IV. Bài tập đánh giá.
3.2.6. Giải pháp 6: Phối hợp với gia đình và xã hội trong công tác GDMT cho HS tiểu học.
GDMT cho HS tiểu học.
Mục tiêu:
Thống nhất các yêu cầu và các tác động giáo dục nói chung và GDMT nói riêng. Bớc đầu thực hiện chính sách xã hội hóa công tác GDMT.
Nội dung và cách thực hiện:
Thống nhất trong tác động giáo dục của các lực lợng giáo dục gia đình, nhà trờng và giáo dục xã hội là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận và thực tiễn giáo dục. Sự thống nhất giữa giáo dục nhà trờng, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội nhằm tạo ra môi trờng giáo dục thuận lợi cho sự phát triển nhân cách, nó tạo ra sức mạnh tổng hợp mang lại hiệu quả cao cho giáo dục. Nhờ sự thống nhất yêu cầu từ phía ngời lớn mà ý chí của trẻ em đợc củng cố, các em trở nên tích cực hơn, quyết tâm hơn để đạt đạt mục đích, kiên trì khắc phục khó khăn, có ý chí rèn luyện tốt hơn. Trong quá trình phối hợp hoạt động của ngời lớn thì ý thức của trẻ em đợc hình thành tình cảm, quan điểm, niềm tin và hành vi tơng ứng, cơ xở cho sự thống nhất hành vi của trẻ em đợc thực hiện
một cách vững chắc. Trong khuynh hớng đổi mới giáo dục hiện nay, biên giới giữa nhà trờng và xã hội dần đợc rút ngắn lại để có thể giúp học sinh phát triển thực sự toàn diện về tri thức, kĩ năng, thái độ và nhân cách văn hóa nói chung.
Đặc biệt, ở những nơi sản xuất thì việc thống nhất phối hợp trong công tác GDMT giữa nhà trờng với các đơn vị sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn địa phơng là rất quan trọng. Qua đây không chỉ có cung cấp thông tin đơn thuần mà còn là một cơ hội quan trọng để đa các em thâm nhập vào các hoạt động thực tiễn đa dạng phong phú ở địa phơng. Không chỉ có tác dụng giáo dục cho học sinh thía độ, thói quen hành vi tham gia BVMT mà còn mang nhiều mục tiêu giáo dục khác có hiệu quả cao nh giáo dục hớng nghiệp, giáo dục lòng yêu nớc, lòng tự hào dân tộc, ý chí vơn lên,…. Muốn vậy, theo chúng tôi cần phải:
- Nhà trờng phải đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức phối hợp các lực lợng giáo dục.
- Nhà trờng và chính quyền địa phơng nên có kế hoạch cụ thể trong việc phối hợp hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDMT nói riêng.
- Liên hệ với các nhà máy, công xởng sản xuất ở địa phơng để tổ chức cho học sinh tham quan thực tế.
- Có những hớng dẫn cụ thể cho học sinh tham gia các hoạt động BVMT ở gia đình và cộng đồng: phát động phong trào mỗi em “nuôi một con, trồng
một cây” ở nhà.
- Nhà trờng cần có cơ chế, chính sách cụ thể về công tác GDMT, có sự phối hơp chặt chẽ với chính quyền địa phơng để triển khai những hoạt động cụ thể, đem lại hiệu quả giáo dục cao.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp với chính quyền địa phơng, các co quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh trong địa bàn để tạo ra trong đông đảo nhân dân thói quen BVMT và GDMT cho mọi ngời.
- Khai thác các dự án bảo vệ môi trờng, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ rừng,..để đa hoạt động GDMT của nhà trờng vào thực tiễn chơng trình bảo vệ môi trờng địa phơng.