Kiểm tra, đánh giá và khen thưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 90)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.7. Kiểm tra, đánh giá và khen thưởng

Kiểm tra là một công đoạn của quá trình quản lý, giúp cho chủ thể quản lý có cơ sở để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động so với các mục tiêu và kế hoạch đã định. Thông thường kế hoạch là hướng dẫn sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, nghĩa là huy động các yếu tố để tạo ra sức mạnh, điều kiện thực hiện mục tiêu, còn kiểm tra là để xác định các yếu tố hoạt động có phù hợp, có hiêu quá hay không?

Mục đích của kiểm tra nhằm bảo đảm kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và có bịên pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những sai sót đó. Quá trình kiểm tra công tác quản lý HSSV cũng phải thực hiện theo các bước: Xây dựng và xác định các chỉ tiêu; đo lường được mức độ thực hiện các chỉ tiêu; đánh giá các chỉ tiêu so với kế hoạch. Để việc kiểm tra công tác quản lý NSVH của HSSV có kết quả, chủ thể quản lý cần có những kế hoạch rõ ràng, xác định được những nội dung, những chỉ tiêu cần kiểm tra; sắp xếp tổ chức công việc khoa học, phân công phân nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch. Như vậy, kiểm tra được ví như là tai mắt của quá trình quản lý. Vì vậy, cần được tiến hành thường xuyên và kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra: Kiểm tra định kì, kiểm tra bất thường, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián

tiếp, kiểm tra từng mặt, kiểm tra toàn diện. Tóm lại, kiểm tra tốt sẽ có tác động tích cực lên quá trình quản lý, góp phần nâng cao trách nhiệm của người thực hiện, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình tổ chức nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc.

Kết quả của kiểm tra, là cơ sở để chủ thể quản lý có các thông tin chính xác nhằm đánh giá đúng tình hình của đối tượng quản lý, kết quả hoạt động của cả hệ thống và dự kiến được những việc phải làm ở các bước tiếp theo. Đánh giá ngoài yếu tố định tính, cần quan tâm đến yếu tố định lượng, làm rõ cả kết quả đạt được và chưa được bằng những số liệu cụ thể. Khi đánh giá công tác quản lý NSVH của HSSV phải có quan điểm toàn diện, có hệ thống, đảm bảo sự công bằng thì mới có tác dụng, bởi đối tượng quản lý là con người cụ thể.

Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá công tác quản lý NSVH của HSSV, một mặt nhằm thấy được những hạn chế của chủ thể, khách thể quản lý để có biện pháp khắc phục, mặt khác phát hiện những nhân tố tích cực để biểu dương, khen thưởng. Khen thưởng có tác dụng làm cho chủ thể, khách thể quản lý nhận rõ được năng lực của mình, có động cơ phấn đấu hoàn thành tốt hơn trách nhiệm của bản thân; khen thưởng phải đúng người, đúng việc và luôn kịp thời thì mới có tác dụng tốt. Do đó, để thực hiện công tác quản lý NSVH của HSSV có chất lượng, hiệu quả hơn, các cấp quản lý trong nhà trường cần phải tiến hành đồng bộ 3 bước: Kiểm tra – Đánh giá và Khen thưởng.

3.3. Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đổi mới công tác quản lý nếp sống văn hóa của HSSV

Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất/kiểm chứng về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý NSVH của HSSV Trường Đại học Quảng Nam, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ CBQL, GV và HSSV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải

pháp. Ý kiến của 26 CBQL, GV và 127 HSSV về mức độ cần thiết và tính khả thi của những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý NSVH của HSSV Trường Đại học Quảng Nam mà chúng tôi đề xuất được trình bày ở Bảng 3.3.1. và Bảng 3.3.2.

3.3.1. Mức độ cần thiết

Bảng 3.3.1. Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý NSVH của HSSV Trường Đại học Quảng Nam.

S Các giải pháp Mức độ cần thiết CBQL và GV (n=26) HSSV (n=127) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết n / (%) n / (%)

1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng NSVH cho HSSV

19 7 0 119 8 0

73,08 26,92 0 93,7 6,3 0

2 Kế hoạch hóa các hoạt động quản lý NSVH của HSSV

21 5 0 112 12 3

80,77 19,23 0 88,19 9,45 2,63 3 Xác định rõ những nội dung giáo dục NSVH

cho HSSV trong giai đoạn hiện nay

24 2 0 121 6 0

92,31 7,69 0 95,28 4,72 0

4 Các cấp quản lý cần chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan tạo ra sự thống nhất

17 9 0 113 13 1

65,38 34,62 0 88,99 10,24 0,79 5 Nâng cao ý thức tự giác, tự rèn luyện hình

thành NSVH của HSSV

14 11 1 109 11 7

53,85 42,3 3,85 85,83 8,66 5,51 6 Tăng cường các điều kiện CSVC và thiết bị

phục vụ công tác quản lý NSVH cho HSSV

20 4 2 99 17 11

76,92 15,39 7,69 77,95 13,39 8,66

7 Kiểm tra, đánh giá và khen thưởng 24 2 0 120 7 0

92,31 7,69 0 94,49 5,51 0

Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của các CBQL, GV và HSSV về các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý NSVH cho HSSV cho thấy:

Đa số CBQL, GV và HSSV đều đánh giá các giải pháp trên ở mức độ rất cần thiết chiếm tỉ lệ cao.

