Nâng cao ý thức tự giác, tự rèn luyện hình thành NSVH của HSSV

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 87 - 88)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.5. Nâng cao ý thức tự giác, tự rèn luyện hình thành NSVH của HSSV

Kết quả của quá trình giáo dục được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố của bản thân người được giáo dục có vai trò hết sức quan trọng, bởi có nhà giáo dục tốt, có nội dung giáo dục hay, có phương tiện giáo dục hiện đại...nhưng nếu người được giáo dục không có sự tự giác, không cố gắng tự rèn luyện thì kết quả giáo dục chắc chắn sẽ không đạt yêu cầu. Do đó, để công tác quản lý NSVH cho HSSV đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu đề ra, đòi hỏi các cấp quản lý trong nhà trường, CB-VC đều phải có trách nhiệm góp phần giáo dục nâng cao ý thức tự giác, tự rèn luyện cho HSSV. Thực tế qua điều tra đã cho chúng ta thấy được, trong nhà trường hiện nay vẫn còn một bộ phận HSSV thiếu tinh thần tự giác, ít rèn luyện để hình thành thói quen, nên có những biểu hiện chưa tốt, chưa ổn định trong nếp sống, ví như trong học tập HSSV chỉ có thói quen đến lớp, chứ chưa có thói quen đến thư viện để nghiên cứu, trong học tập còn mang tính bắt buộc, đối phó nhiều hơn là thể hiện sự tự giác, tích cực, nên kết quả học tập chưa cao; trong giao tiếp, đối xử chưa hình thành được thói quen chuẩn mực; các hoạt động trong sinh hoạt cá nhân còn mang tính ngẫu hứng, tự do, tùy tiện.

Để giáo dục HSSV từng bước nâng cao ý thức tự giác trong tất cả các hoạt động của mình, cần có sự cộng đồng trách nhiệm của tất cả cấp quản lý, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, của toàn thể CB-VC trong nhà trường. Trong các tất cả các hoạt động học tập, giao lưu liên quan đến HSSV, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân cần thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của mình đối với quá trình giáo dục về ý thức tự giác, tự rèn đối với HSSV, có thể thông qua bài giảng trên lớp, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, giải trí, chúng ta

đều có thể vận dụng một cách linh hoạt để giáo dục HSSV nhận thức đúng đắn giá trị về ý thức tự giác, tự rèn của HSSV trong quá trình được giáo dục và đào tạo, minh chứng cho HSSV hiểu rằng học tập là một quá trình lĩnh hội tri thức một cách tự giác của người học, biến tri thức của nhân loại trở thành thành tri thức của riêng mình, quá trình này không thể nhờ người khác giúp cho mình được, và chỉ có sự cố gắng tự giác của người học mới đem lại kết quả cụ thể. Đối với việc quản lý và giáo dục NSVH, tích cực rèn luyện là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với HSSV, bởi vì để có được NSVH, văn minh là một quá trình từ nhận thức đến thái độ, từ thái độ đến hành vi và thói quen hành vi, nhưng để có được thói quen hành vi thì phải trải qua quá trình rèn luyện thường xuyên, bền bĩ. Do đó, để góp phần giáo dục cho HSSV có thói quen rèn luyện, các cấp quản lý giáo dục, các nhà giáo dục cần phải tạo ra cho các em có được môi trường rèn luyện, môi trường đó là các hoạt động học tập, VHVN,TDTT, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí thuận lợi, và đặc biệt môi trường đó có được những nhà giáo mẫu mực, là tấm gương sáng thể hiện nếp sống có văn hóa để HSSV noi theo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w