Biểu hiện NSVH của HSSV trong giao tiếp, ứng xử

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 49 - 54)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.2. Biểu hiện NSVH của HSSV trong giao tiếp, ứng xử

Nói đến vấn đề giao tiếp, ứng xử là nói đến một nếp sống, một cách suy nghĩ, một lối tiếp cận với thực tế, biểu lộ bằng diện mạo, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động trên các lĩnh vực của cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Hay hiểu một cách khác, ứng xử là một biều hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Như vậy, để đạt được mục tiêu của quá trình đào tạo, đòi hỏi mỗi HSSV cần phải có một trình độ nhất định về khả năng giao tiếp, trình độ ấy được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ, cách ứng xử văn hóa đối với bản thân, với những người chung quanh, với công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Tóm lại, giao tiếp, ứng xử có văn hóa là hành trang không thể thiếu đối với mọi người, là nhu cầu tất yếu của xã hội, nó có tác dụng góp phần làm cho con người tốt hơn, thúc đẩy cuộc sống chân chính phát triển.

Với cách tiếp cận trên về giao tiếp, ứng xử, chúng tôi đã có cuộc điều tra với một bộ phận HSSV các khóa học bằng phiếu thăm dò và tìm hiểu trực tiếp từ các cá nhân và tập thể trong nhà trường liên quan đến công tác quản lý HSSV để có được sự đánh giá khách quan về thực trạng NSVH hiện nay.

STT Những biểu hiện NSVH của HSSV trong giao tiếp, ứng xử

Khối HSSV Khối CB- GV Năm 01 Năm 02 Năm 03 TB chung TB chung

01 Có thái độ tôn trong CC-VC trong nhà trường

K K K K K

02 Có lời nói lễ phép, lịch sự khi giao tiếp với CC-VC

K K K K K

03 Có cử chỉ nhã nhặn, lich sự khi giao tiếp với bạn bè

K K TB K K

03 Biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ

K K K K TB

04 Biết xin lỗi khi có lỗi K K K K TB 05 Chân tình, thẳng thắn, tế nhị khi

góp ý phê bình

TB TB TB TB TB 06 Biết giúp đỡ và chia sẻ với bạn

bè khi gặp khó khăn.

K K K K K

07 Bất bình trước những hành vi thiếu văn hóa

TB K K K TB

08 Kính trọng trước những hành vi có văn hóa

TB TB K TB TB

Bảng 2.5: Những biểu hiện NSVH của HSSV trong giao tiếp, ứng xử

Qua kết quả phiếu điều tra, đa số HSSV tự đánh giá về mình theo những nội dung yêu cầu, đều thống nhất việc có thái độ tôn trọng, có lời nói lễ phép, lịch sự khi giáo tiếp với thầy cô giáo nói riêng, CC-VC trong nhà trường nói chung. Đối với sự nhận xét, đánh giá của cán bộ CC-VC về nội dung này, cũng có cùng chung mức độ là thường xuyên, nhưng điểm số trung bình có phần thấp hơn, điều này phù hợp với thực tế mà chúng tôi quan sát, đánh giá. Bởi vì, phần lớn HSSV của trường đại học nhận thức về những giá trị đạo đức truyền thống như "tôn sư, trọng đạo", "kính trên nhường dưới"...các em đã được giáo dục và rèn luyện rất nhiều trong gia đình, nhà trường phổ thông nên

việc biểu hiện hành vi trên cũng là một thực tế hiển nhiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt, tình huống cụ thể cũng có những hiện tượng như vô lễ với cán bộ CC-VC như thiếu sự tôn trọng, ứng xử không văn hóa, hăm dọa CC-VC hoặc phổ biến hơn khi gặp cán bộ CC-VC không chào hỏi, ngại chào hỏi...

Trong quan hệ bạn bè, điều tra về sự biểu hiện hành vi giao tiếp nhã nhặn, lịch sự, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, buồn vui với nhau có kết quả đáng mừng từ HSSV là cùng chung nhận xét khá tốt về những vấn đề này. Thực tế, HSSV trường Đại học Quảng Nam đa số con em vùng nông thôn, nghèo khó, được sự giáo dục chu đáo của gia đình...nên luôn có sự biểu hiện hành vi ứng xử trong quan hệ bạn bè rất chân tình, thẳng thắn, sẵn sáng giúp đỡ nhau khi bạn bè gặp khó khăn, hoạn nạn. Tuy nhiên, với đặc điểm tính cách của con người Quảng Nam là bộc trực, thẳng thắn, đôi lúc trong ứng xử một bộ phận HSSV thiếu sự kìm chế dễ làm tổn thương đến người khác, đến bạn bè. Có chung sự thống nhất về vấn đề này, đội ngũ cán bộ CC-VC nhà trường đánh giá khá cao về tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, lịch sự, nhã nhặn trong tình bạn của HSSV trường Đại học Quảng Nam, thể hiện điều đó trong thực tế, là nhiều năm qua HSSV nhà trường không có tình trạng kéo bè, chia phải, tổ chức đánh nhau, ngược lại rất có tinh thần khi giúp đỡ với nhau như quyên góp tiền hỗ trợ cho những gia đình bạn mình bị thiên tai, lũ lụt, bị ốm đau hiễm nghèo.