Trong các giải pháp đó, CBQL, GV và HSSV cho rằng, hai giải pháp xác định rõ những nội dung giáo dục NSVH cho HSSV trong giai đoạn hiện nay; kiểm tra, đánh giá và khen thưởng là quan trọng nhất.

3.3.2. Tính khả thi

cao chất lượng quản lý NSVH của HSSV Trường Đại học Quảng Nam. S Các giải pháp Tính khả thi CBQL, GV (n = 26) HSSV (n = 127) Khả thi Không khả thi Khả thi Không khả thi n % n % n % n %

1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng NSVH cho HSSV

19 73,08 7 26,92 108 85,04 19 14,96 2 Kế hoạch hóa các hoạt động quản lý NSVH

của HSSV

24 92,31 2 7,69 120 94,49 7 5,51 3 Xác định rõ những nội dung giáo dục

NSVH cho HSSV trong giai đoạn hiện nay

25 96,15 1 3,85 118 92,91 9 7,09 4 Các cấp quản lý cần chủ động phối hợp với

các đơn vị có liên quan tạo ra sự thống nhất trong quá trình quản lý, giáo dục NSVH cho HSSV

23 88,46 3 11,54 122 96,06 5 3,94

5 Nâng cao ý thức tự giác, tự rèn luyện hình thành NSVH của HSSV

15 57,69 11 42,31 106 83,46 21 16,54 6 Tăng cường các điều kiện CSVC và thiết bị

phục vụ công tác quản lý NSVH cho HSSV

18 69,23 8 30,77 110 86,61 17 13,39 7 Kiểm tra, đánh giá và khen thưởng 21 80,77 5 19,23 123 96,85 4 3,15

Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL, GV và HSSV về tính khả thi của những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý NSVH của HSSV nhà trường cho thấy: Mặc dù giữa CBQL, GV và HSSV có sự đánh giá khác nhau nhưng đều có một điểm chung là: Đa số CBQL, GV và HSSV đều nhận thấy tính khả thi của các giải pháp: Các giải pháp được CBQL, GV đánh giá cao là: Xác định rõ những nội dung giáo dục NSVH cho HSSV trong giai đoạn hiện nay và kế hoạch hóa các hoạt động quản lý NSVH của HSSV.

Đa số CBQL, GV và HSSV đều tán thành và ủng hộ các giải pháp do tác giả đề xuất. Điều đó chứng tỏ các giải pháp do tác giả đề xuất có thể chấp nhận được

KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

Hơn 20 mươi năm đổi mới, đất nước ta đã có những chuyển biến tích cực, toàn Đảng, toàn dân phấn khởi, tin tưởng vào những bước đi vững chắc

trên con đường xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi cần phải tạo ra và phát huy được những nguồn lực trong nước, đặc biệt là nguồn lực con người, có thể nói đây chính là nguồn lực chủ yếu góp phần tích cực tạo ra động lực phát triển cho đất nước. Do đó, vấn đề Giáo dục và Đào tạo cần phải có sự quan tâm đúng mức, trong đó đặc biệt chú ý đến các trường Đại học,Cao đẳng, những nơi đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi vừa phải có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng nghề nghiệp, vừa có được những phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống phù hợp với truyền thống, với xu thế phát triển chung của thế giới.

Vì lẽ đó, công tác quản lý, giáo dục NSVH cho HSSV trong nhà trường luôn là vấn đề bức thiết và có nhiều phức tạp, không chỉ tăng cường sự quản lý chặt chẻ, khoa học mà còn phải thường xuyên nghiên cứu cập nhật những vấn đề mới nảy sinh trong sự phát triển, có biện pháp điều tra khảo sát thực trạng tình hình để có được những đánh giá đúng về các vấn đề cụ thể mà chúng ta đang quan tâm, trên cơ sở đó có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác quản lý, giáo dục NSVH cho HSSV.

Xuất phát từ nhận thức trên, đề tài nghiên cứu này đã được tác giả nghiên cứu, trình bày khá đầy đủ hệ thống lý luận khoa học, hiện tại đã được thẫm định, phù hợp với yêu cầu nghiên cứu của nội dung đề tài; tiến hành khảo sát thực trạng một cách công phu với nhiều đối tượng tham gia, phiếu và nội dung điều tra hợp lý, đáp ứng được yêu cầu việc đánh giá, nhận xét về thực trạng công tác quản lý NSVH của HSSV. Trên cơ sở kết quả điều tra, tác giả đã có sự phân tích, nhận xét đánh giá được những ưu điểm, những hạn chế

về thực trạng NSVH của HSSV cũng như công tác quản lý của các cấp đối với HSSV về vấn đề giáo dục NSVH.

Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích biểu hiện NSVH của HSSV, các ảnh hưởng của một số chủ thể, hoạt động đến NSVH của HSSV, thực trạng tổ chức các hoạt động nhằm quản lý NSVH của HSSV nhà trường. Các kết quả nghiên cứu nêu trên chỉ mới là bước đầu, thể hiện qua sự phân tích tình hình, thực trạng, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế của trường Đại học Quảng Nam và học hỏi ở các trường bạn, sau đó đề xuất các nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSVH của HSSV ở Trường Đại học Quảng nam.

2. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn, rút ra được những nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm về công tác quản lý NSVH của HSSV trường Đại học Quảng Nam, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp nhằm đóng góp một phần vào quá trình nghiên cứu, quản lý, tạo ra sự chuyển biến tích trong công tác xây dựng NSVH cho HSSV. Tuy nhiên, để các giải pháp thực sự hiệu quả, pháp huy tác dụng, chúng tôi xét thấy cần có sự quan tâm của các cấp quản lý trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo từ Trung ương đến cơ sở. Do đó, chúng tôi mạnh dạn có những kiến nghị sau:

1. Về phía Bộ GD&ĐT

Tiếp tục thực hiện Thông báo số 178-TB/TW của Ban Bí thư về tăng cường nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề gia đình: “…đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở tất cả các địa phương, coi đây là công tác trọng tâm của cuộc vận động xây dựng NSVH hiện nay”.[1], thực hiện kết luận tại Hội nghị lần thứ 9 BCHTW ĐCSVN khóa IX: “…Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; hình thành các giá trị con người mới, giá trị XH mới làm cơ sở và động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững” [25]. Bộ

GD&ĐT cần cụ thể hóa chủ trương của Ban Bí thư, kết luận tại Hội nghị lần thứ 9 BCHTW ĐCSVN khóa IX xây dựng văn bản hướng dẫn, các tiêu chí thi đua triển khai đồng bộ đến tất cả các trường đại học, cao đẳng, THCN trong toàn quốc nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng NSVH trong các trường học.

Bộ Giáo dục và Đạo tạo cần rà soát, chỉnh sửa bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác HSSV nói chung, công tác quản lý NSVH của HSSV nói riêng đã quá lâu, không còn phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

2. Về phía UBND tỉnh Quảng Nam

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, khảo sát tình hình thực tế tại địa phương, học tập kinh nghiệm các tỉnh, thành phố lớn, đầu tư kinh phí, xây dựng và ban hành Đề án “Xây dựng NSVH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến 2015”, trong đó nêu lên được sự cần thiết xây dựng đề án, với mục tiêu cụ thể, nội dung xây dựng nếp sống, đối tượng vận động, địa bàn triển khai, lĩnh vực xây dựng nếp sống, … đầu tư nguồn kinh phí phù hợp để thực hiện đề án, đưa ra các giải pháp cơ bản để tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm các Sở, ban, ngành, trường học trong tỉnh, quy định chế độ báo cáo, kiểm tra đánh giá để động viên, khen thưởng kịp thời; điều chỉnh, bổ sung vào đề án những nội dung, biện pháp tối ưu nhất nhằm thực hiện hiệu quả đề án; đồng thời yêu cầu tất cả các đơn vị trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các trường học trên tinh thần nội dung đề án của tỉnh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện đề án phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình, định kỳ 6 tháng, 12 tháng báo cáo bằng văn bản lên Ủy ban nhân dân tỉnh để làm cơ sở kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, công nhận cơ quan văn hóa.

3. Về phía Trường Đại học Quảng Nam

Cần có sự đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động của HSSV đang học tại trường. Xây dựng văn bản quy định cơ chế phối hợp hoạt động giữa các phòng, khoa, tổ, GVCN, Đoàn TN, Hội SV và Công đoàn nhà trường để làm hành lang pháp lý giúp các đơn vị trong nhà trường phối hợp một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc quản lý NSVH cho HSSV.

Tăng cường cán bộ có phẩm chất, năng lực quản lý, tổ chức hoạt động để nâng cao đời sống tinh thần, hình thành thói quen tốt, NSVH trên tất cả các lĩnh vực cho HSSV, trong đó chú ý các lĩnh vực giao tiếp, ứng xử, học tập, hoạt động cá nhân, tập thể… Tạo điều kiện để cán bộ làm công tác quản lý HSSV đi tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn về việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện HSSV.

Chỉ đạo các bộ phận liên quan cần cải tiến nội dung, hình thức quản lý NSVH của HSSV, thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, phụ huynh của HSSV đang học tại trường để kết hợp quản lý NSVH của HSSV.

Tích cực đẩy mạnh các hoạt động thi đua xây dựng NSVH trong trường, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, động viên những thành viên có nhiều sáng kiến cải tiến, quản lý NSVH của HSSV trong trường có hiệu quả thiết thực. Phê bình những tập thể, cá nhân không thực hiện nghiêm túc quy định của nhà trường và vi phạm nội quy nhà trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w