Tính khả thi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 92 - 111)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.2.Tính khả thi

cao chất lượng quản lý NSVH của HSSV Trường Đại học Quảng Nam. S Các giải pháp Tính khả thi CBQL, GV (n = 26) HSSV (n = 127) Khả thi Không khả thi Khả thi Không khả thi n % n % n % n %

1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng NSVH cho HSSV

19 73,08 7 26,92 108 85,04 19 14,96 2 Kế hoạch hóa các hoạt động quản lý NSVH

của HSSV

24 92,31 2 7,69 120 94,49 7 5,51 3 Xác định rõ những nội dung giáo dục

NSVH cho HSSV trong giai đoạn hiện nay

25 96,15 1 3,85 118 92,91 9 7,09 4 Các cấp quản lý cần chủ động phối hợp với

các đơn vị có liên quan tạo ra sự thống nhất trong quá trình quản lý, giáo dục NSVH cho HSSV

23 88,46 3 11,54 122 96,06 5 3,94

5 Nâng cao ý thức tự giác, tự rèn luyện hình thành NSVH của HSSV

15 57,69 11 42,31 106 83,46 21 16,54 6 Tăng cường các điều kiện CSVC và thiết bị

phục vụ công tác quản lý NSVH cho HSSV

18 69,23 8 30,77 110 86,61 17 13,39 7 Kiểm tra, đánh giá và khen thưởng 21 80,77 5 19,23 123 96,85 4 3,15

Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL, GV và HSSV về tính khả thi của những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý NSVH của HSSV nhà trường cho thấy: Mặc dù giữa CBQL, GV và HSSV có sự đánh giá khác nhau nhưng đều có một điểm chung là: Đa số CBQL, GV và HSSV đều nhận thấy tính khả thi của các giải pháp: Các giải pháp được CBQL, GV đánh giá cao là: Xác định rõ những nội dung giáo dục NSVH cho HSSV trong giai đoạn hiện nay và kế hoạch hóa các hoạt động quản lý NSVH của HSSV.

Đa số CBQL, GV và HSSV đều tán thành và ủng hộ các giải pháp do tác giả đề xuất. Điều đó chứng tỏ các giải pháp do tác giả đề xuất có thể chấp nhận được

KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

Hơn 20 mươi năm đổi mới, đất nước ta đã có những chuyển biến tích cực, toàn Đảng, toàn dân phấn khởi, tin tưởng vào những bước đi vững chắc

trên con đường xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi cần phải tạo ra và phát huy được những nguồn lực trong nước, đặc biệt là nguồn lực con người, có thể nói đây chính là nguồn lực chủ yếu góp phần tích cực tạo ra động lực phát triển cho đất nước. Do đó, vấn đề Giáo dục và Đào tạo cần phải có sự quan tâm đúng mức, trong đó đặc biệt chú ý đến các trường Đại học,Cao đẳng, những nơi đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi vừa phải có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng nghề nghiệp, vừa có được những phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống phù hợp với truyền thống, với xu thế phát triển chung của thế giới.

Vì lẽ đó, công tác quản lý, giáo dục NSVH cho HSSV trong nhà trường luôn là vấn đề bức thiết và có nhiều phức tạp, không chỉ tăng cường sự quản lý chặt chẻ, khoa học mà còn phải thường xuyên nghiên cứu cập nhật những vấn đề mới nảy sinh trong sự phát triển, có biện pháp điều tra khảo sát thực trạng tình hình để có được những đánh giá đúng về các vấn đề cụ thể mà chúng ta đang quan tâm, trên cơ sở đó có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác quản lý, giáo dục NSVH cho HSSV.

Xuất phát từ nhận thức trên, đề tài nghiên cứu này đã được tác giả nghiên cứu, trình bày khá đầy đủ hệ thống lý luận khoa học, hiện tại đã được thẫm định, phù hợp với yêu cầu nghiên cứu của nội dung đề tài; tiến hành khảo sát thực trạng một cách công phu với nhiều đối tượng tham gia, phiếu và nội dung điều tra hợp lý, đáp ứng được yêu cầu việc đánh giá, nhận xét về thực trạng công tác quản lý NSVH của HSSV. Trên cơ sở kết quả điều tra, tác giả đã có sự phân tích, nhận xét đánh giá được những ưu điểm, những hạn chế

về thực trạng NSVH của HSSV cũng như công tác quản lý của các cấp đối với HSSV về vấn đề giáo dục NSVH.

Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích biểu hiện NSVH của HSSV, các ảnh hưởng của một số chủ thể, hoạt động đến NSVH của HSSV, thực trạng tổ chức các hoạt động nhằm quản lý NSVH của HSSV nhà trường. Các kết quả nghiên cứu nêu trên chỉ mới là bước đầu, thể hiện qua sự phân tích tình hình, thực trạng, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế của trường Đại học Quảng Nam và học hỏi ở các trường bạn, sau đó đề xuất các nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSVH của HSSV ở Trường Đại học Quảng nam.

2. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn, rút ra được những nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm về công tác quản lý NSVH của HSSV trường Đại học Quảng Nam, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp nhằm đóng góp một phần vào quá trình nghiên cứu, quản lý, tạo ra sự chuyển biến tích trong công tác xây dựng NSVH cho HSSV. Tuy nhiên, để các giải pháp thực sự hiệu quả, pháp huy tác dụng, chúng tôi xét thấy cần có sự quan tâm của các cấp quản lý trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo từ Trung ương đến cơ sở. Do đó, chúng tôi mạnh dạn có những kiến nghị sau:

1. Về phía Bộ GD&ĐT

Tiếp tục thực hiện Thông báo số 178-TB/TW của Ban Bí thư về tăng cường nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề gia đình: “…đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở tất cả các địa phương, coi đây là công tác trọng tâm của cuộc vận động xây dựng NSVH hiện nay”.[1], thực hiện kết luận tại Hội nghị lần thứ 9 BCHTW ĐCSVN khóa IX: “…Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; hình thành các giá trị con người mới, giá trị XH mới làm cơ sở và động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững” [25]. Bộ

GD&ĐT cần cụ thể hóa chủ trương của Ban Bí thư, kết luận tại Hội nghị lần thứ 9 BCHTW ĐCSVN khóa IX xây dựng văn bản hướng dẫn, các tiêu chí thi đua triển khai đồng bộ đến tất cả các trường đại học, cao đẳng, THCN trong toàn quốc nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng NSVH trong các trường học.

Bộ Giáo dục và Đạo tạo cần rà soát, chỉnh sửa bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác HSSV nói chung, công tác quản lý NSVH của HSSV nói riêng đã quá lâu, không còn phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

2. Về phía UBND tỉnh Quảng Nam

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, khảo sát tình hình thực tế tại địa phương, học tập kinh nghiệm các tỉnh, thành phố lớn, đầu tư kinh phí, xây dựng và ban hành Đề án “Xây dựng NSVH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến 2015”, trong đó nêu lên được sự cần thiết xây dựng đề án, với mục tiêu cụ thể, nội dung xây dựng nếp sống, đối tượng vận động, địa bàn triển khai, lĩnh vực xây dựng nếp sống, … đầu tư nguồn kinh phí phù hợp để thực hiện đề án, đưa ra các giải pháp cơ bản để tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm các Sở, ban, ngành, trường học trong tỉnh, quy định chế độ báo cáo, kiểm tra đánh giá để động viên, khen thưởng kịp thời; điều chỉnh, bổ sung vào đề án những nội dung, biện pháp tối ưu nhất nhằm thực hiện hiệu quả đề án; đồng thời yêu cầu tất cả các đơn vị trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các trường học trên tinh thần nội dung đề án của tỉnh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện đề án phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình, định kỳ 6 tháng, 12 tháng báo cáo bằng văn bản lên Ủy ban nhân dân tỉnh để làm cơ sở kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, công nhận cơ quan văn hóa.

3. Về phía Trường Đại học Quảng Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần có sự đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động của HSSV đang học tại trường. Xây dựng văn bản quy định cơ chế phối hợp hoạt động giữa các phòng, khoa, tổ, GVCN, Đoàn TN, Hội SV và Công đoàn nhà trường để làm hành lang pháp lý giúp các đơn vị trong nhà trường phối hợp một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc quản lý NSVH cho HSSV.

Tăng cường cán bộ có phẩm chất, năng lực quản lý, tổ chức hoạt động để nâng cao đời sống tinh thần, hình thành thói quen tốt, NSVH trên tất cả các lĩnh vực cho HSSV, trong đó chú ý các lĩnh vực giao tiếp, ứng xử, học tập, hoạt động cá nhân, tập thể… Tạo điều kiện để cán bộ làm công tác quản lý HSSV đi tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn về việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện HSSV.

Chỉ đạo các bộ phận liên quan cần cải tiến nội dung, hình thức quản lý NSVH của HSSV, thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, phụ huynh của HSSV đang học tại trường để kết hợp quản lý NSVH của HSSV.

Tích cực đẩy mạnh các hoạt động thi đua xây dựng NSVH trong trường, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, động viên những thành viên có nhiều sáng kiến cải tiến, quản lý NSVH của HSSV trong trường có hiệu quả thiết thực. Phê bình những tập thể, cá nhân không thực hiện nghiêm túc quy định của nhà trường và vi phạm nội quy nhà trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Thông báo ý kiến của Ban Bí thư về tăng cường nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề gia đinh nước ta.

2.Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế Công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Hà Nội, 1977.

4. Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả (1999), Khoa học tổ chức và quản lý-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

6. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu luận khoa học, Trường Đại học Vinh.

7. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội.

