồng đem về làm phép cho đứa trẻ. Người chồng mang con gà sống về nhà, vào buồng trẻ cầm con gà khấn xin, mong trẻ luôn khoẻ mạnh. Con gà này gia đình để lại nuôi, lứa đầu tiên không được cho ai vì họ cho rằng đó là sự may mắn của đứa trẻ, lứa gà thứ hai trở đi mới được cho người khác. Sau đó người chồng đi suối kiếm cá bống, làm lễ giết gà để tạ ơn thần linh đã tạo ra linh hồn và thể xác cho đứa trẻ, đó cũng là lễ đặt tên cho trẻ. Người mẹ bế đứa trẻ ra ngoài nhà, hướng đứa bé về phía mặt trời mọc, trong khi người bố chẽ đôi khúc nứa đứng lên xin âm dương để đặt tên cho trẻ. Đồng thời người vợ lấy cá bống quẹt vào miệng trẻ, cầu mong thần linh phù hộ cho trẻ luôn nhanh nhẹn. Họ tin rằng nếu không làm thế đứa trẻ sẽ đau ốm. Con gà cúng đó người chồng ăn hết. Ngoài ra không được cho người khác ăn, vì theo họ người sinh vẫn chưa được sạnh sẽ, họ sợ đi rẫy đi rừng không may mắn. Khi đoán định đứa trẻ khó nuôi, người Ca Dong thường đặt tên con xấu đi. Họ quan niệm rằng con khó nuôi là do các ma xấu thường đeo bám, nên phải đặt tên con xấu thì ma quỷ sẽ không để ý, làm ma quỷ nản lòng. Như những tộc người khác, người Ca Dong đặt tên cho con tránh trùng tên với những người thân trong dòng họ, nhất là với những ngươi quá cố.

Sau lễ đặt tên, để tỏ lòng kính trọng và hàm ơn những bậc sinh thành, dưỡng dục và cũng để “khoe con” một cách ứng xử và tâm lí thường thấy ở nhiều tộc người, người Ca Dong làm lễ (dẫm đất) cho con. Nghĩa là “đi dẫm đất để thăm phép ông bà” [31; 101]. Đó là lúc vợ chồng đưa con đi thăm ông bà nội, ông bà ngoại. Cũng từ hôm đó gia đình chính thức công bố cho xóm làng biết tên gọi của đứa trẻ.

* Cưới hỏi

Việc cưới hỏi của đồng bào Ca Dong ở Bắc Trà My tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

♦ Nam nữ tìm hiểu nhau nhưng quyết định là ở cha mẹ (vap, goây). Những người kết hôn phải tuân theo nguyên tắc ngoại hôn tức là không cùng huyết thống. Tục cưới xin của người Ca Dong ngăn em rể lấy chị vợ làm vợ kế. Ngược lại đàn bà goá nếu lấy chồng khác cùng dòng họ với chồng cũ thì phải lấy những người thuộc hàng anh chồng. Trước đây, do hoàn cảnh chiến tranh giữa các plơi mà quan hệ nam nữ chỉ bó hẹp trong phạm vi một số plơi kết nghĩa và đồng minh nhau. Nhiều người con trai hay con gái thầm yêu trộm nhớ những người ở plơi thù địch với mình nhưng đều tuyệt vọng vì không thể vượt qua rào cản của tục lệ làng.

♦ Trong quan hệ hôn nhân của đồng bào Ca Dong cấm ngặt việc giao phối trước khi nên vợ nên chồng. Trong các ngày lễ, hội hè nam nữ được tự do tìm hiểu, yêu đương nhưng nếu xảy ra quan hệ xấu sẽ bị làng phạt vạ nặng. Đây là một luật lệ rất nghiêm khắc từ bao đời nay đồng bào vẫn giữ được. Đối với trường hợp chửa hoang làng vẫn để cho sinh con trong làng nhưng phạt vạ rất nặng. Làng sẽ hội họp và truy tìm cho được người cha của đứa trẻ. Cả hai người nam, nữ phải cúng thần và làng nhiều hoe, gà, trâu. Sau khi làm lễ xong đôi trai gái vẫn được làng cho phép lấy nhau hoặc nếu người con gái lấy chồng khác thì phải cúng thần sinh đẻ, nhờ thần phù hộ cho đứa con hoang được khoẻ mạnh và được vào cộng đồng gia đình.

