0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Biểu hiện NSVH của HSSV trong sinh hoạt cá nhân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NẾP SỐNG VĂN HOÁ CỦA HỌC SINH SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM (Trang 54 -60 )

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.3. Biểu hiện NSVH của HSSV trong sinh hoạt cá nhân

Đối với HSSV, ngoài thời gian ưu tiên cho việc nghiên cứu học tập, có một khoảng thời gian cần thiết để họ tham gia các hoạt động khác nhằm phục vụ cho nhu cầu cần thiết của cá nhân như tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao; tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ tài sản; bảo vệ môi trường vệ sinh; thu thập thông tin thời sự qua sách báo, qua mạng phát thanh, truyền hình, internet; sinh hoạt khác như giao lưu với bạn bè...

Để tìm hiểu về thực trạng của vấn đề trên, chúng tôi đã khảo sát qua việc phát phiếu thăm dò, kết quả thu được qua bảng thống kê 2.6 như sau:

STT Biểu hiện NSVH của SV trong sinh hoạt cá nhân

Khối HS-SV Khối CC-VC m 01 Năm 02 Năm 03 TB chun g TB chung

01 Tham gia các hoạt động VHVN-TDTT

TB K K K TB

02 Thu thập thông tin thời sự hằng ngày

Y TB TB TB Y

trường

04 Tham gia bảo vệ ANTT và TS K TB TB TB TB

05 Trang phục K K K K K

06 Giao lưu bạn bè TB TB TB TB TB

07 Thực hành tiết kiệm K K TB K TB

Bảng 2.6: Biểu hiện NSVH của HSSV trong sinh hoạt các nhân

Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao được HSSV tự đánh giá ở mức độ khá, thực tế đây là một hoạt động được đông đảo HSSV ưa thích. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy vào các buổi chiều sau giờ học nhiều HSSV trong khu KTX cũng như ở khu vực chung quanh trường thường xuyên tham gia tích cực phong trào tập luyện thể dục thể thao tại sân vận động, nhà Đa năng của trường; vào các buổi sáng vì thời gian có hạn cũng có một bộ phận HSSV khá đông tham gia tập thể dục như chạy, đi bộ trong và ngoài vực khu vực nhà trường. Cũng xuất phát từ phong trào này, nhiều HSSV đã được tuyển chọn vào các đội tuyển tham gia thi đấu các giải trong khu vực, giải tỉnh đạt được thành tích cao, đặc biệt đội tuyển điền kinh nhà trường luôn đạt giải nhất toàn đoàn nhiều năm liền tại giải điền kinh truyền thống của tỉnh. Về phong trào văn hóa, văn nghệ, cũng là thế mạnh của HSSV nhà trường, bởi luôn được sự đầu tư của lãnh đạo trường và sự tận tình của các thầy cô trong tổ âm nhạc đã xây dựng được phong trào ca hát rộng rãi, tạo điều kiện cho HSSV có điều kiện phát huy tài năng, phát huy sự nhiệt tình của tuổi trẻ trong các lần hội diễn tại địa phương. Tuy nhiên, xét ở bình diện chung thì HSSV nhà trường có những biểu hiện tích cực trong các hoạt động VHVN và TDTT, nhưng xét ở góc độ cụ thể, theo yêu cầu phát triển toàn diện, thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ còn lười trong rèn luyện thân thể, trong vui chơi ca hát, đặc biệt đối với những HSSV có hạn chế về mặt năng khiếu thuộc các lĩnh vực trên.

Vấn đề theo dõi tình hình thời sự chính trị xã hội của HSSV, chúng tôi thu được kết quả ở hai khối đều nhận xét, đánh giá ở mức độ trung bình đến