8. Phạm Minh Hạc (1995), Giáo dục con người văn hóa, NXB Hà Nội.

9. Học viện hành chính Quốc gia (1994), Văn hóa Xã hội chủ nghĩa, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Kiều – Về chất lượng giáo dục: thuật ngữ và quan niệm. Tạp chí thông tin KHGD, số 100, tr 7-12

11. Thanh Lê (2005), Hành trang văn hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (1995), Hồ Chí Minh toàn tập, Hà Nội. 13. Nhà xuất bản Văn hóa (1985), Bàn về lối sống và nếp sống Xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.

14. Hoàng Phê (Chủ biên) – Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà nẵng, 2003

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật thanh niên, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.

16. Trần Xuân Sinh (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Vinh.

17. Văn Ngọc Sen (2006), Thực trạng quản lý nếp sống văn hóa của Sinh viên ở ký túc xá, Trường CĐSP Nha Trang.

18. Nguyễn Văn Toàn (2004), Một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho Sinh viên nội trú Trường Cao đẳng giao thông vận tải 3, Luận văn Thạc sĩ, TP HCM.

19. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục – Quản lý nhà trường, Bài giảng lớp Cao học Quản lý giáo dục.

20. Trần Ngọc Thêm (1995), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trường Đại học tổng hợp TP HCM.

21. Phạm Minh Thảo (2000), Nghệ thuật ứng xử của người Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, TP HCM.

22. Đồng Thị Kim Thoa (2009), Một số biện pháp nâng cao chất lượng Quản lý HSSV ở cơ sở Đào tạo nghề trường Đại học Công nghiệp TP HCM tại tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.

23. UBND thành phố Đà Nẵng (2005), Đề án “Xây dựng Nếp sống văn hóa- Văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010”.

24. Đặng Nghiêm Vạn (1985), Một số ý kiến về việc xây dựng Nếp sống văn hóa trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH, NXB Văn hóa Hà Nội.

25. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV, V, VI, VII, VIII, IX, X .

26. Viện ngôn ngữ học (1985), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội-Đà Nẵng.

PHỤ LỤC 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG

(Dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng ban, trung tâm, khoa, cán bộ Đoàn TN, Hội SV, chuyên viên, giáo viên chủ nhiệm)

Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nếp sống văn hóa của HSSV trường Đại học Quảng Nam, chúng tôi gởi đến quý thầy, cô phiếu trưng cầu này với mong muốn được quý thầy, cô hợp tác đóng góp ý kiến bằng cách đánh dấu (x) hoặc ghi các câu trả lời vào các chỗ chừa sẵn hoặc khoanh tròn số chọn.

Phần 1: Thông tin cá nhân của Thầy/ Cô: Hiện nay, Thầy/ Cô đang là: - Cán bộ lãnh đạo nhà trường, Quản lý phòng, Trung tâm, Khoa, Đoàn, Hội

- Chuyên viên các Phòng, Trung tâm, Khoa

- Giáo viên chủ nhiệm

Phần 2: Nội dung thăm dò ý kiến của Thầy/Cô:

Câu 1: Thầy/ Cô vui lòng đánh giá những biểu hiện NSVH của HSSV trong học tập

ST T

Nội dung biểu hiện NSVH của HSSV trong học tập Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1 Đi học chuyên cần, đúng giờ qui định 2 Trung thực trong kiểm tra, thi cử

3 Tham gia NCKH

4 Tích cực tham gia học tập theo nhóm

5 Đào sâu suy nghĩ để giải quyết vấn đề (thư viện) 6 Rèn luyện kỹ năng để giải quyết tình huống 7 Có lịch học tập, làm việc trong tuần hợp lý 8 Các biểu hiện khác (xin nêu rõ)

Câu 2: Thầy/ Cô vui lòng đánh giá những biểu hiện NSVH của HSSV trong giao tiếp, ứng xử

S T

Nội dung biểu hiện NSVH của HSSV trong giao tiếp, ứng xử Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1 Có thái độ tôn trọng CC-VC trong nhà trường 2 Có lời nói lễ phép, lịch sự khi giao tiếp với

CC-VC

3 Có cử chỉ nhã nhặn, lịch sự khi giao tiếp với bạn bè

4 Biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ 5 Biết xin lỗi khi có lỗi

6 Chân tình, thẳng thắn, tế nhị khi góp ý phê bình 7 Biếp giúp đỡ và chia sẻ với bạn bè khi gặp khó

khăn

8 Bất bình trước những hành vi thiếu văn hóa 9 Kính trọng trước những hành vi có văn hóa 10 Các vấn đề khác (xin nêu rõ)

Câu 3: Thầy/ Cô vui lòng đánh giá những biểu hiện NSVH của HSSV trong sinh hoạt cá nhân

S T

Nội dung biểu hiện NSVH của HSSV trong sinh hoạt cá nhân Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1 Tham gia các hoạt động VHVN-TDTT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 92 - 111)