Biểu hiện NSVH của HSSV trong học tập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 42 - 49)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.1. Biểu hiện NSVH của HSSV trong học tập

Học tập là hoạt động cơ bản của HSSV khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mục tiêu chủ yếu của quá trình học tập là nhằm chiếm lĩnh các tri thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống để lập thân, lập nghiệp. Đánh giá, nhận xét về nếp sống văn hóa của HSSV hiện nay đang có hai quan điểm trái chiều nhau, một cho rằng HSSV các trường Đại học, Cao đẳng có biểu hiện lười học, thụ động khi tiếp thu kiến thức, thiếu trung thực trong thi cử, không đam mê NCKH, không chịu khó tìm tòi, tham khảo tài liệu để mở rộng kiến thức...Ngược lại, quan điểm khác cho rằng, phần đông HSSV ngày nay là những người năng động, có kiến thức rộng, không ngừng học hỏi để vươn lên góp phần xây dựng đất nước. Để có cơ sở đánh giá một cách khách quan thực trạng này tại trường Đại học Quảng Nam, chúng tôi đã thực hiện một cuộc

điều tra bằng phiếu thăm dò gần 200 HS-SV các khóa, đồng thời liên hệ trực tiếp đến các chủ thể quản lý thu thập tư liệu, thông tin. Kết quả điều tra được thể hiện qua hệ thống các bảng thống kê sau:

Thời gian Năm 1 Năm 2 Năm3 TB chung

Thời gian dành cho tự học vào các ngày thường

3h 3h10 3h20 3h10

Thời gian dành cho tự học vào mùa ôn tập, thi cử

8h30 8h40 9h 8h43

Bảng 2.2: Lượng thời gian dành cho tự học của HS-SV

Theo kết quả thống kê điều tra, chúng tôi nhận thấy việc nhận thức và thực hiện quá trình tự học của HSSV hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đạt được các chỉ số thông thường mà các nhà khoa học giáo dục đã đưa ra khi đề cập đến vấn đề chất lượng giáo dục. Theo họ, để đạt yêu cầu về chất lượng học tập, ngoài thời gian lên lớp, mỗi HSSV bình quân mỗi ngày cần phải dành tối thiểu 5h -6h tự học. So với thực tế điều tra (3h10), thì thời lượng dành cho tự học của HSSV còn rất thấp, khó có thể đảm bảo yêu cầu về mục tiêu đào tạo. Mặt khác, lượng thời gian của HSSV dành cho hai thời điểm cũng có nhiều điều bất cập, với trung bình gần 9h dành cho tự học tại thời điểm ôn tập, thi cử, có thể nói lên một điều HSSV phân bố thời gian học tập không khoa học, mang nặng tính đối phó, đây là một hiện tượng khá phổ biến của HSSV hiện nay.

Trên cơ sở kết quả có được từ việc thăm dò mức độ đầu tư thời gian học tập trên lớp và thời gian tự học của HSSV, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu tổng hợp một số nội dung cơ bản, có thể phản ánh được thực trạng biểu hiện nếp sống văn hóa trong học tập của HSSV bằng phương pháp làm phiếu thăm dò, chất vấn, điều tra qua hệ thống bản thống kê như sau:

HS-SV 01 02 03 chung

01 Đi học chuyên cần, đúng giờ qui định K K K K

02 Trung thực trong kiểm tra, thi cử K K K K

03 Tham gia NCKH TB TB TB TB

04 Tích cực tham gia học tập theo nhóm K TB TB TB

05 Đào sâu suy nghĩ để giải quyết vấn đề (thư viện)

TB K K K

06 Rèn luyện kỹ năng để giải quyết tình huống

TB TB K TB

07 Có lịch học tập, làm việc trong tuần hợp lý

K TB TB TB

Bảng 2.3: Một số biểu hiện NSVH của HS-SV trong học tập

Dựa trên kết quả thăm dò, nội dung đi học chuyên cần, đúng giờ được đa số HSSV của ba khối đều tự đánh giá là khá tốt. Thực tế qua quan sát và tiếp cận với CC-VC làm công tác HSSV, chúng tôi cũng có chung một nhận xét là HSSV của trường Đại học Quảng Nam tỉ lệ đi học chuyên cần, đúng giờ khá cao, có được kết quả đó là nhờ có sự quản lý chặt chẽ của nhà trường, của CB-GV và lực lượng CC-VC làm công tác quản lý HSSV. Tuy nhiên, với một lưu lượng gần 5.000 HSSV, thì thực trạng trong từng học kỳ, từng năm học vẫn còn một số ít HSSV chưa thật sự chuyên cần, đi học trể, hiện tượng bỏ giờ, bỏ lớp vẫn còn xảy ra, thực tế đó được chứng minh qua từng học kỳ, năm học vẫn có một số HSSV không đủ điều kiện dự thi hết học phần, thi tốt nghiệp.