Biết cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ, biết xin lỗi khi nhận mình có lỗi,

có thể nói đây một nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, ứng xử mà mỗi con người có văn hóa đều phải thể hiện một cách chân tình trong mối quan hệ giữa người với người. Nhưng qua kết quả điều tra, đây lại không phải là thói quen thường xuyên của HSSV, việc xin lỗi người khác có bộ phận cho rằng nó như là một sự sĩ nhục, nên khi có lỗi họ vẫn không muốn xin lỗi ai? một bộ phận

khác lại rất ngại khi phải đi xin lỗi người khác, nên việc xin lỗi khi nhận biết mình có lỗi rất hiếm người thực hiện. Cách nghĩ trên, hiện nay khá phổ biến trong giới trẻ, trong đó có HSSV, có thể vì ảnh hưởng một lối sống nào đó, tự xem cái tôi mình quá lớn, nhưng lại không biết cái tôi đó chính là biểu hiện của những con người sống thiếu văn hóa. Cùng với việc xin lỗi là biết nói lời

cảm ơn cũng đang một vấn đề trăn trở trong hành vi ứng xử văn hóa của HSSV, với kết quả được cán bộ CC-VC đánh giá ở mức độ ít thường xuyên, đã nói lên một điều HSSV đang còn thiếu một cái gì đó rất nhỏ, nhưng hệ trọng để hoàn thiện nhân cách. Đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi phát hiện trong những nguyên nhân tìm thấy, có một nguyên nhân cần được quan tâm, đó chính là tư tưởng ỷ lại đối với gia đình, tư tưởng "trách nhiệm" của nhà trường, xem tất cả mọi sự "nhận được" từ người khác đều là trách nhiệm của mọi người, ví dụ: cha mẹ phải có trách nhiệm đối với con cái; nhà trường phải có trách nhiệm phục vụ đối với sinh viên (bởi sinh viên đã đóng học phí, cho nên được có quyền lợi).

Ứng xử văn hóa còn thể hiện ở chỗ HSSV phải có tinh thần phê và tự phê bình, cụ thể thẳng thắn, chân tình khi góp ý phê bình bạn bè biết giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn. Qua điều tra thực tế, thẳng thắn, chân tình khi góp ý phê bình bạn bè giữa 2 khối HSSV và CC-VC đều có cùng chung sự đánh giá ở mức độ trung bình, tìm hiểu qua lực lượng làm công tác HSSV, Ban cán sự lớp, chúng tôi được biết việc góp ý xây dựng lẫn nhau trong quan hệ bạn bè riêng tư cũng như trong tập thể của HSSV hiện nay hết sức hạn chế, họ rất ngại khi nói về những thiếu sót của nhau, và cũng rất khó chịu hoặc phản ứng gay gắt khi nghe người khác góp ý cho mình, tư tưởng

"dĩ hòa vi quí" trong góp ý phê bình biểu hiện khá phổ biến trong HSSV hiện nay. Nhận định chung tình hình, chúng tôi nhận thấy biểu hiện hành vi ứng xử văn hóa thông qua việc góp ý phê bình chân tình, thẳng thắn với bạn bè hiện

nay trong HSSV còn rất hạn chế, có dấu hiệu tiêu cực, biểu hiện như việc đồng lõa che dấu hoặc không dám đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực của bạn bè, điều này cần được quan tâm giáo dục, đồng thời có những biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn luồng tư tưởng tiêu cực đang hình thành ở sinh viên như "sống chết mặc bây"; "ai làm nấy biết".

Đối với việc biết giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn được cả hai khối đánh giá mức độ loại khá, thực tế qua quan sát, theo dõi tình hình nhiều năm chúng tôi thừa nhận đây là một trong những biểu hiện hành vi có văn hóa của HSSV trường Đại học Quảng Nam, họ rất nhiệt tình, sôi nổi giúp đỡ khi bạn bè gặp khó khăn, hoạn nạn, không tiếc công, tiếc của, chẳng những sẵn sàng thử máu, hiến máu chia sẻ cho bạn bè, thầy cô khi cần mà còn hiến máu nhân đạo theo sự kêu gọi của các tổ chức đoàn thể-xã hội.

Biểu hiện sự đồng tình, kính trọng trước các hành vi có văn hóa hoặc bất bình trước các hành vi thiếu văn hóa của HSSV được đánh giá ở mức độ trung bình ở các hai khối. Qua thực tế chúng tôi nhận thấy một số sinh viên có những biểu hiện thái độ khá rõ ràng về vấn đề trên, có thể họ chưa mạnh dạng đấu tranh thẳng thắn, nhưng với những cử chỉ, việc làm như lắc đầu, hoặc trực tiếp nhặt những giấy rác thải mà người thiếu văn hóa đã vứt vung vải tại những nơi không được vứt, hành vi trên đã nói lên tất cả. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ HSSV khác hình như vô cảm trước những biểu hiện hành vi văn hóa của mọi người chung quanh. Có thể sự vô cảm ấy, không tác hại gì đến cái chung hiện tại, nhưng nó sẽ làm tâm hồn của một bộ phận thế hệ trẻ trở nên xơ cứng, lạnh lùng đối với xã hội trong tương lai, điều đó vô cùng nguy hiểm, khi tương lai của đất nước đang gửi gắm niềm tin ở họ.

Trong bối cảnh xã hội hiện tại, chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này. Việc giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ nói chung, cho HSSV nói riêng cần được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần có

những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứng xử đẹp, tuân theo những gia trị chuẩn mực của xã hội hiện đại. Hành vi ứng xử có văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin, của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Cho nên để giáo dục hành vi ứng xử cho HSSV, trước hết cán bộ CC-VC nhà trường phải biết tác động một cách phù hợp vào tình cảm, ý chí, hành động của họ, để họ từng bước nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹp trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w