♦ Đồng bào Ca Dong ở Bắc Trà My thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng bền vững, nếu xảy ra ngoại tình thì là trường hợp hạn hữu. Trong trường hợp này người ngoại tình bị làng phạt nặng, nếu là nữ thì làng phạt trâu, heo, gà,… cho làng và người chồng, đồng thời bị người chồng đuổi về nhà. Ngược lại người chồng ngoại tình cũng bị làng phạt vạ, nếu đã có con thì bị tước quyền làm cha. Khi vợ chồng bỏ nhau không do lí do ngoại tình thì hai bên gia đình tự bàn cách giải quyết rồi báo cho làng biết. Hình thức chủ yếu là đền bù. Gia đình người được đền bù thì họ sẽ đến nhà người đền bù bắt trâu (lớn nhất), bắt heo,… Gia đình người đền bù vẫn vui vẻ mời cơm, uống

rượu rồi để bên kia lấy cuả cải mang đi. Họ cho rằng, “đó là mình có lỗi với người ta” (theo lời kể ông Hồ Văn Danh - Bí thư Đảng uỷ xã Trà Bui). Nếu người vợ chết đi, người đàn ông có quyền được lấy vợ mới sau thời gian để tan khoảng một năm. Ngược lại khi người chồng mất, người vợ cũng có quyền lấy chồng khác sau thời gian để tang. Tục lệ Ca Dong quy định khi có con thì không được ly hôn. Nếu ly hôn khi chưa có con thì tài sản chia đôi. Người lấy nhiều vợ nhiều chồng, người đòi ly hôn đều bị phạt vạ. Người đàn ông muốn lấy vợ lẽ thì phải được vợ cả đồng ý. Được sự đồng ý rồi người chồng phải chia đều cuả cải cho mọi người (con cái và vợ cả). Người chồng dùng phần của mình để cưới vợ hai. Khi cưới vợ lẽ dân làng không dự và mọi lễ vật như lần cưới vợ đầu tiên là không có.

Việc cưới hỏi thường trải qua các bước:

Người con trai qua một thời gian tìm hiểu, khi đã hiểu và yêu thương cô gái thì anh về báo với cha mẹ tìm ông mối, xin gia đình đem lễ vật hỏi cưới cô gái.

♦ Lễ dặm hỏi (laích ham): Ông mối là người được nhà trai chọn trong số những người am, hiểu phong tục tập quán, có uy tín trong plơi, quen biết cả hai gia đình. Ông mối sẽ đến nhà gái cùng với người con trai để trình bày lí do, nguyện vọng của gia đình nhà trai với nhà gái. Trong lễ này, lễ vật mang theo chỉ trầu cau và một con gà. Nếu nhà gái đồng ý, gia đình sẽ bàn bạc quy định địa điểm và thời gian tổ chức lễ cưới.

♦ Sau khi nhà gái chấp thuận, ông mối có trách nhiệm báo lại cho gia đình nhà trai để chuẩn bị tiến hành lễ ăn hỏi. Lễ này chỉ tiến hành trong thời gian một ngày một đêm. Đoàn nhà trai gồm ông mối, cha mẹ, anh em và chàng rể mang theo rượu, trầu cau, chè, thịt khô và cá sang nhà gái. Sau thủ tục xã giao ban đầu, đại diện gia đình đứng ra làm lễ cúng trình con ma nhà (lách ka bịt) chứng tỏ nhà gái đã bằng lòng tiếp nhận thành viên mới. Tổ chức lễ ăn thề không bỏ nhau. Ăn uống xong, cô dâu theo đoàn nhà trai về thăm gia

đình chồng và ở lại đó một hai ngày đi làm nương. Vì đồng bào Ca Dong quan niệm tiêu chuẩn nên vợ nên chồng không chỉ là môn đăng hộ đối mà còn là giỏi lao động như làm rẫy, lấy củi, gan dạ, có sức khoẻ, có tài săn bắn,… Những người mẹ Ca Dong bao giờ cũng hướng đến vẻ đẹp đầu tiên của người con gái là siêng năng hái củi, chăm chỉ làm rẫy, làm nương, khéo tay đan gùi, giã gạo. Khi cô dâu trở lại nhà mình, rể về theo và ở lại đó từ 3 đến 6 ngày rồi về. Sau khi đã qua lễ ăn hỏi, chừng sau hai tháng đến một năm đi lại như vậy mới làm lễ cưới.

