8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2. Thực trạng NSVH của HSSV trường Đại học Quảng Nam
luật về mọi hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng được Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thỏa thuận của Bộ GD&ĐT.
+ Các phó Hiệu trưởng: Giúp việc cho Hiệu trưởng trong các lĩnh vực được phân công.
Các hội đồng tư vấn của trường
+ Hội động Khoa học và Đào tạo. + Các hội đồng tư vấn khác.
Các tổ chức đoàn thể, xã hội
+ Đảng bộ trường trực thuộc Đảng ủy Dân Chính Đảng Quảng Nam. + Công đoàn trường trực thuộc Liên đoàn Lao động Quảng Nam. + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực thuộc Tỉnh Đoàn Quảng Nam. + Hội sinh viên trực thuộc Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.
+ Các tổ chức đoàn thể khác như Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh, Hội hữu nghị...
Các Phòng, Khoa (Tổ), Trung tâm.
- Có 6 phòng chức năng; - Có 4 Trung tâm;
- Có 9 Khoa (Tổ) chuyên môn;
2.2.THỰC TRẠNG NSVH CỦA HSSV TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM NAM
Văn hóa, theo Hồ Chí Minh có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Người cho rằng để có được nếp sống văn hóa tốt đẹp thì
chúng ta phải “Thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm...Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc"; tuy nhiên, Người cũng lưu ý rằng " cần phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới", " Phương Đông hay Phương Tây có cái gì hay, cái gì tốt ta phải học lấy" song cốt yếu "đừng biến ta thành kẻ bắt chước", và "đừng chịu vay mà không trả". Cốt lõi trong tư tưởng của Người về văn hóa, nếp sống văn hóa là cần phải thay đổi những cái lạc hậu, học tập và tạo ra những giá trị mới để làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam, góp phần xây dựng vào nền văn hóa của nhân loại.
Học tập và vận dụng Tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa, nếp sống văn hóa, trường Đại học Quảng Nam đã xác định mục tiêu là phải đào tạo ra những HSSV có trình độ văn hóa cao. Để thực hiện điều đó, nhà trường đã quan tâm việc giáo dục, rèn luyện hình thành cho HSSV có những hành vi ứng xử trong hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp, hoạt động cá nhân, phù hợp theo xu hướng phát triển của thời đại, đồng thời vẫn giữ được giá trị nếp sống văn hóa truyền thống của con người Việt Nam. Nhờ đó, thực trạng nếp sống văn hóa của HSSV trường Đại học Quảng Nam, nhìn chung có những biểu hiện khá tốt. Tuy nhiên, trước các xu thế khách quan như kinh tế thị trường, quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa, đặc biệt vấn đề toàn cầu hóa đã có những tác động sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực đến nếp sống văn hóa của người Việt Nam nói chung, HSSV nói riêng, trong đó có HSSV trường Đại học Quảng Nam. Do đó, khi nghiên cứu thực trạng về nếp sống văn hóa của HSSV trên các mặt hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp, hoạt động cá nhân, chúng tôi ghi nhận được một số kết quả chung như sau:
Cách thức thực hiện hoạt động Năm 1 Năm 2 Năm 3 Chung
SL % SL % SL % SL %
Thực hiện các hoạt động có kế hoạch, theo thời gian biểu.
08 8,6 13 13,7 14 14,6 35 12,6
Thực hiện các hoạt động tự do, tùy tiện.
85 91,4 82 86.3 76 84,4 243 87,4
Bảng 2.1: Cách thức thực hiện các hoạt động của HS-SV
Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy cả ba khối sinh viên, số HSSV hoạt động có kế họach chiếm tỉ lệ quá ít (12,6%), điều đó cho thấy, nhận thức về cách thức hoạt động của HSSV còn nhiều hạn chế, chưa hiểu rõ làm việc có kế hoạch cụ thể, có tính khoa học thì hiệu quả công việc mới đạt chất lượng cao. Mặt khác, cách thức thực hiện các hoạt động một cách tự do, tùy tiện là biểu hiện nếp sống, sinh hoạt thiếu định hướng, thường bị động trong các tình huống hoạt động.