Vấn đề trung thực trong kiểm tra, thi cử được chính bản thân HSSV và CB-GV trong nhà trường đánh giá rất cao. Có thể khẳng định công tác tổ chức kiểm tra, thi hết môn, thi tốt nghiệp, đặc biệt thi tuyển sinh của nhà trường luôn được tiến hành tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm bảo qui chế, đảm bảo an toàn, nhiều năm qua chưa để xảy ra một hiện tượng bất thường

nào về công tác thi, dấu hiệu tiêu cực trong thi cử gần như hoàn toàn không có trong hệ chính qui. Tuy nhiên, cũng như các hoạt động khác, công tác kiểm tra, thi cử, mặc dù được đánh giá cao trên bình diện rộng, nhưng xét một cách cụ thể thì thực trạng qua từng đợt, từng mùa thi vẫn có HSSV vi phạm một số lỗi khá phổ biến như mang tài liệu vào phòng thi trao đổi bài với bạn, đôi khi cũng có mức độ vi phạm lớn hơn như thi hộ. Tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi được biết ngoài nguyên nhân một số HSSV lười học, ham chơi, còn một nguyên nhân khác cần được quan tâm, đó là số học phần phải thi, khối lượng kiến thức về lý thuyết phải học quá nhiều cho một kỳ thi; phương pháp dạy thầy đọc, trò chép; cách ra đề kiểm tra, đề thi còn nặng phần tái hiện kiến thức, đòi hỏi HSSV phải ghi nhớ nhiều mà thiếu phần kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề bằng tư duy, sáng tạo.

Vấn đề tham gia NCKH của HSSV, với kết quả thu được từ sự nhận xét của người học ở mức độ trung bình, cho thấy một vấn đề có phần bất cập đối với nhà trường nói chung, với HSSV đang được đào tạo nói riêng, bởi vì quá trình được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, HSSV không những được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại mà còn phải được học phương pháp nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học mà mình đang được đào tạo, nghĩa là phải biết nghiên cứu khoa học, phấn đấu trở thành một nhà khoa học. Để hiểu rõ hơn về sự bất cập trên, chúng tôi đã liên hệ làm việc với phòng NCKH của trường, và có thêm số liệu về công tác NCKH của HSSV trong các năm học qua như sau:

Năm học Tổng số HS-SV Số đề tài NCKH Tổng số HSSV tham gia Tỉ lệ/ TSSV 2006-2007 2748 126 130 9,44 2007-2008 2512 50 82 6,52

2008-2009 2132 102 154 14,44

2009-2010 2438 42 82 6,72

Bảng 2.4: Thống kê số liệu NCKH của HS-SV

Theo số liệu bổ sung từ phòng NCKH, chúng ta có thể khẳng định công tác NCKH của HSSV còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu đào tạo của một trường Đại học trong xu thế đổi mới. Rất trăn trở với kết quả có được, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu từ người học về vấn đề này, với câu hỏi được đặt ra: Anh (chị) có gặp khó khăn gì khi tham gia thực hiện công tác NCKH? Kết quả thu nhận được là đa số HSSV đều trả lời rất khó khăn, và những khó khăn chủ yếu như: Nắm chưa vững phương pháp NCKH; không được thầy giáo hướng dẫn tận tình; không có thời gian nghiên cứu; thiếu nguồn kinh phí...Với những nguyên nhân trên, thiết nghĩ chúng ta cần phải có những điều chỉnh kịp thời, giúp cho HSSV có điều kiện tham gia hoạt động NCKH để hình thành thói quen phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khoa học, nâng cao khả năng tự học, khả năng tư duy sáng tạo, góp phần nâng cao chất lương đào tạo của nhà trường.

Việc tổ chức học tập theo nhóm, nhìn chung chưa trở thành thói quen của HSSV, đa số đều đánh giá vấn đề này ở mức độ ít thường xuyên, trong khi đó, phương pháp làm việc theo nhóm có rất nhiều lợi thế, mỗi người có một vai trò nhất định trong nhóm, cùng suy nghĩ, hợp tác để giải quyết một vấn đề, kinh nghiệm của mỗi người ít nhiều sẽ được bổ sung sau khi quan sát, chia sẻ công việc, đóng góp ý kiến, giúp đỡ nhau để hoàn thành mục tiêu chung, đem lại lợi ích nhất định cho từng thành viên trong nhóm. Đồng thời qua hoạt động nhóm, mọi người sẽ hiểu nhau hơn, biết cách giải quyết những xung đột thường xảy ra trong nhóm. Thiết nghĩ, nhà trường nên mạnh dạn cập nhật phương pháp, đổi mới cách dạy, đánh giá, hướng dãn HSSV tham gia thực hành, tổ chức các hoạt động theo nhóm để phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi HSSV trong học tập.