♦ Lễ cưới hay gọi là lễ đón dâu (la giok kot kri) chỉ được tổ chức vào nữa đầu tháng, tức vào tuần trăng lên, tốt nhất là vào ngày rằm vì đó là ngày được đồng bào ưa chuộng và tổ chức trong thời gian đó vợ chồng sẽ luôn hạnh phúc, khoẻ mạnh. Nghi thức lễ cưới ở một số nơi trong vùng có khác nhau nhưng chung nhất là: Đoàn đi đón dâu thường đông gồm có bố mẹ, họ hàng, bạn bè và chàng rể (có nơi bố không đi ở nhà chuẩn bị đón nhà gái). Nếu trên đường đi gặp điềm xấu thì phải quay trở lại tìm ngày khác, hoặc phải làm lễ giải điềm. Khi cưới, tuỳ theo sự thoả thuận của hai gia đình, nhà trai có thể mang theo đồ dẫn cưới là vải, khố, chiêng, trầu cau,… Trong dịp này tổ chức một lần nữa lễ ăn thề không bỏ nhau của vợ chồng. Vợ chồng còn vắt cơm nắm bôi lên đầu nhau (chu bì nhau), ý muốn hồn hai người người nhập vào nhau, và bôi máu gà (la tơ ngó) lên trán, ý xoa đuổi hồn dữ khỏi thể xác. Đêm đó toàn nhà trai nghỉ lại. Nếu sáng dậy cô dâu hay chú rễ chiêm bao thấy sông suối đầy nước, cây cối tốt tươi, bắp to, lúa nhiều,… đó là điềm tốt lành. Nếu lại mơ thấy cá bị mắc lưới, cây cối đổ, hưu, nai chạy ngang, sấm nổ ran, đó là điềm xấu. Nhiều trường hợp lễ cưới bị huỷ bỏ vì những điềm xấu đó. Thông thường gia đình phải làm lễ cúng gà để phá điềm chiêm bao. Sau khi ăn uống xong, làm lễ đưa dâu, nghi lễ cũng được thực hiện như ở nhà gái: trình tổ tiên, ăn uống vui chơi,....

Ngày hôm sau, tất cả đều phải kiêng không được ra khỏi nhà, không được đi sản xuất. Con gái kiêng không được múc nước, không được ra máng nước. Bó củi cô dâu mang về nhà chồng được đem dùng đốt lửa ngày hôm đó. Ngày tiếp theo, người chồng mang ná, người vợ đeo gùi lên nương lao động. Những ngày tiếp theo thì họ đi thăm hỏi họ hàng. Đến đây, lễ thức theo hai trường hợp khác nhau: Nếu người con trai đi ở rễ thì mười ngày sau khi cưới, nhà gái tổ chức lễ đón rễ về nhà. Cô dâu ở buồng riêng (vak), tự tay đặt hòn đá linh (mô pâk) và cùng chồng ở đó. Nếu người con dâu về nhà chồng thì một tháng sau khi cưới hoặc lâu hơn, hai vợ chồng trở về thăm bố mẹ mang theo trầu cau, cá,… Ở lại ít lâu, hai vợ chồng được anh em họ hàng nhà trai đón về. Khi về tới nhà, bố mẹ chồng làm con gà cúng báo tổ tiên dâu đã về.

Nói chung, những phong tục tập quán trong cưới hỏi của người Ca Dong còn dài, vì mỗi nơi mỗi thời điểm có khác ít nhiều. Giờ đây, phổ biến hơn, trai gái được quyền tự do yêu đương, được quyền lựa chọn bạn đời. Tuy nghi lễ trao miếng cơm, miếng trầu vẫn được thực hiện nhưng một số nơi, một vài gia đình đã thuê ghế bàn, thuê người chụp ảnh, quay phim,… Biến đổi là tất yếu, nhưng không thể bỏ những gì của quá khứ, bởi trong quá khứ nhiều điều hàm chứa những giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, giá trị cố kết cộng đồng,…

* Tang ma

Cũng như nhiều tộc người khác ở Quảng Nam, người Ca Dong quan niệm về người chết có hai loại: chết lành và chết dữ. Điều này phản ánh thế

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán và lễ hội của người ca dong ở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w