Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý NSVH của HSS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 74 - 79)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.1.Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý NSVH của HSS

HSSV nhà trường

2.4.1.1. Những thuận lợi

+ Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm về công tác HSSV, hằng năm công tác này luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, tập trung nhiều lực lượng tham gia thực hiện.

+ Các đơn vị chức năng, các khoa chuyên môn liên quan luôn có sự thống nhất, phối kết hợp chặt chẽ để cùng tham gia thực hiện những nhiệm vụ về công tác quản lý HSSV trong nhà trường.

+ Điều kiện CSVC, thiết bị phục vụ công tác quản lý HSSV được nhà trường đầu tư xây dựng, mua sắm trang bị khá đầy đủ và hiện đại, thỏa mãn nhu cầu phục vụ cho HSSV học tập, rèn luyện và cho CB-VC làm việc.

+ Phần lớn HSSV trong nhà trường là con em thuộc diện chính sách, nhà nghèo, sinh ra và lớn lên tại các vùng nông thôn và miền núi, chưa bị ảnh hưởng nhiều của nếp sống tiêu cực tác động, nên ý thức về việc rèn luyện NSVH tương đối tốt.

+ Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường tuy được thể hiện rõ về mặt quan điểm, chủ trương và sự đầu tư về các điều kiện làm việc, học tập, nhưng sự phân công, phân nhiệm về công tác quản lý HSSV chưa rõ ràng; sự chỉ đạo không liên tục, thiếu kiểm tra đôn đốc, còn khoán trắng cho các đến vị trực thuộc, nên chất lượng, hiệu quả chưa thật sự bền vững.

+ Các tổ chức đoàn thể tham gia công tác quản lý, giáo dục NSVH cho HSSV còn mang tính phong trào, hình thức...nên chưa có tác dụng.

+ Công tác quản lý NSVH cho HSSV của các đơn vị trực tiếp thực hiện chưa có nhiều kinh nghiệm, vừa làm vừa học nên hiệu quả công việc chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Môi trường ăn, ở, sinh hoạt, học tập của HSSV còn nhiều khó khăn, phức tạp, nên ít nhiều cũng chịu sự tác động tiêu cực của nếp sông tiêu cực của xã hội làm ảnh hưởng.

2.4.2. Những mặt mạnh, mặt tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý NSVH của HSSV nhà trường

2.4.2.1. Những mặt mạnh và nguyên nhân

Những mặt mạnh

+ Tuy trường mới được thành lập, nhưng công tác quản lý HSSV nói chung và công tác quản lý NSVH của HSSV trường Đại học Quảng Nam đến nay đã thật sự ổn định, hoạt động có nề nếp, đáp ứng yêu cầu, góp phần không nhỏ vào quá trình nâng cao chất lượng đạo tạo của nhà trường.

Nguyên nhân của những mặt mạnh

+ Trước hết, có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, đặc biệt có sự đầu tư vào việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo cơ hội cho HSSV có điều kiện học tập, rèn luyện hình thành nhân cách.

+ CB-VC trực tiếp thực hiện công tác quản lý HSSV được bố trí ổn định, có nhiều cố gắng nghiên cứu học tập, tổ chức thực hiện và đúc rút kinh

nghiệm thường xuyên, nên chất lượng, hiệu quả công việc không ngừng nâng cao.

+ Xuất thân của đa số HSSV nhà trường là con em thuộc diện chính sách, con nhà nghèo, hiếu học thuộc các vùng nông thôn và miền núi, bản chất thật thà, sống không đua đòi, biết vâng lời, tôn trọng thầy cô, nên luôn có sự cố gắng trong học tập, rèn luyện phấn đấu vươn lên.

2.4.2.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân

Những mặt tồn tại

+ Sự chủ động phối kết hợp với các cơ quan hữu quan, với chính quyền địa phương nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về công tác quản lý HSSV ngoài giờ lên lớp, cư trú tại các đại phương còn nhiều hạn chế.

+ Sự quản lý HSSV ngoài giờ lên lớp nói chung, quản lý hoạt động của HSSV tại các nơi cư trú trên địa bàn Thành phố nói riêng còn nhiều bất cập, lỏng lẻo. Do đó, một bộ phận HSSV đã không tránh khỏi sự tác động tiêu cực dẫn đến vi phạm pháp luật, qui chế làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường.

Nguyên nhân của tồn tại

+ Các cấp quản lý trong nhà trường chưa thật sự quan tâm đến vấn đề chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, với các ngành chức năng liên quan đến công tác HSSV nên không tranh thủ được sự hỗ trợ, giúp đỡ để nhà trường thực hiện tốt hơn công tác quản lý HSSV ngoài giờ lên lớp, đang cư trú sinh hoạt trên các địa bàn dân cư.

+ CB-VC chưa thể hiện tốt vai trò tham mưu đối với lãnh đạo nhà trường những khó khăn, bất cập về việc quản lý HSSV bên ngoài nhà trường, nên chưa có được những biện pháp thiết thực để khắc phục mặt hạn chế trên.

+ Một bộ phận HSSV thiếu bản lĩnh, bị sự tác động của các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, dẫn đến vi phạm Pháp luật, Qui chế, Nội qui...

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 của đề tài được xác định là phần trình bày thực trạng về công tác quản lý NSVH của HSSV hiện nay tại trường Đại học Quảng Nam, trước hết tác giả đã có phần khái quát, giới thiệu súc tích về quá trình hình thành và phát triển trường Đại học Quảng Nam qua các giai đoạn; trình bày rõ qui mô, cơ cấu đào tạo của nhà trường, xác định tương đối đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường, trong đó nêu rõ được vai trò chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức được lãnh đạo nhà trường phân công trực tiếp quản lý NSVH của HSSV.

Để phản ánh một cách trung thực, đầy đủ NSVH của HSSV trong nhà trường, tác giả đã xác định đúng được những nội dung cần quan tâm khi điều tra, đánh giá thực trạng, cụ thể thực trạng được phản ảnh tập trung ở 3 vấn đề: Biểu hiện NSVH của HSSV trong học tập; biểu hiện NSVH của HSSV trong giao tiếp ứng xử; biểu hiện NSVH của HSSV trong sinh hoạt cá nhân, tập thể. Để đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác về các thông tin, đề tài nghiên cứu đã lập được hệ thống phiếu điều tra khá chi tiết, có nội dung phù hợp, đối tượng tham gia thực hiện phiếu điều tra bao gồm CB-VC và HSSV với số lượng đảm bảo yêu cầu. Vì vậy, phần thực trạng NSVH của HSSV trường Đại học Quảng Nam được phản ánh, đánh giá, nhận xét của đề tài rất

phong phú, có tính thuyết phục cao, đáp ứng được những yêu cầu nghiên cứu tiếp theo của tác giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với việc phản ánh thực trạng NSVH của HSSV, tác giả cũng đã nghiên cứu điều tra làm rõ được thực trạng công tác quản lý NSVH của HSSV tại nhà trường, trong đó tập trung phân tích những tác động tích cực, hiệu quả cũng như những tác động tiêu cực, chưa hiệu quả của các chủ thể quản lý, của các hoạt động quản lý trong nhà trường về công tác xây dựng NSVH của HSSV. Điều này làm cơ sở rất tốt cho việc so sánh, phân tích để đề ra được những giải pháp thiết thực, những kiến nghị hợp lý giúp cho các cấp quản lý trong nhà trường nghiên cứu, vận dụng nhằm khắc phục những mặt hạn chế và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý NSVH của HSSV.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NSVH CỦA HSSV TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 74 - 79)