yếu, điều đó cho thấy về vấn đề nhận thức tư tưởng, chính trị-xã hội của HSSV còn nhiều hạn chế, các em rất hiếm khi quan tâm đến vấn đề này. Theo dõi số HSSV thường xem truyền hình tại các khu KTX trong nhà trường, giờ Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình thời sự có rất ít HSSV theo dõi, đa số các em thường xem truyền hình phát các chương trình phim Hàn Quốc, ca nhạc, thể thao...Việc đọc báo hằng ngày của HSSV cũng rất ít được quan tâm, phần lớn thời gian HSSV sử dụng để truy cập Internet, nhưng không phải để nghiên cứu thời sự chính trị mà chủ yếu là khai thác những nội dung khác. Để tìm hiểu sâu vấn đề này, chúng tôi đã gặp trực tiếp quí thầy cô giảng dạy bộ môn Triết học Mác Lê-nin và được các thầy cô cho biết đa số HSSV không ham thích học bộ môn này, các em chỉ học đối phó để lấy điểm điều kiện, cho nên kết quả chất lượng học tập bộ môn này hằng năm được đánh giá thấp so với các bộ môn khác. Thiết nghĩ, nghiên cứu thời sự chính trị xã hội là một nội dung rất quan trong đối với quá trình đào tạo HSSV, không những trong hoạt động chính khóa đã có hẳn bộ môn Triết học Mác Lê-nin được tổ chức giảng dạy nhằm trang bị cho HSSV những kiến thức cơ bản về thời sự chính trị xã hội, mà các hoạt động ngoại khóa do các đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường thường xuyên tổ chức cũng với mục đích là trang bị cho HSSV, thế hệ trẻ sẽ làm chủ tương lai đất nước, những lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê-nin về xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng đa số rất thờ ơ đối với vấn đề này, các cấp quản lý giáo dục cần phải quan tâm hơn nữa, để tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đối với HSSV hiện nay.

Tham gia các hoạt động góp phần giữ gìn VSMT, đa số HSSV trong nhà trường đều có nhận xét tự đánh giá là tích cực, thực tế theo dõi tình hình chúng tôi cũng thừa nhận điều đó, qua hệ thống quản lý trong nhà trường, các đơn vị đã thường xuyên tổ chức cho HSSV các hoạt động lao động thiết thực

nhằm xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường xanh, sạch, đẹp, đồng thời thông qua các hoạt động này, giáo dục cho HS-V nhận thức mục đích, ý nghĩa về công tác VS đối với môi trường sống của con người, giúp cho họ hình thành thói quen về bảo vệ môi trường chung quanh. Có thể nói, hoạt động lao động vệ sinh của trường Đại học Quảng Nam được HSSV tham gia tích cực, góp phần rất lớn trong việc giữ được môi trường sống trong khu vực nhà trường không bị ô nhiễm. Đối với khối CC-VC, đánh giá lĩnh vực này chỉ ở mức độ trung bình, có một lẽ đương nhiên rất dễ nhận thấy, đó là vẫn còn một số ít HSSV chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa đích thực về VSMT, chưa thấy được trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng ở lĩnh vực này, cho nên không những họ hoặc rất ít hoặc không tham gia làm vệ sinh, mà còn thiếu ý thức khi vứt rác bừa bãi trong khu vực nhà trường, tại phong lớp học.

Tham gia bảo vệ an ninh trật tự và bảo vệ tài sản chung nhà trường,

nhìn chung các khóa học tuy có sự đánh giá khác nhau, như HSSV năm 1 tham gia mức độ khá, ngược lại HSSV năm 2 và năm 3 tham gia ở mức độ trung bình, tìm hiểu chúng tôi được biết HSSV mới vào năm đầu các em thể hiện ý thức chấp hành Nội qui, Qui chế nhà trường tốt hơn, vì các em mới vào nên còn biểu hiện sợ bị xử lý kỷ luật. Thực trạng đó, cho thấy nhận thức của HSSV tham gia bảo vệ an ninh trật tự và bảo vệ tài sản chung của nhà trường chưa được rõ ràng, còn thiếu ý thức, thực tế trong khu KTX đôi lúc có người lạ mặt vào quậy phá, trong khi cán bộ trong Ban quản lý và Đôị tự quản đã tìm cách ngăn chặn, thì một số HSSV vẫn đứng ngoài cuộc, không tham gia, ngăn chặn hoặc một số HSSV chưa ý thức khi sử dụng tài sản của nhà trường, bàn ghế phòng học các em tự ý di chuyển theo ý muốn, viết vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế hoặc tài sản tại khu KTX; khi nhận sử dụng các em thiếu trách nhiệm bảo quản nên thường bị hư hỏng phải đền bù. Nhận định vấn đề này, khối CC-VC cũng đánh giá ở mức trung bình, có thể hiểu đây là

một thực trạng khá phổ biến của HSSV tại các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay.

