B. NỘI DUNG
2.1.1. Phong tục tập quán trong sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
Sinh sống trên địa bàn rừng núi với nền kinh tế nương rẫy là chủ yếu và có truyền thống khá lâu đời, qua thực tiễn sản xuất lâu năm người Ca Dong ở Bắc Trà My đã hình thành nên những kinh nghiệm, những tập quán trong chu trình canh tác từ khâu chọn đất, phát rẫy, trỉa lúa, chăm sóc bảo vệ đến thu hoạch. Hầu hết các khâu thao tác trên đều có sự can thiệp của tín ngưỡng.
♦ Chọn đất: Ăn tết xong khoảng tháng 1, 2 đồng bào bắt đầu đi chọn đất. Việc chọn đất phát rẫy chỉ được tiến hành trong phạm vi plơi của mình. Trong khi chọn đất làm nương rẫy người Ca Dong thường tìm đến những khu rừng đất có độ phì, độ ẩm, có trùn (giun) nằm ở các triền núi, nơi mà năm sau có thể phát thêm. Họ cho rằng những mảnh đất này có thể đưa lại cho họ những vụ mùa bội thu, cuộc sống của họ sẽ được cải thiện và no ấm hơn. Người ta kiêng phát rẫy ở gần rừng ma (khu vực chôn người chết), hoặc rừng đại thụ rậm rạp thâm u với nhiều cây tầm gửi, nơi được tin là có ma trú ngụ, kiêng làm rẫy ở đầu nguồn nước của làng, đặc biệt là nguồn nước uống.
Tìm được đám rẫy ưng ý, họ cắm lên đó đôi cây bắp hoặc cây nứa để đánh dấu quyền chiếm hữu, và người khác không được đụng tới. Về nhà, họ tiến hành làm lễ cúng xin thần đất (côc lok) cho phép sử dụng mảnh đất đó để trồng trọt. Lễ vật cúng xin gồm có gà, trầu, cau, hương10. Ông Hồ Văn Siêng cho biết nội dung chủ yếu của bài cúng như sau: “Núi rừng này có được phép 10 Theo lời kể của ông Hồ Văn Siêng (thôn 4 - Trà Bui) thì “hương” được làm từ mũ của một loài cây trong
làm rẫy hay không? Nếu được phép làm thì có làm được lâu dài không, mùa mang có bội thu không?”. Sau khi cúng đất, sáng hôm sau họ ra bìa rừng tiếp tục cúng thần đất, lễ vật lần này này chỉ có trầu cau mà thôi. Cũng như người Ca Dong ở Hiệp Đức, sau khi cúng xong họ cuốc khoảng chục mét vuông đất rồi đi về nhà, đêm đó nếu nằm mộng thấy điềm tốt thì ngày mai đi phát rẫy, nếu thấy điều bất thường thì họ bỏ vùng đất đấy và lại tiếp tục đi tìm vùng đất khác [16; 13]. Theo đồng bào đó là những điều thần linh gửi gắm trong giấc mộng, và họ phải làm theo lời dạy bảo của thần linh. Việc cúng rẫy thường do đàn ông, chủ gia đình thực hiện. Nghi lễ cúng đất được tiến hành từ lúc sáng sớm, khi mặt trời vừa mới hửng đông.
♦ Phát rẫy: Thường vào tháng ba âm lịch, người Ca Dong bắt đầu đi phát rẫy. Thông thường việc chọn đất phát rẫy chỉ cách nhau vài ngày, do đó khi người chủ nhà đi chọn đất, ở nhà gia đình phải chuẩn bị dụng cụ phát rẫy. Dụng cụ phát rẫy của đồng bào chủ yếu có rìu (chol), rựa (băk), cào làm cỏ (nàl bat nhắt) và cuốc. Công việc phát rẫy của đồng bào được tổ chức theo từng gia đình. Người Ca Dong ở Hiệp Đức “sau khi phát rẫy xong đồng bào chỉ cho phép những người trong làng vào rẫy” [16; 15]. Còn người Ca Dong ở Bắc Trà My trừ những thành viên trong gia đình còn tất cả những người khác kể cả người trong làng cũng không được vào rẫy. Nếu phát hiện được người ngoài vào rẫy, hôm sau trong gia đình có điều gì không tốt: ốm, đau, chết... thì họ phạt vạ một con gà và một số lượng muối nhất định.
