Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng NSVH cho

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 80 - 81)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng NSVH cho

HSSV

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp quản lý trong nhà trường về công tác xây dựng NSVH cho HSSV trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được một phần yêu cầu của địa phương về nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, tuy nhiên so với yêu cầu được đặc ra, kết quả đó chưa thể hiện hết được vai trò, trách nhiệm của nhà trường cũng như mong muốn chung của xã hội đối với quá trình đào tạo. Do vậy, để đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của quá trình xây dựng CNH, HĐH đất nước nói chung và của khu vực Miền Trung, Tây nguyên nói riêng trong những năm đến, đòi hỏi nhà trường cần có sự tăng cường hơn nữa về sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý NSVH cho HSSV, bởi thực trạng đã cho thấy rằng vẫn còn đó một bộ phận HSSV chưa thể hiện được ý thức, trách nhiệm của mình đối với gia đình, nhà trường và xã hội, thậm chí đã có những biểu hiện chệch hướng về tư tưởng chính trị, thờ ơ trước sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp quản lý trong nhà trường, trước hết cần phải xác định rõ mục tiêu quản lý, là cái đích cần đạt tới của quá trình quản lý, nó định hướng và chi phối sự vận động của toàn bộ hệ thống quản lý. Có sự thống nhất cao về tính tổ chức, cấp dưới phải phục tùng và chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của cấp trên, thường xuyên thực hiện chức năng tham mưu đạt

hiệu quả, nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối nhà trường, với HSSV trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Cấp trên cần có sự quan tâm sâu sát hơn nữa về công tác quản lý NSVH cho HSSV, ngoài những chủ trương đúng, phù hợp và thiết thực, cần quan tâm xây dựng, củng cố lại cơ cấu tổ chức và đội ngũ thật sự ổn định thì mới có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Thực tế trong nhà trường hiện nay chưa có phòng chức năng chuyên trách lĩnh vực công tác này, các nhiệm vụ về công tác HSSV nói chung còn phân chia cho nhiều đơn vị chức năng đảm trách, nên trong quá trình tổ chức các hoạt động chưa có sự thống để mang lại hiệu quả cao; đội ngũ CB-VC làm công tác quản lý HSSV đa số là kiêm nhiệm, thiếu ổn định, kinh nghiệm còn hạn chế, nên công tác quản lý NSVH của HSSV chưa đáp ứng yêu cầu.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp quản lý trong nhà trường còn phải thể hiện ở hoạt động kiểm tra đối với các bộ phận, với CB-CC, để có cơ sở nhận xét, đánh giá, điều chỉnh, qui trách nhiệm và xử lý từng phần việc, từng con người cụ thể, không nên khoán trắng cho các đơn vị chức năng tự tổ chức hoạt động, tự kiểm tra, đánh giá công tác này. Bởi thực chất, một số mặt hạn chế về công tác quản lý NSVH của HSSV hiện nay trong nhà trường, chính là thiếu sự quan tâm về công tác kiểm tra, đôn đốc của các cấp lãnh đạo nhà trường. Cùng với việc tăng cường sự lãnh đạo kiểm tra, giám sát, lãnh đạo nhà trường cũng cần có chủ trương đầu tư về nguồn kinh phí để các bộ phận, phòng chức năng có điều kiện tốt hơn tổ chức các hoạt động quản lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w