Trong quá trình học tập, việc Đào sâu suy nghĩ để giải quyết vấn đề còn thắc mắc, tham khảo tài liệu để bổ sung kiến thức là một trong những yêu cầu HSSV ĐH, CĐ thực hiện bởi có nhiều vấn đề thầy giảng giải HSSV chưa thể hiểu một cách đầy đủ ngay tại lớp được, thậm chí nhiều tuần nghiên cứu, suy ngẫm mới hiểu được vấn đề. Qua điều tra cho thấy, vấn đề nói trên được khối HSSV đánh giá ở mức thường xuyên; nhưng trong thực tế hiện nay, đa số HSSV chưa quan tâm đến việc đào sâu suy nghĩ để giải quyết một vấn đề, ít bổ sung, cập nhật kiến thức thông qua các tài liệu tham khảo từ thư viên nhà trường, trên internet...; Qua trao đổi một bộ phận giảng viên và HSSV, chúng tôi thấy đa số HSSV chỉ học tập ghi chép ở vở và giáo trình chuẩn là khá phổ biến, chưa cải tiến phương pháp học tập cho phù hợp với bậc đại học, HSSV năm thứ I vẫn còn quen với cách học ở phổ thông, chưa chịu khó tham khảo tài liệu, khai thác thông tin trên internet để bổ sung và làm giàu kiến thức phục vụ học tập. Qua quan sát, trao đổi với cán bộ quản lý thư viện, chúng tôi được biết: số HSSV đến thư viện trường mượn sách để đọc thêm trung bình 110 HSSV/ngày (sáng, chiều), chiếm khoảng 10% SV toàn trường. Theo quy định, thư viện mở cửa phục vụ vào các ngày trong tuần (trừ chủ nhật) từ 7 giờ trong ngày; riêng trong mùa thi, thư viện mở cửa thêm buổi tối từ 19 giờ đến 21 giờ 30 phút để phục vụ HSSV. Những ngày này số HSSV có đông hơn, trung bình có 224 lượt HSSV/ ngày (sáng, chiều, tối); nếu so với gần 5000 HSSV chính quy toàn trường thì chiếm khoảng 7,2%, tỷ lệ này cho thấy HSSV ít thường xuyên vào thư viện mượn sách; mặc dù sách ở thư viện của trường có thể đáp ứng nhu cầu mượn, tra cứu, bổ sung kiến thức của HSSV (145.000 đầu sách, chưa kể sách Tiếng Anh, Tiếng Pháp và liên tục bổ sung hàng năm). Do vây, CBGV đánh giá việc đào sâu suy nghĩ để giải quyết vấn đề còn thắc mắc, tham khảo tài liệu để bổ sung kiến thức của HSSV ở mức độ ít thường xuyên.

Vấn đề rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống, qua điều tra cho thấy, HSSV đánh giá ở mức thường xuyên. Rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống là vấn đề thuộc về kỹ năng nghề nghiệp cần được rèn luyện thường xuyên thành thói quen, thực tế cho thấy, HSSV chưa đầu tư một cách có hệ thống việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống, HSSV chỉ mới tiếp cận vấn đề thông qua các giờ học tâm lý, giáo dục, các hoạt động ngoại khóa, hội thi, chỉ có như vậy thì sẽ chưa đủ, quan trọng hơn là HSSV phải biết tự sắp xếp thời gian nghiên cứu tài liệu, thực hành giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày, xây dựng và tham gia câu lạc bộ rèn luyện thường xuyên với bạn bè trong lớp, khoa, ngay cả tiếp cận với HSHS phổ thông ở trường hay ở nhà qua công việc để rèn luyện, giao tiếp, ứng xử sư phạm hàng ngày, đây là công việc rất quan trọng không thể thiếu sau khi ra trường tìm kiếm việc làm.

Vấn đề xếp lịch học trong tuần một cách hợp lý, qua điều tra cho thấy, khối HSSV đánh giá ở mức thường xuyên. Khi trao đổi với CBGV và cán bộ lớp cùng với thực tế diễn ra, chúng tôi biết rằng: ngoài việc học tập ở trường, HSSV còn tham gia các hoạt động khác như VHVN, TDTT, công tác đoàn thể - xã hội...và các hoạt động ngoại khóa khác, do đó còn rất ít thời gian dành cho học tập, bài vở cứ tồn đọng đến kỳ thi mới bắt đầu học cả ngày lẫn đêm; vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ, vừa không đảm bảo chất lượng và kết quả học tập. Không ít cán bộ lớp, cán bộ Đoàn hoạt động năng nỗ, có nhiều đóng góp cho phong trào Đoàn TN, Hội SV song kết quả học tập không cao, thậm chí có cán bộ Đoàn thi tốt nghiệp cuối khoá không đạt và năm học sau quay lại để thi lại tốt nghiệp. Do vậy, thăm dò qua ý kiến của CBGV, đa số đều đánh giá vấn đề xếp lịch học trong tuần một cách hợp lý của HSSV ở mức độ ít thường xuyên.

Tóm lại, các biểu hiện về NSVH của HSSV trường Đại học Quảng Nam trong học tập chưa thật sự trở thành thói quen tốt, đa số các biểu hiện, thăm dò tư đội ngũ CB-GV đánh giá, là ít thường xuyên, điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra của một bộ phận HSSV trong nhà trường. Từ thực trạng đó, nhà trường cần đầu tư nghiên cứu, tìm ra những nguyên nhân cơ bản để có biện pháp tối ưu nhằm quản lý, giáo dục NSVH cho HSSV về mặt học tập đáp ứng yêu cầu đào nguồn nhân lực cho tỉnh Quảng Nam nói riêng, khu vực miền Trung nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w