♦ Trỉa lúa: “Người Ca Dong chỉ khởi đầu mùa vụ khi có tiếng sấm đầu mùa” [31; 82]. Người ta chờ đến lúc trời sắp có mưa giông mới bắt đầu trỉa lúa. Ngày trỉa lúa là ngày được quy định cho cả plơi, già làng đứng ra tụ tập mọi chủ gia đình trong plơi để bàn bạc và thống nhất ngày trỉa. Bà chủ nóc là người trực tiếp trồng lúa phép11 (pa đăm) trên rẫy và làm các công việc liên 11 Người Ca Dong thường chọn một khoảng đất trong rẫy để trồng lúa phép, đem làm giống cho vụ sau. Do bà chủ nóc tự tay trồng. Khi làm lễ mừng lúa mới hay Tết năm mới, đồng bào lấy lúa này để làm bánh thiêng đem cúng rồi cho mọi người trong gia đình ăn.
quan đến lễ thức rước hồn lúa. Trước khi đi trỉa, đồng bào mổ gà cúng thần lúa kéo dài trong một ngày, và cũng trong ngày này bà chủ nhà không được tắm, không được đi đâu. Trong ngày xuống giống gặp ai cũng không nói chuyện, đến tối khi trỉa lúa phép xong mới được phép nói chuyện với những người trong gia đình. Đồng thời cũng trong ngày này gia đình không được cho ai cái gì như trầu, cau, muối,... và không được tiếp khách. Vì theo quan niệm của đồng bào làm như thế để giữ hồn lúa, nếu không hồn lúa theo người khác đi mất và năm đó gia đình sẽ mất mùa đói kém.
Mảnh đất trồng lúa phép mà bà chủ nóc tự tay trỉa sẽ được chọn làm giống cho vụ sau. Với người Ca Dong ở Hiệp Đức để chọn mảnh đất trồng lúa phép này “đồng bào dùng tiết con gà rải lên khoảng đất này chừng 20m vuông rồi mới trỉa” [17; 14]. Còn với người Ca Dong ở Bắc Trà My trừ khi rẫy bị trời đánh mới đem gà vào rừng cúng xin và cắt tiết rải lên rẫy, lấy lúa ở đó làm giống cho vụ sau, cả dân làng đều phải có mặt. Người Ca Dong không đưa hồn lúa lên rẫy vào những ngày chẵn, vì họ cho rằng đó là những ngày xấu, ngày ma đi, chỉ đưa hồn lúa vào những ngày lẻ, ngày tốt, ngày người đi [31; 84]. Sau lễ trỉa lúa phép vài ngày, người Ca dong mới chính thức trỉa lúa trên rẫy đã phát. Khi trỉa lúa xong (cả rẫy), bao giờ cũng để dư một ít lúa giống để cúng mời các vong hồn tổ tiên, các thần linh về tham dự và tiễn đưa hồn lúa lên rẫy để hồn tác động đến cây trồng. Ngày lễ ăn lúa giống này được tổ chức vui vẻ, hoan hỉ (người Kinh gọi là ăn mùng 5 tháng 5).
♦ Chăm sóc và bảo vệ: Công việc chăm sóc và bảo vệ được tiến hành sau khi trỉa lúa xong. Cũng như các nhóm thuộc dân tộc Xơ Đăng, ở người Ca Dong Phương pháp chăm sóc rẫy trực tiếp như làm cỏ, bón phân còn ít được chú ý. Đồng bào quan tâm đến những phương pháp chăm sóc gián tiếp như bảo vệ rẫy, chống thú rừng và chim chóc bằng cách rào rẫy, săn bắn, dùng bẫy, chông, nỏ, súng. Họ còn săn đuổi bằng đàn, mõ tự động đặt ở các khe suối hay hệ thống tao âm thanh có dây do người dật, hoặc là kết hợp với tiếng
hú tiếng hò của người coi sóc [36; 94]. Do nhận thức còn thấp kém. Mặt khác, do mê tín tin vào thần thánh sẽ phục hộ mình thu hoạch mùa vụ có hiệu quả. Chính những điều đó làm đồng bào không chú ý đến biện pháp chăm sóc làm cỏ bón phân.
♦ Thu hoạch: Công việc thu hoạch lúa được tiến hành vào khoảng tháng 9 (khai chích), tháng 10 (khai đất) khi mà lúa đã chín. Trước khi thu hoạch, cả làng làm lễ cúng máng nước. Chủ làng tổ chức cúng tạ thần linh phù hộ đem lại mùa màng tươi tốt và xin phép thần linh cho dân làng được ăn lúa mới. Sau đó, các gia đình mới được lên rẫy thu hoạch lúa về nhà. Người chủ làng là người thu hoạch trước, một ngày sau dân làng mới đi thu hoạch lúa của mình. Theo tập quán của đồng bào, nếu lúa của chủ làng chưa được thu hoạch thì lúa của dân làng có chín rụng vẫn không được phép thu hoạch. Có thể, họ nghĩ chủ làng cũng như các vị thần linh, làm việc gì cũng nhường chủ làng làm trước nếu không sẽ bị thần linh trừng phạt họ. Trước thu hoạch lúa một ngày, chủ nhà làm lễ cúng xin để được thu hoạch, lễ vật gồm có gà, trầu cau. Sau đó, chủ nhà lấy tiết gà quét lên tay chân những người trong gia đình. Ông Đinh Văn Nót (già làng nóc 1, thôn 4, xã Trà Bui), gọi đó là “phẩm túc của dân từ xưa đến nay”.