Về trang phục, cũng là một biểu hiện của nếp sống văn hóa luôn được các trường quan tâm đối với HSSV. Trường Đại học Quảng Nam cũng rất quan tâm vấn đề này, bởi tiền thân của trường hiện nay là trường Sư phạm, cho nên yêu cầu trang phục lịch sự, trang nhã, đẹp là một điều cần thiết đối với thầy cô giáo tương lai. Do đó, vấn đề trang phục của thầy cô giáo, cán bộ công chức cũng như của HSSV được qui định cụ thể, ví dụ đối với HSSV phải mặc đồng phục vào các ngày thứ hai, thứ sáu, giày hoặc dép phải có quai sau, riêng các ngày bình thường được mặc tự do, nhưng cấm mặc áo bun, áo thun, áo không có cổ, áo quần hở hang...Nhờ đó, trang phục của HSSV nhìn chung thực hiện khá tốt, đảm bảo yêu cầu về sự chuẩn mực, thẩm mỹ. Tuy nhiên, do nhà trường đào tạo đa hệ, trong đó có hệ Trung cấp, vì nhận thức có hạn chế, nên một bộ phận HSSV thuộc đối tượng này còn vi phạm qui định về trạng phục khi đến trường, làm ảnh hưởng đến nề nếp chung.

Giao lưu bạn bè là một hoạt động cần thiết và rất bổ ích đối với HSSV, qua các hoạt động như cùng học tập, lao động, vui chơi giải trí...HSSV sẽ học được những điều hay lẽ phải và nhận biết được những điều nên tránh. Qua kết quả khảo sát cũng như tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết qua các hoạt động tích cực của Đoàn, nhiều nhóm bạn, đôi bạn học tập, vượt khó đã được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó các hoạt động giao lưu bạn bè mang tính cá nhân như bạn chat, bạn nhậu, bạn...ở HSSV hiện nay có những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng đến quá trình học tập, rèn luyện. Thực trạng đã có nhiều HSSV lơ là việc học, bỏ học đã xảy ra hoặc cắm nợ quán xá đã tạo ra dư luận không tốt đối với HSSV nhà trường. Vấn đề trên, tuy chưa đến mức trầm trọng, nhưng cũng cần được quan tâm giáo dục, ngăn chặn kịp thời để tránh đi sự lây lan rộng rãi trong HSSV của trường.

Thực hành tiết kiệm, cũng là một hoạt động biểu hiện nếp sống văn hóa mang tính cá nhân của HSSV, biểu hiện này thể hiện trình độ nhận thức của HSSV đối với quá trình học tập, rèn luyện của bản thân và ý thức trách nhiệm đối với gia đình, xã hội. Trên cơ sở kết quả điều tra, và liên hệ vào thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng HSSV nhà trường đa số là con em gia đình nghèo, ở nông thôn thuộc khu vực các tỉnh miền Trung, nhận thức về thực hành tiết kiệm của họ chưa đầy đủ, chỉ biểu hiện tiết kiệm tiền của bản thân, nhưng sự tiết kiệm đó cũng không hợp lý như sẵn sàng nhịn chi tiêu ăn uống để mua sắm áo quần, điện thoại đắt tiền, uống rượu, bia...Còn về mặt thời gian, tài sản của công, điện, nước ...đa số chưa có sự quan tâm, hiểu biết cần thiết phải thực hành tiết kiệm. Điều này cho thấy, về ý thức trách nhiệm cá nhân của HSSV về thực hành tiết kiệm là chưa đúng, chưa đầy đủ, nhà trường cần giáo dục cho họ nhận thức và thái độ làm chủ tập thể, làm chủ bản thân trong việc sử dụng tiền của, thời gian hợp lý, một mặt tránh tạo cho gia đình gánh nặng về kinh tế, mặt khác góp phần cùng xã hội xây dựng và phát triển đất nước.

Tóm lại, nếp sống văn hóa trong sinh hoạt cá nhân, tuy là những biểu hiện riêng của mỗi con người, nhưng con người là " tổng hòa các mối quan hệ xã hội", cho nên về mặt nguyên tắc muốn hình thành và phát triển nhân cách, mỗi cá nhân cần được rèn luyện, học tập những chuẩn mực trong các hoạt động cá nhân như hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, giao lưu bạn bè, thực hành tiết kiệm, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản, bảo vệ an ninh trật tự...Các hoạt động trên, sẽ là điều kiện, môi trường để HSSV tham gia học tập, rèn luyện hình thành và phát triển nếp sống có văn hóa trong sinh hoạt cá nhân.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NẾP SỐNG VĂN HOÁ CỦA HỌC SINH SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM (Trang 54 -60 )

×