Ngày tuốt lúa đầu tiên chỉ do bà chủ nóc trong các gia đình lên rẫy tuốt. Họ phải đi từ lúc tờ mờ sáng, không được ai nói chuyện với ai, khi tuốt lúa xong trở về nhà mới được nói chuyện với những người trong gia đình. Họ cũng rất sợ những người đi qua lại. Vì đồng bào quan niệm, nếu nói chuyện hồn lúa sẽ đi theo người khác mà không theo mình về nhà. Như thế gia đình sẽ gặp điều không may như: đói, mất mùa,… Bà chủ nóc sẽ tuốt lúa phép vào một cái gùi nhỏ đem về để nấu cúng cơm mới. Những hạt gạo phép này được nấu trong một căn buồng riêng (buồng cử). Sau khi làm lễ ăn lúa mới xong, gia đình mới được phép lên rẫy tuốt hết lúa mang về. Theo phong tục, người Ca Dong chỉ dùng tay để tuốt lúa (điều này vẫn bảo lưu cho đến ngày nay).
Một trong những lí do khiến họ dùng tay để tuốt lúa là theo truyền thuyết họ tin rằng mẹ lúa ngụ trong thân lúa, cung cấp sữa cho lúa làm đòng, làm hạt. Nếu đem liềm hay dao cắt chẳng khác nào cắt ngang thân mẹ lúa và đồng bào sợ bị ma lúa phạt là vậy. Khi thu hoạch lúa rẫy nhà mình xong, đồng bào có tập quán đi giúp các gia đình vẫn còn lúa trên rẫy. Chờ tất cả mọi người thu hoạch xong mới tổ chức ăn tết mùa.
Có thể nói, hình thức canh tác nương rẫy với các dụng cụ sản xuất còn thô sơ (dao, rựa, cây chọc lỗ,…), trình độ nhận thức còn thấp cộng thêm vào đó là điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên đồng bào phải cầu viện đến các thế lực siêu nhiên để cầu mong mùa màng tươi tốt. Vì vậy việc sản xuất của đồng bào gắn liền với các tín ngưỡng liên quan đến thần thánh, ma quỷ và nó trở thành phong tục tập quán từ bao đời nay của đồng bào.
Trên nương rẫy, đồng bào không trồng độc nhất cây lúa mà còn trồng các loại cây hoa màu khác như kê, bầu, bí, đậu, cây có củ, rau,… Biện pháp xen canh gối vụ cũng đã đem lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào. Quanh năm đồng bào không phải lo thiếu cái ăn hay bị nạn đói đe dọa. Đồng bào Ca Dong còn tiến hành làm ruộng, trồng lúa nước. Hình thức này chỉ mới xuất hiện ở đồng bào sau cách mạng tháng Tám. Những kĩ thuật làm ruộng và trồng lúa nước còn lạc hậu với những công cụ sản xuất thô sơ, cộng thêm đó là chịu sự chi phối của nông nghiệp nương rẫy nên làm ruộng không chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống của đồng bào mà chỉ đóng vai trò thứ yếu.
* Chăn nuôi
Sản phẩm của chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của từng gia đình, cho việc cúng bái của cộng đồng, gia đình. Đồng bào chủ yếu chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, gà,… theo phương pháp chăn nuôi truyền thống thả rông là chủ yếu, nên thường xảy ra dịch bệnh. Có trường hợp mê tín dời làng, súc vật của cả làng bị giết sạch, di cư đến nơi ở mới lại gây dựng con vật nuôi từ đầu.
Đối với đồng bào, trong bộ gia súc và gia cầm thì trâu, lợn và gà là những loại gia súc được ưu tiên hơn cả. Trong tín ngưỡng của đồng bào, trâu là một trong những loại động vật hiến tế quan trọng trong mọi hoạt động liên quan đến thần linh như cúng mùa, ăn cơm mới, tế lễ, hiến sinh,… Tục đâm trâu gắn liền với lễ hiến sinh, cầu an, cầu mùa có ý nghĩa lớn lao ảnh hưởng đến sự hưng vong dân tộc, trở thành một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Ca Dong ở Bắc Trà My.